Nguy cơ Trung Quốc siết nợ nhiều nước gặp khủng hoảng vì virus Vũ Hán

07/05/20, 13:10 Thế giới

Những khoản vay lãi suất cao từ Trung Quốc để đầu tư vào cơ sở hạ tầng đang đe dọa các quốc gia nghèo vốn đã có nguy cơ vỡ nợ nay lại gánh thêm khủng hoảng vì đại dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19).

Tuyến đường sắt nối Kenya - Uganda phải dừng giữa chừng do Trung Quốc đột ngột ngừng cấp vốn. (Ảnh qua dantri)
Tuyến đường sắt nối Kenya – Uganda phải dừng giữa chừng do Trung Quốc đột ngột ngừng cấp vốn. (Ảnh qua dantri)

Tờ Financial Times ngày 1/5 đưa tin chính quyền Trung Quốc gần đây đã nhận được hàng loạt đơn xin giảm nợ từ các nước đang gặp khủng hoảng vì dịch viêm phổi Vũ Hán.

“Với đồng tiền mất giá cùng chi phí y tế chồng chất vì đại dịch, những nước nghèo tham gia BRI (sáng kiến vành đai con đường) sẽ không thể trả nợ cho Trung Quốc”, chuyên gia Benn Steil và Benjamin Della Rocca thuộc Tổ chức Hội đồng quan hệ đối ngoại (Mỹ) lưu ý trong báo cáo mới công bố hồi tuần rồi.

Theo tờ The Guardian, hiện nay các doanh nghiệp, ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc đã trở thành những nhà đầu tư và cho vay lớn trên thế giới, bao gồm những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn trong khuôn khổ Sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’. 

Trước đó, vào hồi năm 2018, Trung tâm vì phát triển toàn cầu (Mỹ) đã công bố nghiên cứu đánh giá về BRI, xác định 23 quốc gia có nguy cơ vỡ nợ. Trong nhóm này, Pakistan, Lào, Mông Cổ, Djibouti, Maldives, Montenegro, Tajikistan và Kyrgyzstan được xếp hạng ‘rủi ro cao’.

Đến nay, đại dịch viêm phổi Vũ Hán tàn phá kinh tế toàn cầu, tiếp tục gây thêm áp lực cho những nước chưa thể trả các khoản vay của Trung Quốc, theo tờ Asia Times. Trong số 138 quốc gia tham gia BRI, đại đa số là những nước đang phát triển với chỉ số xếp hạng tín dụng ngày càng giảm. 

Bắc Kinh sẽ không giảm hay xóa bỏ khoản vay cùng lãi suất

Được biết, vào hồi tháng 4 mới đây, Trung Quốc đã nhất trí với đề xuất được đưa ra trong hội nghị G20 (Nhóm 20 nền kinh tế lớn), cho phép những nước nghèo tạm ngưng trả nợ cho đến cuối năm nay (2020). Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ không giảm hay xóa bỏ khoản vay cùng lãi suất, Đài CNBC dẫn lời các chuyên gia nhận định. 

Dự án tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào bị đình trệ vốn là một phần trong khuôn khổ BRI. (Ảnh qua thanhnien)
Dự án tuyến đường sắt Trung Quốc – Lào bị đình trệ vốn là một phần trong khuôn khổ BRI. (Ảnh qua thanhnien)

“Đối với các nước gặp khó khăn về khoản vay trong đại dịch, Trung Quốc không ép buộc nhưng sẽ giải quyết thông qua kênh tham vấn song phương”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố vào ngày 7/4.

Nhận định về động thái trên, các chuyên gia Steil và Rocca cho rằng, phía Trung Quốc thay vì tăng thêm áp lực thì nên giúp các nước tham gia BRI vượt qua cuộc khủng hoảng và có thể bắt đầu bằng cách kéo dài thời gian hoãn trả nợ đến giữa năm 2021.

Vay vốn Trung Quốc nước nghèo bị siết nợ suốt 99 năm

Những năm gần đây, sáng kiến ‘vành đai con đường’ của Trung Quốc triển khai đang nảy sinh nhiều trở ngại. Có tới 8 quốc gia cùng tham gia xây dựng chuỗi vành đai gặp phải khó khăn đặc biệt về kinh tế sau khi nhận gói đầu tư từ nước này.

Dù đã cho Trung Quốc thuê cảng biển Hambantota 99 năm nhưng chính phủ Sri Lanka vẫn ôm khoản nợ 8 tỷ USD.
Dù đã cho Trung Quốc thuê cảng biển Hambantota 99 năm nhưng chính phủ Sri Lanka vẫn ôm khoản nợ 8 tỷ USD. (Ảnh qua vietnamnet)

Trường hợp điển hình được nhắc tới là Sri Lanka. Sau khi không thể đàm phán được khoản nợ lên tới 8 tỷ USD, chính phủ Sri Lanka đã phải trao cảng biển chiến lược Hambantota cho chủ nợ Trung Quốc sử dụng 99 năm.

Mặc dù Trung Quốc luôn hứa hẹn không sử dụng cảng biển Hambantota của Sri Lanka với mục đích quân sự nhưng lời hứa này không được giới chuyên gia tin tưởng. Vị trí của Hambantota quá quan trọng đối với hải quân Trung Quốc trong quá trình mở rộng quyền lực ở Ấn Độ Dương.

Tương tự, Kenya cũng có nguy cơ phải gán cảng Mombasa vì không trả nổi khoản nợ 3,8 tỷ USD vay Trung Quốc để xây tuyến đường sắt. Còn Turkmenistan và Angola đã phải cấp cho Trung Quốc đặc quyền tiếp cận nguồn tài nguyên khí đốt và kinh doanh dầu mỏ.

‘Mục tiêu chủ yếu của Trung Quốc không phải là kinh tế mà là địa chính trị’

Forbes dẫn lời nhà phân tích Ted Bauman của Banyan Hill Publishing cho biết đầu tư của Trung Quốc ở Nam Phi cũng đi theo mô hình tương tự.

“Rõ ràng mục tiêu chủ yếu của Trung Quốc không phải là kinh tế mà là địa chính trị. Các khoản đầu tư lớn nhất đều do công ty Nhà nước Trung Quốc thực hiện, tập trung vào hạ tầng. Chúng khiến các nước chủ nhà mắc kẹt trong nợ Trung Quốc”, ông Bauman lý giải.

Nhiều quốc gia từ chối sử dụng khoản vay của Trung Quốc

Trước nguy cơ hiện hữu, nhiều quốc gia đã từ chối sử dụng các khoản vay của Trung Quốc để tránh đi vào vết xe đổ. Tháng 8/2018, Malaysia quyết định hủy dự án đường sắt trị giá 20 tỷ USD và hai dự án đường ống dẫn dầu trị giá 3 tỷ USD, các dự án trên đều nằm trong kế hoạch xây dựng ‘vành đai con đường’.   

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hủy bỏ hàng loạt dự án vay 20 tỷ USD từ Trung Quốc vì lo ngại chi phí quá cao. (Ảnh qua vietnamnet)
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hủy bỏ hàng loạt dự án vay 20 tỷ USD từ Trung Quốc vì lo ngại chi phí quá cao. (Ảnh qua vietnamnet)

Sau đó, chính quyền Malaysia quyết liệt đàm phán, buộc Trung Quốc chấp nhận giảm chi phí phát triển dự án đường sắt East Coast Rail Link từ gần 16 tỷ USD xuống chỉ còn 9,6 tỷ USD.

Theo các chuyên gia thì việc vay nợ từ Trung Quốc đang tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm bởi hầu hết các công trình xây dựng bằng vốn vay ưu đãi đều do nhà thầu Trung Quốc thực hiện. Việc này thường kết thúc bằng hậu quả chậm tiến độ, đội giá lên rất nhiều so với dự toán ban đầu. 

Thứ hai, các công trình trong kế hoạch xây dựng ‘vành đai con đường’ thường có giá trị sử dụng không cao. Cuối cùng, cách Trung Quốc rót vốn cũng đẩy các quốc gia vay nợ lâm vào tình trạng sống dở, chết dở.

Vốn Trung Quốc vào Việt Nam, nhiều chuyên gia cũng phát ‘sợ’ vì nghe đồn

Theo PGS. Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách VEPR cho biết, dòng vốn FDI của Trung Quốc chảy vào Việt Nam tăng qua từng năm. Dù có sự tăng trưởng song còn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với các nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc.

Điều đáng lưu ý theo ông Thành, qua tổng hợp số liệu cho thấy nhiều dự án có vốn đầu tư Trung Quốc cho thấy có nhiều hệ quả về môi trường, xã hội, thị trường lao động, chậm tiến độ…

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,1 km, được khởi công xây dựng vào năm 2011 nhờ nguồn vốn ODA Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. (Ảnh qua dantri)
Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông có chiều dài 13,1 km, được khởi công xây dựng vào năm 2011 nhờ nguồn vốn ODA Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. (Ảnh qua dantri)

Cụ thể, nhóm nghiên cứu VEPR dẫn chứng có 25/86 dự án thuỷ điện chậm tiến độ. Trong đó có 8 trường hợp nguyên nhân chậm tiến độ là do nhà thầu và trong số này có 5 trường hợp có sự tham gia nhà thầu Trung Quốc.

VEPR cũng lấy dẫn chứng về dự án metro Cát Linh – Hà Đông. Theo điều khoản hợp đồng, tổng thầu EPC phải hoàn thành công trình trong vòng 48 tháng kể từ năm 2010. Tuy nhiên, đến tận thời điểm này, dự án Cát Linh – Hà Đông đã đội vốn lên tới gần 10 ngàn tỷ đồng, chậm tiến độ và vẫn chưa thể đi vào hoạt động.

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x