Truyền Thông Mạng Xã Hội Tiết Lộ Việc Quân Phiệt Hóa ở Tây Tạng

31/03/14, 08:53 Thế giới
Cảnh sát phản ứng trước một cuộc biểu tình vào ngày 24 tháng Một 2012, tại thị trấn Serta, tỉnh Tứ Xuyên, khu vực sinh sống chủ yếu của người dân Tây Tạng. Khách du lịch Trung Quốc hết sức bàng hoàng trước tình trạng quân phiệt hóa tại đây và những bài viết của họ đăng trên mạng phản ánh thực tế quá khác xa so với những tuyên truyền của chính quyền. Nguồn: Students for a Free Tibet (studentsforafreetibet.org)

Ảnh: Cảnh sát phản ứng trước một cuộc biểu tình vào ngày 24 tháng Một 2012, tại thị trấn Serta, tỉnh Tứ Xuyên, khu vực sinh sống chủ yếu của người dân Tây Tạng. Khách du lịch Trung Quốc hết sức bàng hoàng trước tình trạng quân phiệt hóa tại đây và những bài viết của họ đăng trên mạng phản ánh thực tế quá khác xa so với những tuyên truyền của chính quyền. Nguồn: Students for a Free Tibet (studentsforafreetibet.org)

 

Họ, những du khách Trung Quốc đến nơi này với mong muốn tận hưởng bầu không khí trong lành tại tòa lâu đài Potala tráng lệ, để thấy người bản địa bày tỏ niềm biết ơn Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì đã đưa người Tây tạng thoát khỏi cuộc sống tăm tối. Thế nhưng, thực tế tang thương của tình trạng quân phiệt hóa Tây Tạng lại ám ảnh họ, khiến họ đã viết những dòng trạng thái đầy hoang mang lẫn sợ hãi đăng trên các trang mạng.

Khi những du khách Trung Quốc này được lánh xa khỏi bầu không khí tuyên truyền bất khả tư nghị của ĐCSTQ, thì họ lại bị choáng bởi sự kìm kẹp của bộ máy an ninh Tây Tạng. Thông tin trên các phương tiện truyền thông xã hội trung thực và khách quan của họ đã lộ rõ sự không nhất quán. Bản tin mới đăng từ Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng (ICT) phản ánh vấn đề này.

Bài báo với tiêu đề: “Có phải cuộc sống ở đây luôn là như thế?”, là kết quả của việc sàng lọc từ hơn một nghìn bài viết trên phương tiện thông tin xã hội, bài báo đã vượt qua được sự kiểm duyệt nhằm tiết lộ thẳng thắn và cởi mở về hoạt động “duy trì sự ổn định” của ĐCSTQ ở Tây Tạng.

Từ Lhasa, một du khách bối rối khi bắt gặp sự hiện diện quân sự dày đặc đã viết: “Cảnh sát vũ trang nhân dân, cảnh sát đặc nhiệm, tay súng bắn tỉa, cảnh sát, quân nhân đang đứng ở tư thế sẵn sàng, cảm giác như một cuộc chiến tranh sắp bắt đầu … Có phải cuộc sống ở đây luôn là như thế?”

“Có tất cả các loại phương tiện kiểm soát bạo động đậu trên đường phố. Nó nhắc tôi về những gì bạn nhìn thấy khi truyền hình chiếu những cảnh về đường phố của Iraq”, những dòng chú thích của một nhân chứng từ thị trấn nhỏ của Lithang.

Một người khác lo lắng nói: “Có cảnh sát vũ trang nhân dân tuần tra các đường phố … tay lăm lăm khẩu súng lớn … Các con đường hiện diện đầy đủ các loại phương tiện phòng chống cháy nổ và xe cảnh sát … một bầu không khí trấn áp… Điều gì sẽ xảy ra? Tôi hoảng sợ thực sự.”

“Tôi phải nhanh chóng rời khỏi đây,” một du khách lo lắng khác thông báo.

Trong khi những người Tây Tạng bị trừng phạt tàn nhẫn vì trao đổi hình ảnh hoặc tài liệu “nhạy cảm” khác bằng điện thoại di động, thì người dân Trung Quốc cũng phải qua các vòng kiểm soát hình ảnh mất thời gian, mặc dù thông thường rồi cũng bị yêu cầu xóa hình ảnh hoặc bị cảnh báo không được chụp ảnh.

“Nếu bạn chụp hình ảnh của một chiếc xe cứu hỏa họ sẽ bắt bạn xóa nó … Hãy nghĩ lại về việc chụp ảnh xe cảnh sát đặc nhiệm … Riết rồi, chẳng biết cái gì đang xảy ra? Cái giá để duy trì sự ổn định thực sự là quá đắt!”, một khách du lịch bất mãn viết.

Internet và điện thoại di động tắc nghẽn, các trạm kiểm soát an ninh cùng các yêu cầu lặp đi lặp lại về việc xuất trình thẻ căn cước gây áp lực lớn lên du khách.

Một trong các du khách viết: “Xe bọc thép vẫn đang tuần tra khắp các đường phố, mọi truy cập internet bị chặn, bao gồm cả tin nhắn văn bản, đi ra ngoài để ăn uống mà vẫn còn có cảnh sát hỏi thăm, không có gì nhiều trên truyền hình để xem, sau 10 giờ tối thì thậm chí còn không có bất kỳ dịch vụ điện thoại di động nào, tất cả điều mà tôi có thể làm là đi tắm và đi ngủ.”

Trong khi đó, một số khách du lịch cho rằng sự hiện diện quân sự cho thấy họ được bảo vệ và an toàn:  ”Lực lượng an ninh của đất nước chúng ta thật sự mạnh mẽ, năm bước có một đồn, mười bước có một lính canh. An ninh nghiêm ngặt hơn cả sân bay, mỗi năm phút một đội cảnh sát đi qua, mỗi mười phút một đội cảnh sát đặc nhiệm, mỗi nửa giờ là một đội quân”.

Tuy nhiên, một người khác lại hỏi: “Thậm chí Cảnh sát vũ trang Nhân dân và cảnh sát thường trực còn nhiều hơn số dân thường cộng lại. Điều này là thực sự cần thiết chăng?”

Xem thêm các bài liên quan trên Epoch Times:

Chiến dịch hướng đến “Những tập thể lợi ích” ở Tây Tạng thay vào đó là sự kiểm soát gắt gao

http://www.theepochtimes.com/n3/117625-campaign-to-benefit-the-masses-in-tibet-brings-tighter-controls-instead/

Bắc Kinh Chính đe dọa các quan chức Tây Tạng, lên tiếng cướp quyền kiểm soát

http://www.theepochtimes.com/n2/china-news/beijing-threatens-officials-in-tibet-tells-them-to-take-control-187981.html

Bằng cách nào mà “Linh hồn Tây Tạng” lại hóa ra bẩn thỉu đến thế!

http://www.theepochtimes.com/n3/410459-how-the-soul-of-tibet-was-turned-into-a-pigsty/


Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

    Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

x