Nhân Sâm trong Y Học Cổ Truyền Trung Hoa

23/03/14, 16:35 Thảo dược

Hình ảnh một cây nhân sâm. Theo y học cổ truyền Trung Hoa, nhân sâm là một loại thảo dược quý rất tốt đối với các cơ quan nội tạng quan trọng, đặc biệt là dạ dày và lá lách. (Valeriy Kirsanov/thinkstockphotos.com)

Có một lần, một bệnh nhân đã nói với vị bác sỹ y học Trung Hoa của mình rằng y học cổ Trung Hoa không thể theo kịp các dược phẩm hiện đại. Một số dược phẩm hiện đại thường có cả tá thành phần ở trong nó, trong khi nhiều đơn thuốc của y học Trung Hoa, ví dụ như nhân sâm, thì chỉ có một thành phần duy nhất. Câu chuyện dưới đây sẽ giúp giải đáp câu hỏi của người bệnh nhân này.

Một thông dịch viên từng dịch nói trong nhiều năm cảm thấy như mình thiếu sinh lực và thường mệt mỏi, thậm chí có lúc gặp khó khăn khi mở miệng nói. Ông đã uống rất nhiều thuốc nhưng không thấy khả quan. Sau đó ông tìm tới một vị bác sĩ y học Trung Hoa và được chỉ dẫn ngậm một miếng sâm trong miệng. Ông làm theo và các triệu chứng đã biến mất.

Tại sao các loại dược liệu có chứa nhiều thành phần lại không bằng một miếng nhân sâm?

Khoa học hiện đại có thể phân tích các thành phần trong y học Trung Hoa, nhưng vẫn không thể động tới bản chất thật sự của nó. Bản chất của y học Trung Hoa thiên về đặc tính của âm dương (mát, lạnh, nóng, ấm) và mùi vị (cay, đắng, ngọt, chua, mặn). Mỗi vị có thể phân chia tiếp dựa vào đặc tính và chức năng. Ví dụ như vị ngọt có thể loại bỏ xuất huyết, cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sinh lực.

Dựa theo cuốn sách Thần nông Mộc thảo kinh của hoàng đế Thần Nông, nhân sâm “có vị ngọt và thanh mát. Đặc biệt tốt cho các nội tạng quan trọng.”

Đặc tính mà nhân sâm sở hữu có liên quan tới môi trường phát triển của loại cây này. Nhân sâm tự nhiên thường mọc trên sườn núi ở độ cao khoảng 500 đến 1.100 mét. Nó chủ yếu được tìm thấy ở dãy núi Trường Bạch và núi Tiểu Hưng An Lĩnh ở tỉnh Hắc Long Giang, phía đông bắc Trung Quốc.

Chữ “núi” (山) trong tiếng Trung xuất phát từ ký hiệu quẻ Cấn (艮) trong Bát Quái. Bát Quái là một bộ tám ký tự giúp giải thích mối tương quan giữa vạn vật. Ký hiệu của quẻ Cấn sở hữu nhiều phần âm hơn phần dương, tương ứng với tính lạnh và âm u của vùng núi.

Do vậy mà nhân sâm có tính hàn nhẹ. Nhưng nhân sâm sinh trưởng ở vùng dốc núi, cũng là phần dương, do đó nhân sâm có một phần tính dương. Thêm vào đó, ký hiệu của quẻ Cấn thuộc tính “Địa” (地) với vị thanh ngọt, do đó nhân sâm có phần nghiêng về phía dương có vị ngọt.

Trong số các cơ quan nội tạng, lá lách và dạ dày thuộc về “Địa” tính, mà theo y học Trung Hoa thì đây là nguồn gốc của năng lượng. Chính vì thế mà phần dương của vị ngọt ở nhân sâm có thể củng cố phần dương của lá lách và dạ dày, từ đó mang năng lượng đến toàn cơ thể.

Đây là lý do vì sao các loại dược phẩm khác không thể đánh bại hiệu quả điều trị của nhân sâm. Tuy nhiên, ở mức độ sâu xa hơn, người Trung Hoa cổ đại tin rằng nhân sâm và các yếu tố khác của y học Trung Hoa có hiệu quả bởi vì chúng được Thần truyền lại cho con người.

Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

x