Những tấm thảm tráng lệ có từ thời Trung cổ mô tả linh thú kỳ lân

Đó là 6 tấm thảm độc đáo đã tạo nên sự thành công cho tập truyện “Lady and the Unicorn” (Phụ nữ và kỳ lân) hay còn gọi là “La Dame à la licorne”. Và chúng được xem là một trong những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất thời Trung cổ.

Những tấm thảm tráng lệ có từ thời Trung cổ mô tả linh thú kỳ lân. Ảnh 1
tấm thảm thứ sáu có kích thước lớn nhất trong cả bộ truyện làm bằng thảm trang trí.

Hiện các tấm thảm trang trí này đang được trưng bày tại Bảo tàng quốc gia Du Moyen Âge (trước đây gọi là Musée de Cluny) ở thành phố Paris của nước Pháp hoa lệ.

Bảo tàng này là một trong những tòa nhà lâu đời nhất Paris có niên đại từ năm 1334.

>>> Lamanai: Một trong những thành phố lớn và lâu đời nhất của người Maya

Tuy nhiên, thực tế cho thấy tuổi thọ của nó thậm chí còn lâu hơn nhiều. Bởi vì bảo tàng hiện vẫn đứng sừng sững bên trên đống đổ nát của bể tắm Gallo-Roman (thuật ngữ chỉ nền văn hóa La Mã), thứ được cho là có niên đại từ thế kỷ thứ ba.

Bên trong bảo tàng trưng bày hàng loạt các hiện vật có từ thời Trung cổ, bao gồm cả kính màu, đồ dùng nội thất, tác phẩm điêu khắc và nhiều tập bản thảo khác nhau.

Tấm thảm tại Bảo tàng Cluny ở Paris. (Ảnh: Atlant CC)

Nhưng các hiện vật nổi tiếng nhất của nó vẫn là những chiếc thảm trang trí tinh tế và không kém phần cầu kỳ.

Chúng được tạo ra tại thành phố cổ Flanders. Nơi rất nổi tiếng với nghề đan dệt trong những năm 1500.

Nhiều nguồn tin cho rằng, người thiết kế ra những tấm thảm này có thể là bậc thầy của Nữ công tước Anne xứ Brittany, một nghệ sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ.

Trong quá khứ, những tấm thảm này có thể đã được đặt làm bởi Jean le Viste, một nhà quý tộc nổi tiếng trong triều đình đức Vua Charles VII (1422 – 1461) hoặc Antoine II le Viste (cũng là một nhân vật cao quý nắm giữ vai trò quan trọng trong triều đình và là hậu duệ của hoàng tộc).

Edmond du Sommerard, người phụ trách bảo tàng, và là người đã mua tấm thảm. (Ảnh: Wikipedia)

Vào thời điểm đó, những tấm thảm trang trí này có giá trị ngang bằng với một gia tài. Vì vậy, chỉ có các thành viên giàu có nhất của giới quý tộc mới đủ khả năng chi trả cho việc sản xuất những chiếc thảm có chi tiết phức tạp và cầu kỳ.

Nhưng trong một khoảng thời gian dài sau đó, việc khám phá những tấm thảm không được công bố rộng rãi. Mọi thứ chỉ thay đổi khi 6 tấm thảm đặc sắc này được nhà văn người Pháp Prosper Mérimée phát hiện vào năm 1841 tại lâu đài Boussac.

Tuy nhiên, điều đáng tiếc là chúng đã không chịu được sự tàn phá của thời gian và ở một vài chỗ trên tấm thảm còn bị chuột gặm nhấm hoặc mốc meo.

Tấm thảm thứ 4. (Ảnh qua Vintage News)

Đến năm 1882, với sự hỗ trợ của viện bảo tàng, những tấm thảm đã được phục hồi. Khi này, chi phí dành cho việc phục hồi và bảo quản thảm lên đến 25.500 franc (hơn 100 triệu VND). Sau cùng, chúng đã được đưa đến Paris và trưng bày trong bảo tàng cho đến ngày nay.

Theo các nghiên cứu chuyên sâu, thảm trang trí được vẽ theo phong cách “millefleurs” hay còn gọi là “nghìn hoa”. Nó được dùng để mô tả 5 giác quan của con người là: Vị giác, xúc giác, thính giác, thị giác và khứu giác.

Kết quả hình ảnh cho шпалеры дама с единорогом
Hình ảnh người phụ nữ đưa bàn tay chạm vào chiếc sừng dài của kỳ lân trong tấm thảm thứ nhất. (Ảnh qua Vintage News)

Không chỉ có thế, tác phẩm còn mô tả một giác quan thứ sáu với nhiều lời lý giải bí ẩn. Nó được gọi là “à mon seul désir” nghĩa đen là “ước muốn duy nhất của tôi”.

Nhìn chung, mỗi một tấm thảm đều mang hình ảnh của người phụ nữ quý tộc. Vì vậy nó được mệnh danh là nàng Mona Lisa của thời Trung cổ. Kết hợp với đó là hình kỳ lân và một con sư tử. Ngoài ra, xung quanh bức tranh còn có một số hình ảnh khác như khỉ, thỏ, chó và chim.

Kết quả hình ảnh cho lady and the unicorn
Tấm thảm thứ 2 đại diện cho thính giác của chúng ta. (Ảnh qua Vintage News)

Quay trở lại bức tranh thứ nhất, ta sẽ bắt gặp hình ảnh người phụ nữ đưa bàn tay chạm vào chiếc sừng dài của kỳ lân. Trong khi bàn tay còn lại đang cầm cờ hiệu và ngay bên phải của cô là hình ảnh chú sư tử đang ngồi. Nó được tượng trưng cho thành tố xúc giác của con người.

Kế đến là tấm thảm thứ 2 đại diện cho thính giác của chúng ta. Nó mô tả hình ảnh của bộ nhạc cụ được gọi là đàn ống di động và trong bức tranh đó, người phụ nữ đang ngồi trên chiếc bàn được phủ thảm thêu sang trọng. Phía bên cạnh là hình kỳ lân và sư tử nắm giữ hai lá cờ hiệu đứng gác hai bên. Có vẻ như người hầu của cô đang đánh đàn cho chủ nhân nghe.

Kết quả hình ảnh cho lady and the unicorn tapestry
Tấm thảm thứ 3 mô tả khứu giác của con người. (Ảnh qua Vintage News)

Nói về tấm thảm thứ 3, nó được dùng để mô tả khứu giác của con người. Bên trên tấm thảm này có sự xuất hiện của người phụ nữ thứ hai tay cầm giỏ hoa trong lúc cô gái quý tộc đang dệt chiếc vòng hoa của mình.

Và một lần nữa cả sư tử và kỳ lân lại đứng gác hai bên người con gái với các lá cờ hiệu của chúng. Tại đây còn có sự xuất hiện của một chú khỉ tinh quái. Dường như nó đã đánh cắp một bông hoa bên trong chiếc giỏ.

Tiếp theo là tấm thảm thứ 4 tượng trưng cho thị giác. Điểm nổi bật nhất của tác phẩm này là hình ảnh người phụ nữ đang ngồi và tay cầm chiếc gương. Cạnh bên cô là con kỳ lân đang đưa hai tay lên bàn và nhìn vào sự phản chiếu của chính mình trong gương. Con sư tử được đặt ở vị trí bên phải và tay vẫn cầm cờ hiệu.

Tấm thảm thứ 5 là biểu tượng của vị giác con người. (Ảnh qua Vintage News)

Khác với bốn bức tranh ở trên, bức tranh trong tấm thảm thứ 5 là biểu tượng của vị giác con người. Bởi vì người phụ nữ quý tộc trong tranh đang lấy cho mình thứ gì đó từ món ăn mà người hầu cầm trên tay. Lúc này, cô cũng đưa mắt nhìn về hướng con vẹt có chiếc đuôi dài, trong khi cả sư tử và kỳ lân vẫn cầm cờ hiệu.

Tuy nhiên, hình ảnh chú khỉ đã được đưa xuống phía chân người phụ nữ và dường như nó đang ăn một thứ gì đó từ món ăn được dọn sẵn.

Cuối cùng là tấm thảm thứ sáu có kích thước lớn nhất trong cả bộ truyện làm bằng thảm trang trí. Dường như người phụ nữ trong tranh đang đứng ở một khu vườn hoa và trước một cái lều có dòng chữ “À Mon Seul Désir”. Do vậy bức tranh cũng được đặt tên theo tên này.

Ngoài ra, bên trong bức tranh còn cho thấy người phụ nữ đang đặt chiếc vòng cổ mà cô đã đeo trong những tấm thảm khác vào chiếc hộp trên tay người hầu. Hoặc có lẽ cô đang lấy nó ra khỏi chiếc hộp nữ trang. Điều thú vị nhất là trong bức tranh cô đang mỉm cười, một nụ cười duy nhất từ trước đến giờ.

Theo các nhà nghiên cứu, tấm thảm này có thể là đại diện cho giác quan thứ 6 hoặc một sự hiểu biết nào đó đã được học giả người pháp Jean Gerson đưa ra như một lý thuyết. Nhưng nhiều cách diễn giải khác lại cho rằng, những hình ảnh trong tác phẩm thứ 6 có lẽ đại diện cho sự trinh tiết hay đơn giản là tình yêu.

Bất kể những cách giải thích khác nhau được đưa ra trong nhiều năm qua, những tấm thảm này vẫn là một ví dụ đáng kinh ngạc về nghề dệt truyền thống của người Flemish. Nó đem đến một cái nhìn quyến rũ về tính thẩm mỹ và các biểu tượng của thời Trung cổ. Đặc biệt, tác phẩm còn góp phần khẳng định tầm quan trọng của kỳ lân trong các bức tranh Trung cổ xa xưa.

Có vẻ như loài vật này rất nổi bật trong nền văn hóa truyền thống. Thậm chí hình kỳ lân còn xuất hiện trong một cuốn sách của nhà sử học nghệ thuật Tracy Chevalier được gọi là The Lady And Unicorn.

Ngoài ra, nó còn xuất hiện tại căn phòng sinh hoạt Gryffindor trong bộ phim Harry Potter.

Hiện tại, những tấm thảm độc đáo này đã được mượn từ bảo tàng để trưng bày trong Phòng trưng bày nghệ thuật New South Wales ở thành phố Sydney.

>>> Truyền thuyết về tảng đá độc Nasu Sessho-seki: Hóa thân của cáo chín đuôi

Tú Văn, theo Vintage News

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

    Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • 4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

    4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x