Bản ký tên ủng hộ Luật An ninh Quốc gia HK xuất hiện cả tên người đã khuất

03/06/20, 14:47 Trung Quốc

Vào ngày 29/5, trên mạng lan truyền một bản danh sách có chữ ký của Thành Long và 2950 văn nghệ sĩ khác ủng hộ “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”. Điều gây tranh cãi là, bản “kêu gọi ký tên chung” này không chỉ có chữ ký “mạo danh” cho những người còn sống, mà còn phát hiện tên của những người đã chết.

Vào ngày 29/5, trên mạng lan truyền một bản danh sách có chữ ký của Thành Long và 2950 văn nghệ sĩ khác trong “Tuyên bố chung” ủng hộ “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” của ĐCSTQ. (Ảnh: Getty Images)

Theo tờ “Apple Daily” của Hồng Kông, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khăng khăng đi theo con đường riêng của mình và ủy quyền cho Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thông qua dự thảo “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”. Điều này có nghĩa là thể chế “một quốc gia, hai chế độ” đã chết, sự tự do, dân chủ và pháp trị của Hồng Kông đã biến mất. 

Không chỉ nhiều người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình, mà ngay cả các thành viên của Hội đồng phát triển nghệ thuật Hồng Kông, như nhà soạn nhạc Chu Bác Hiền, ca sĩ Hoàng Diệu Minh, Hà Vận Thi, đạo diễn Thư Kỳ, tác gia Đặng Tiểu Hoa, cùng với hơn 1000 người thuộc các đoàn thể nghệ thuật khác, đã cùng phát động một cuộc kêu gọi ký tên, tổ chức họp báo, bày tỏ cảm giác bất ngờ, lo lắng, tức giận, và kiên quyết phản đối việc thông qua đạo luật này.

Đồng thời, cũng có những người nhân danh giới Nghệ thuật biểu diễn Hồng Kông đứng ra ủng hộ “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”.

Các thành viên của Hội đồng phát triển nghệ thuật Hồng Kông gồm nhà soạn nhạc Chu Bác Hiền, ca sĩ Hà Vận Thi, nghệ sỹ Đặng Vấn Trạch, tác giả Đặng Tiểu Hoa đã phát động cùng ký tên phản đối Luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông. (Ảnh: TH)

Vào ngày 29/5, một bản danh sách “kêu gọi ký tên chung” được đưa ra bởi 2.605 người trong giới văn nghệ sĩ và 110 đoàn thể, bao gồm Thành Long, Đàm Vịnh Lân,Tăng Chí Vĩ, Huệ Anh Hồng, Mạc Hoa Luân, Dương Thụ Thành, Hướng Hoa Cường và Trần Tiểu Xuân tuyên bố rằng, “hoàn toàn hiểu rõ tầm quan trọng của việc duy trì an ninh quốc gia đối với Hồng Kông và ủng hộ quyết định ban bố Luật An ninh Quốc gia đối với Hồng Kông của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc”.

Nhưng sau khi bản danh sách “2.605 người”, trong đó bao gồm cả tên của Thành Long xuất hiện, không những một số người trong danh sách nói rằng đó chỉ là “trùng họ tên”, mà một số cư dân mạng có những phát hiện gây sốc rằng danh sách bao gồm cả tên của những người đã chết. Do đó, danh sách này bị nghi ngờ về tính xác thực.

Sau khi bản danh sách “2.605 người” được công bố, một số cư dân mạng đã rất sốc khi phát hiện trong danh sách còn bao gồm cả tên của những người đã chết. (Ảnh: The Epochtimes)

Có cư dân mạng để ý rằng tên của nghệ sĩ Đài Loan Từ Hy Viên (Đại S) cũng xuất hiện “ngẫu nhiên” trong danh sách, vì vậy một số cư dân mạng đặt câu hỏi: “Chuyện của Hồng Kông thì liên quan gì đến người Đài Loan?”. Đại S trả lời mạng “Apple News” của Đài Loan rằng: “Chỉ là cùng tên và họ thôi! Hiện tại tôi chỉ toàn tâm toàn ý chuẩn bị cho việc đi học của con gái tôi”.

Nghệ sĩ Đài Loan Từ Hy Viên (Đại S) cũng xuất hiện “ngẫu nhiên” trong danh sách, ngay sau đó Đại S trả lời mạng “Apple News” của Đài Loan rằng: “Chỉ là cùng tên và họ thôi….”. (Ảnh: NTDTV)

Cựu biên tập viên Trương Bảo Hoa cũng có tên trong danh sách, cô cũng đăng lên Facebook thanh minh rằng bản thân không hề ký tên: “Trên thế giới này, làm giả mặt còn được, huống hồ là giả tên”.

Trương Bảo Hoa khi còn là phóng viên truyền hình cáp Hồng Kông, đã thẳng thừng hỏi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh vào tháng 10/2000, liệu có phải ông đã “nới tay” khi để Đổng Kiến Hoa tiếp tục giữ chức Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông hay không, liền bị Giang nổi trận lôi đình và khiển trách bằng câu nói “Too simple, Too naive” (quá đơn giản, quá ngây thơ). Một người “tiếng xấu để đời” như Giang đã để lại một câu chuyện cười được lưu truyền đến tận ngày nay.

Nghệ sĩ Tưởng Chí Quang, từng hát chính ca khúc “Hoàng Thái Hậu đạo đông”vào ngày 31/5 đăng lên Facebook, tuyên bố rằng không ký vào bất cứ văn bản nào, “người cùng họ cùng tên trong danh sách đó, chắc hẳn là một người khác”.

Một số cư dân mạng đã tìm kiếm thông tin trên mạng và phát hiện ra rằng “Chủ tịch Hiệp hội Nghệ thuật Nhân dân Hồng Kông, nhà thư pháp” là Tưởng Chí Quang, và không biết liệu ông ta và người ký tên có phải là một hay không.

Những nghệ sĩ trong giới Opera Quảng Đông cũng chỉ ra rằng, trong danh sách những người ký tên ủng hộ “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” có xuất hiện cái tên “Trần Nhữ Khiên”. 

Được biết, Trần Nhữ Khiên là một bậc thầy âm nhạc đã phục vụ giới nghệ thuật trong nhiều thập kỷ, nhưng không may qua đời năm ngoái. Nhiều nghệ sĩ Opera Quảng Đông đã đưa ra những bình luận xôn xao: “Tại sao một người qua đời rồi mà vẫn ký tên được?”; “Lẽ nào đây cũng là trùng họ tên!”.

Vào ngày 31/5, một nghệ sĩ khác trong giới âm nhạc, nghệ sĩ piano Lý Xảo Linh, đã đưa ra một tuyên bố trên Facebook để làm rõ rằng mình chưa bao giờ ký bất kỳ tài liệu nào ủng hộ “Luật An ninh Quốc gia” và cũng không ủng hộ “Luật An ninh Quốc gia”, gây ra sự hoài nghi lớn về tính xác thực của bản danh sách.

Lý Xảo Linh nói trong một cuộc phỏng vấn rằng không ai khác trong ngành công nghiệp âm nhạc của Hồng Kông có cùng tên họ với cô, và cô chưa bao giờ nghe về điều đó. Cô không phải là một thành viên trong liên minh 110 đoàn thể, và cô biết rằng có những người khác cũng gặp phải tình trạng như cô.

Nghệ sĩ Trịnh Kính Cơ nghi ngờ mạnh mẽ về tính xác thực của bản danh sách, ông cùng với vợ của mình là Mạch Hiểu An (Angie) khi thảo luận với cư dân mạng trên kênh YouTube của họ, đã tiết lộ rằng ông từng dò xét một người bạn xem họ có thực sự “biến chất” và ký tên vào danh sách hay không. Kết quả người bạn của ông mỉm cười đáp lại rằng đã bị “mạo danh” ký tên.

Trịnh Kính Cơ, người luôn ủng hộ phong trào dân chủ của Hồng Kông, đã kêu gọi cư dân mạng: “Nếu bạn không biết bên kia là ủng hộ chính phủ hay là phản đối chính phủ, và bạn thực sự mong anh ta là phản đối chính phủ, bạn nên đi hỏi anh ta. Đừng đoán bừa, đừng ‘lên án’ anh ta trước”.

Bởi Thành Long lại một lần nữa ủng hộ cho đạo luật phi pháp này, dẫn đến sự bàn tán xôn xao của cư dân mạng: “Có một cái chết được gọi là ‘sự đại diện của Thành Long’”.

Đến 30 Tết, “bệnh viêm phổi Vũ Hán” đã lan nhanh ở Trung Quốc Đại lục, dịch bệnh vô cùng nguy cấp, tình hình tồi tệ hơn sau từng ngày. Sau khi đóng cửa thành phố, Vũ Hán thậm chí còn khốn khổ hơn. Các bệnh viện lớn đã quá tải, thi thể được chất đầy hành lang, các bác sĩ bận không kịp trở tay. Tuy nhiên, CCTV dưới sự chỉ thị của ĐCSTQ vẫn dàn dựng, tổ chức “Đêm hội mùa xuân – CCTV Spring Festival Gala 2019” một cách hoành tráng.

Đến 30 Tết năm nay, “bệnh viêm phổi Vũ Hán” đã lan nhanh ở Trung Quốc Đại lục, dịch bệnh vô cùng nguy cấp, Tuy nhiên, CCTV dưới sự chỉ thị của ĐCSTQ vẫn dàn dựng, tổ chức “Đêm hội mùa xuân – CCTV Spring Festival Gala 2019” một cách hoành tráng. (Ảnh: FB)

Điều thực sự mỉa mai là, Thành Long, người thường xuyên tung hô ĐCSTQ, đã hát bài hát “Nguyên soái Hoắc Nguyên Giáp” trong “Đêm hội mùa xuân”, trong đó có những ca từ “hỏi nước ta đâu giống như nhiễm bệnh”. Cư dân mạng lập tức buông lời trách mắng, “não của ông nhiễm bệnh thật rồi! Phải cách ly rồi!”; “Nước ta đâu giống như nhiễm bệnh? Là có bệnh thật sự!”; “Chỉ có người thần kinh mới hỏi người khác, tôi có bệnh hay không?”.

Trước đó, các sản phẩm được Thành Long đại diện bao gồm xe hơi, dầu gội, thực phẩm, v.v., nếu không phải là gặp vấn đề thì doanh nghiệp đó cũng bị đóng cửa. Ngay cả khi Thành Long làm đại sứ hình ảnh tuyên truyền chống ma túy, con trai ông là Phùng Tổ Danh đã bị bắt tại Bắc Kinh vào tháng 8/2014 vì các tội liên quan đến ma túy. 

Năm ngoái ông có đại diện cho “Hãng hàng không Hồng Kông”, thì hãng này cũng đã trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Do đó, dân gian lưu truyền câu nói rằng: “Dù Thành Long ủng hộ ai thì người đó chết”.

Gia Hưng (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x