“Cái chết đen” châu Âu thời Trung cổ: Vì sao có người chết tức tưởi, có người lại không hề hấn gì?

15/05/20, 11:55 Tri thức

Từ xưa đến nay, nhân loại đã từng đối mặt với những thảm họa vô cùng nghiêm trọng. Thiên tai, động đất, sóng thần, dịch bệnh.. không chỉ đe dọa nguy hiểm đến tính mạng, mà còn giống như một bóng ma vô hình hủy diệt cả nền văn minh của nhân loại. Dịch bệnh “cái chết đen” ở châu Âu là một trong những trận Đại dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử. Nhiều người tin rằng khi đạo đức con người tuột dốc, thì đây chính là sự trừng phạt của Thần. 

Bức tranh sơn dầu năm 1630 mang tên ‘The Plague of Ashdod’ được vẽ bởi họa sĩ người Pháp Nicolas Muffsin (1594 ~ 1665). (Ảnh: wikipedia)

Kéo dài trong suốt hai thế kỷ 14 và 15, bệnh dịch hạch Châu Âu thời trung cổ, còn được gọi là “Cái chết đen”, là một trong những trận đại dịch kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người. 

Căn bệnh đã nhanh chóng lây lan trên khắp thế giới, đỉnh điểm nhất là giữa năm 1347 đến năm 1351, đặc biệt là khu vực Châu Âu.

Lần đại dịch bùng nổ này ước chừng đã giết chết ít nhất 75 đến 200 triệu người trên thế giới. Toàn châu Âu từ Venice đến Tây Ban Nha, Hy Lạp, Syria, Anh, Pháp và Nga, hầu như không một quốc gia nào may mắn tránh khỏi. Gần như là toàn bộ châu Âu đều chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của trận đại dịch, trong đó Pháp và Anh mất gần một nửa dân số. Mất mát này còn nhiều hơn số nạn nhân thiệt mạng trong đợt chiến tranh Anh – Pháp kéo dài 100 năm. 

Một trong những nhân chứng may mắn sống sót sau trận đại dịch tàn phá ở vùng Florence, nước Ý, ông Di Coppo Stefani kể lại

“Triệu chứng của người nhiễm bệnh thường là sẽ nổi hạch ở háng hay xuất hiện mụn nhọt ở nách, đùi và cổ. Người bệnh rất yếu, chịu đủ vật vã, lên cơn sốt cao và mê sảng. Còn có hiện tượng ho ra máu và chảy nước dãi. Đối với những người bị nhiễm bệnh, cái chết đau đớn là gần như không thể tránh khỏi, không có bất kỳ khả năng nào được chữa khỏi. Điều đáng sợ hơn là nếu có người nhiễm bệnh mà chết, thế thì tất cả những người đã thăm người đó, buôn bán với người đó, thậm chí người khiêng người đó ra mộ cũng đều rất nhanh chóng tiếp bước theo chân người đó. Toàn bộ người trong vùng đều sợ hãi, vội vã di tán đến các nơi khác”.

Một bức tranh thế kỷ 14 mô tả một vụ chôn cất hàng loạt nạn nhân bệnh dịch hạch ở thành phố Tournai.
Một bức tranh hồi thế kỷ 14, mô tả vụ chôn cất hàng loạt nạn nhân bệnh dịch hạch ở thành phố Tournai. (Ảnh: wikimedia)

Lúc bấy giờ một nhà truyền giáo đã báo với Đức Giáo Hoàng rằng: 

“Hình tượng kỳ lạ trên không trung là điềm báo đại dịch xảy ra. Vào 1 giờ trưa ngày 20/3/1345, thời điểm đó đã xuất hiện ba ngôi sao hội tụ ở chòm Bảo Bình. Đây là dấu hiệu của sự chết chóc”.

Việc này hoàn toàn trùng khớp với luận đoán của nhà chiêm tinh học Geoffrey de Meaux từng nói rằng: 

“Năm 1315 và năm 1337 sẽ lần lượt xuất hiện sao chổi. Năm 1325 sẽ xuất hiện sao Mộc và sao Thổ gặp nhau, đều là dự báo đối với dịch bệnh cái chết đen”. 

Đại dịch hạch lan rộng khiến cho toàn bộ châu Âu rơi vào tình trạng như ngày tận thế, mọi người đều sống trong trạng thái như thể là ngày cuối cùng. Có người chọn cách say mê vui chơi tận hưởng những ngày còn được sống; có người lại xa lánh cuộc đời; người lại quyết không thừa nhận bệnh dịch chống chọi đến cùng; cũng không thiếu người phát tâm từ bi, vượt qua nỗi sợ sống chết mà hết lòng cứu giúp người khác; lại cũng rất nhiều người ngày đêm khẩn cầu xin Chúa cứu giúp…

Đương thời rất nhiều người tin rằng nhân loại đạo đức đã trở nên bại hoại, tội ác chồng chất, tội cũ chưa chuộc thì tội mới đã tăng thêm, không thể nào tha thứ được. Dịch bệnh cái chết đen là sự trừng phạt của Thượng Đế đối với nhân loại.

Tuy nhiên, trong cơn hoảng loạn, cũng xuất hiện rất nhiều người vì quá sợ hãi mà không trầm tĩnh suy xét về những tội lỗi mình gây ra, ngược lại còn đi sang phía cực đoan. Họ nghĩ ra cách tự trừng phạt bản thân bằng việc dùng roi ra sức tự đánh vào chính mình với hy vọng Thượng để có thể khoan thứ cho họ thoát khỏi dịch bệnh.

Tác phẩm nghệ thuật thời trung cổ mô tả những người cầm cờ đang tự đánh mình để tránh Cái chết đen.
Tác phẩm nghệ thuật thời trung cổ mô tả những người cầm roi đang tự đánh vào mình để xint Thượng đế tha tội. (Ảnh: weebly.com)

Nhưng đó dĩ nhiên không phải điều mà Thượng Đế muốn, hơn nữa lại không có tác dụng gì để khống chế dịch bệnh. 

Giáo hội Trung cổ thời đó còn mang quá nhiều chấp trước của con người nơi thế tục, họ truy cầu tiền bạc, chính trị và quyền lực. Trước sự bùng nổ của dịch bệnh cái chết đen châu Âu, những giáo sĩ đó chỉ biết sống ích kỷ, lo cho bản thân mình. Họ tìm mọi cách chạy trốn khỏi vùng bị nhiễm bệnh hay cố thủ trong Giáo đường để bảo vệ mạng sống cho chính mình. Hành động của họ rời xa những kỳ vọng và trách nhiệm mà Thượng đế giao phó. 

Hiện tượng kỳ lạ xuất hiện trong trận đại dịch “cái chết đen”

Đại dịch hạch dường như không nhắm vào bất kỳ nhóm người cụ thể nào. Chỉ có một biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để khống chế sự lây lan chính là đem những người bị bệnh cách ly ra khỏi những người không bị nhiễm bệnh. Tuy vậy, vẫn luôn xuất hiện những hiện tượng kỳ lạ trong thời điểm đó. 

Một nhân chứng còn sống sót trong trận đại dịch hạch trước đó, ông Justinian chia sẻ: 

“Có người cố gắng chạy trốn khỏi thành phố bị lây nhiễm, bản thân họ rất mạnh khỏe, nhưng họ lại đem dịch bệnh lây truyền đến quần thể người chưa mắc bệnh. Cũng có một số người sống cùng với những người nhiễm bệnh, họ không chỉ sinh hoạt, chăm sóc cho những người bị bệnh, mà thậm chí có người còn tiếp xúc với những người chết, nhưng họ hoàn toàn lại không bị lây nhiễm”.

“Còn có người vì mất đi tất cả con cái và người thân, quá đau buồn họ tuyệt vọng khóc lóc ôm xác của người thân với mong muốn cùng ra đi, nhưng dường như dịch bệnh lại biết chọn lựa người. Tuy chịu nhiều dày vò nhưng bản thân họ vẫn khỏe mạnh, không hề có bất kỳ dấu hiệu nào của sự nhiễm bệnh.”

Theo ghi chép của học giả đương thời Procopius, người đã khỏe lại sau khi bị nhiễm bệnh từ cái chết đen: 

“Những người bị nhiễm bệnh, trong lúc phát sốt, sẽ xuất hiện ảo giác nhìn thấy ma quỷ đang đứng trước mặt, sau đó, các hạch sưng tấy lên, mụn mủ biến đen. Người xuất hiện mụn nhọt màu đen đều sẽ chết ngay trong ngày”. 

Những người nhiễm bệnh sẽ bị nổi những mụn mủ lên khắp cơ thể. (Ảnh qua historyextra)

Qua đó, nền văn minh phương Tây cho rằng Bệnh dịch là sự trừng phạt của Thượng Đế giáng xuống nhân loại. Trong văn hóa Thần truyền phương Đông thì cho rằng Thiên – Nhân hợp nhất. Nếu xã hội suy đồi về đạo đức, con người làm trái với Thiên ý, thì ắt sẽ bị Trời trừng phạt. Các thảm họa xảy ra như ôn dịch, động đất…đều khiến con người bất lực, tuyệt vọng đau khổ đến cùng cực. 

“Cái chết đen” có nhiều điểm tương đồng với bệnh dịch hạch ở Trung Quốc cổ đại

Theo các ghi chép lịch sử: Vào thời nhà Minh ở Trung Quốc, trong trận đại ôn dịch, có hai tên trộm vô cùng tham lam, ngang nhiên đến nhà những người đã chết vì bệnh dịch mà ăn trộm. Một tên trên mái tiếp ứng, một tên lấy đồ từ nhà người chết ra ném lên mái nhà. Vào đúng lúc tên trộm trên mái nhà giơ tay đón bắt đồ ăn trộm tung lên thì cả hai tên đồng thời ngã vật ra, chết vì bệnh dịch hạch.

Cũng vào cuối triều đại nhà Thanh, trong trận dịch hạch bùng phát lây lan nghiêm trọng, theo nghiên cứu của bác sĩ Ngũ Liên Đức thì nguồn gốc bệnh là từ loài chuột Mác-mốt. Do màu lông chuột Mác-mốt giống với chồn tía nên rất nhiều thương nhân bất lương đã dùng chuột Mác-mốt để giả làm chồn tía đem bán. Năm 1910, khi bệnh dịch hạch xảy ra ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, ở các chợ có hơn 2,5 triệu tấm da chuột Mác-mốt.

“Trên đầu ba thước có thần linh”, Người đang làm, Trời đang nhìn, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Đạo đức nhân loại đang trượt trên dốc lớn, có người chỉ vì chút đỉnh lợi ích cá nhân mà chuyện xấu nào cũng dám làm, giết người hại mệnh, khinh nhờn Thần Phật. Nếu thật sự đại dịch xuất hiện là Thần trừng phạt, cảnh tỉnh con người, thì bạn sẽ đối đãi với một tâm thái như thế nào?

An Nhiên (Theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x