Loài Côn Trùng Gây Chết Người Nhiều Nhất Trên Thế Giới
8. Kiến quân đội châu Phi.
Đàn kiến quân đội (Wikimedia Commons)
Kiến quân đội càn quét khắp châu Phi với những đội quân hùng hậu, nuốt trọn bất kỳ sinh vật sống nào trên đường đi của chúng. Chúng sử dụng nọc độc để biến thịt, cơ bắp, gân thành chất lỏng.
Thông thường, chúng không có hại đối với con người nếu chúng ta tránh xa con đường di chuyển của chúng. Còn bằng không thì quân đoàn tí hon nhưng hết sức nguy hiểm này có thể lấy đi sinh mạng của bạn.
Ví dụ như: khi Kenya còn bị chiếm làm thuộc địa, người ta ghi nhận được trường hợp một đứa trẻ sơ sinh đã bị giết bởi quân đoàn kiến này.
Khi vô tình xâm phạm vào tuyến đường di chuyển của chúng, nếu bạn đứng lại và hoàn toàn bất động, những con kiến gần như bị mù này có thể đi qua ngay trên người bạn, nhưng nếu bạn di chuyển thì …….
[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=UozWJTuhbMQ]
7. Kiến lửa
Kiến lửa (Wikimedia Commons)
Kiến lửa là nguyên nhân gây ra khoảng 80 cái chết trên toàn nước Mỹ và làm tiêu tốn khoảng 5 tỉ đô la mỗi năm để chi trả cho các dịch vụ chăm sóc y tế, phục hồi hư hỏng, cũng như kiểm soát sức tàn phá của loài kiến này.
6. Những chú ong
Ong sát thủ ở Florida (Bob Peterson via Wikimedia Commons)
Ong sát thủ Châu Phi có thể gây ra cái chết cho khoảng 40 người mỗi năm bằng những cuộc đột kích.
Vào năm 2002, giáo sư chuyên nghiên cứu về ong ở Đại học Delaware College of Agriculture and Natural Resources, báo cáo rằng ong châu Phi đã gây ra khoảng 11 cái chết trên toàn nước Mỹ từ năm 1990.
Vào năm ngoái, các chuyên gia tại Đại học Illinois nói với CBS News rằng mỗi năm, có khoảng 40 cái chết do bị ong tấn công.
5. Ong bắp cày khổng lồ Nhật Bản
Ong bắp cày khổng lồ Nhật Bản (Wikimedia Commons)
Ong bắp cày khổng lồ Nhật Bản, có kích thước bằng ngón tay cái của người trưởng thành. Loại ong này đưa chất độc vào cơ thể người qua một kim châm dài khoảng 0.25 inch (6.35 mm). Nó gây ra cái chết của khoảng 40 người mỗi năm.
Ông Masato Ono, một giáo sư côn trùng học của Đại học Tamagawa, gần Tokyo đã bị ong chích với chất độc nguy hiểm chứa trong mũi kim, tuy nhiên ông đã may mắn sống sót. Ông ấy nói với National Geographic, cảm giác bị ong bắp cày đốt tựa như thể có một “móng tay lửa châm vào chân”
4. Bệnh Chagas: Bọ xít hút máu
Bọ xít hút máu và kí sinh trùng Trypanosoma cruzi (giữa). (Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh)
Có khoảng 8 triệu người bị nhiễm căn bệnh Chagas (ghi theo tên nhà Khoa học phát hiện ra căn bệnh này), gây ra bởi một loại côn trùng được gọi là bọ xít hút máu (Triatomine) hay bọ ám sát, nó còn có tên tiếng Anh là kissing bug, với chữ “kiss” có nghĩa là “hút máu”.
Sau khi con bọ hút máu của một đối tượng, thì nó cũng sẽ thải bỏ chất thải trong cơ thể nó vào chỗ gần vết cắn. Khi chất thải này vô tình được chà xát lên vết thương thì một loại kí sinh trùng có trong đó sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
Loại kí sinh trùng này tên là Trypanosoma cruzi, chúng đi vào các cơ quan nội tạng, phá hủy các cơ quan này và không có cơ hội phục hồi.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì vào năm 2008, có khoảng 11 nghìn người tử vong vì căn bệnh này. Do đó cái tên bọ ám sát quả không sai.
3. Những chú ruồi Tse-Tse
Ruồi Tse Tse(Wikimedia Commons)
Ruồi Tse Tse lây truyền cho con người và động vật căn bệnh ngủ hay còn gọi là bệnh ngủ châu Phi (gây ra bởi ký sinh trùng mũi khoan Trypanosoma có trên loại ruồi này). Theo ước tính của WHO thì có khoảng 20 nghìn người chết vì căn bệnh này tính từ năm 1996.
2. Bọ chét
Bọ chét Pulex irritans (Shutterstock)
Bọ chét lây truyền bệnh dịch hạch. Vết cắn của bọ chét và chuột là nguyên nhân chủ yếu gây ra đại dịch bệnh vào thời Trung cổ. Bọ chét đóng vai trò truyền mầm bệnh trong cộng đồng chuột cũng như trong cộng đồng con người.
WHO giải thích rằng người bị bọ chét cắn sẽ nhiễm bệnh, sau đó bộc phát các triệu chứng dịch hạch và có xu hướng phát triển thành dạng dịch hạch thể phổi nếu như vi khuẩn xâm nhập được vào phổi.
Theo WHO: “Nếu được chẩn đoán sớm, bệnh nhân dịch hạch có thể được điều trị thành công bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, dịch hạch thể phổi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất, bệnh nhân có thể chết trong vòng 24 giờ sau khi nhiễm bệnh”,
1. Muỗi
Muỗi Anopheles (James Gathany/CDC)
Muỗi lây lan bệnh sốt rét, đặc biệt là muỗi Anopheles cái. WHO ước tính có 219 triệu trường hợp mắc bệnh sốt rét hàng năm và 660.000 trường hợp tử vong.
Link gốc: http://vietdaikynguyen.com/v3/health…
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên