Trung Quốc định giáo dục ‘chủ nghĩa yêu nước’ cho người Hồng Kông từ mẫu giáo

06/12/19, 07:57 Thế giới

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gần đây vừa tiết lộ các kế hoạch thúc đẩy ‘giáo dục yêu nước’ tại Hồng Kông. Trong đó, định nghĩa ‘chủ nghĩa yêu nước’ không chỉ là tình yêu đối với đất nước, mà còn là tình yêu với chủ nghĩa xã hội và ĐCSTQ.

Trẻ em Hồng Kông biểu tình ở Vịnh Causeway vào ngày 16/6/2019. (Ảnh qua Twitter)

Giáo dục về ‘lòng yêu nước’

Ngày 5/11, hãng thông tấn Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc công bố văn kiện kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban trung ương ĐCSTQ khóa 19.

Văn kiện này bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị, xã hội cùng hệ thống lý luận và phát triển của ĐCSTQ trong kỷ nguyên mới, trong đó dành riêng một phần nói về Hồng Kông và Ma Cao. 

Đáng chú ý là bên cạnh các biện pháp hành chính, luật pháp, an ninh quốc gia mà Bắc Kinh muốn áp đặt lên 2 đặc khu này, còn có bản dự thảo hướng dẫn việc giáo dục tinh thần yêu nước cho giới trẻ Trung Quốc nói chung và tại các đảo quốc này nói riêng.

Theo văn kiện Trung Ương Đảng được trích đăng tải trên tờ Nhân Dân Nhật Báo ấn bản tiếng Anh ra ngày 12/11, “giáo dục tinh thần yêu nước” trong kỷ nguyên mới phải được dẫn dắt bởi chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, thuyết Ba Đại Diện của Giang Trạch Dân, học thuyết Quan điểm Khoa học về Phát triển của Hồ Cẩm Đào cùng tư tưởng Tập Cận Bình qua mô hình xã hội chủ nghĩa mang đặc tính Trung Hoa.

Kế hoạch của ĐCSTQ là sẽ giáo dục lòng yêu nước cho học sinh từ mẫu giáo cho đến đại học. Mục đích là để thấm nhuần các giá trị xã hội chủ nghĩa ở trẻ em và loại bỏ ‘những ảnh hưởng của nước ngoài’. 

Theo đường lối chỉ đạo cho giáo dục lòng yêu nước của ĐCSTQ, định nghĩa ‘chủ nghĩa yêu nước’ không chỉ là tình yêu đối với đất nước, mà còn là tình yêu đối với chủ nghĩa xã hội và với Đảng. 

Tờ South China Morning Post trích dẫn đường lối chỉ đạo của nhà nước Trung Quốc như sau: “[Chúng ta nên] tăng cường thực hiện giáo dục về ‘một quốc gia, hai chế độ’, đối tượng là những người yêu nước ở Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan và Hoa kiều ngoại quốc để họ có ý thức mạnh mẽ hơn về bản sắc dân tộc, và sẽ bảo vệ một cách có ý thức đối với quốc gia và sự đoàn kết của dân tộc Trung Hoa”

Kế hoạch giáo dục lòng yêu nước nói trên được đưa ra trong bối cảnh Hồng Kông tiếp tục diễn ra các cuộc biểu tình chống chính quyền Bắc Kinh và đòi tự do, dân chủ.

Học sinh ở Hồng Kông biểu tình chống lại vụ bắn nam sinh Tsang Chi-kin (Ảnh: AFP)

ĐCSTQ tin rằng biện pháp này sẽ giúp đạt được sự thống nhất về ý thức hệ và thúc đẩy tính nhất quán của chính sách Một Trung Quốc tại khu vực. Ngoài Hồng Kông, kế hoạch cũng sẽ được thực hiện tại Macau.

Theo ông Li Xiaobing, một chuyên gia về Hồng Kông tại Đại học Nam Khai thuộc Thiên Tân, giáo dục lòng yêu nước là cần thiết để khắc phục tình trạng khủng hoảng danh tính của những người trẻ Hồng Kông. 

Các đường lối chỉ đạo yêu nước kêu gọi sử dụng các công nghệ mới như thực tế tăng cường và thực tế ảo để thu hút và giáo dục thanh thiếu niên về lòng yêu nước. 

Tuy nhiên, người ta nghi ngờ liệu những nỗ lực như vậy có thực sự tạo ra lòng yêu nước trong nhân dân hay không khi họ đã được yêu cầu là phải yêu Đảng. Bất kỳ người nhạy cảm và yêu tự do nào cũng sẽ thấy việc yêu một tổ chức có quyền kiểm soát suy nghĩ của họ là điều không thể.

“Tình yêu không phải là một danh từ sáo rỗng. Tình yêu nên xuất phát từ trái tim chứ không phải từ các nguồn lực bên ngoài. Tuyên truyền không phải là giáo dục. Tuyên truyền là sự truyền bá, một kiểu ép buộc, buộc bạn phải tin vào một học thuyết hoặc khái niệm cụ thể nào đó. Nếu bạn không tin vào điều đó, các biện pháp sẽ được áp dụng để buộc bạn phải tin, và bạn sẽ bị giáo dục lại hoặc sẽ phải hứng chịu rất nhiều áp lực”, ông Guo Guo Yuhua, giáo sư xã hội học tại Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh, cho biết.

Phần lớn người Hồng Kông không nhận mình là người Trung Quốc

Trẻ em Hồng Kông tham gia tuần hành đến trụ sở chính phủ để phản đối dự luật dẫn độ, ở Vịnh Causeway vào ngày 16/6/2019. (Ảnh qua SCMP)

Sau hơn 2 thập niên Hồng Kông được trao trả lại cho Trung Quốc và trở thành một đặc khu hành chính trực thuộc mẫu quốc, các cuộc thống kê mới nhất cho thấy tỷ lệ người dân Hồng Kông vẫn xem họ là “người Hồng Kông” đã lên mức kỷ lục là 76%. Trong khi đó số người nhận mình là người Trung Quốc chỉ chiếm 23%. 

Theo nhận định của một số học giả, nhóm người thân Bắc Kinh này phần lớn là những đại lục di dân từ sau ngày trao trả, còn người dân Hồng Kông thực thụ chưa bao giờ thấy mình thuộc về Trung Quốc. Đó là lý do khiến Bắc Kinh lo ngại và ngày càng muốn đưa người dân Hồng Kông “vào khuôn phép”, bằng cả bạo lực như những gì đang diễn ra tại Hồng Kông hiện nay và qua chiến dịch “văn hóa vận” với chiêu bài kêu gọi tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và tình đoàn kết quốc gia như trên.

Thiên Hoa (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x