Vì sao cổ nhân lại nói: “Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người”?

19/05/21, 18:25 Cổ Học Tinh Hoa

Việc bưng trà rót nước tưởng chừng đơn giản, kỳ thực bên trong ẩn chứa học vấn rất lớn. Nói một cách đơn giản, chỉ cần có thể nhớ kỹ “rượu đầy trà vơi” là sẽ không phạm sai lầm. Nói cho phức tạp, thì khó chính là ở chỗ cân đối, không thể quá nhiều, cũng không thể quá ít.

Vì sao cổ nhân lại nói: "Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người"? -  H1
“Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người” là phép tắc do cổ nhân định ra, phát triển cho tới hôm nay, trở thành lễ nghi thông thường. (Ảnh: Pioneerbeyond)

Trà là một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất của người  Á Đông, dù là nông thôn hay thành thị, chỉ cần có khách đến chơi nhà, thì đều bưng trà rót nước để mời khách.

Lúc này, người lớn sẽ vừa uống trà với khách, vừa nói chuyện phiếm, đàm luận, trao đổi tâm tình. Việc pha trà thường sẽ do con nhỏ trong nhà làm.

Nhưng thực ra không phải là người lớn không có thời gian pha trà để đãi khách, mà là muốn chỉ bảo cho con nhỏ đạo đãi khách.

Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người

Đây đã là văn hóa đãi khách được lưu truyền mấy ngàn năm. Đương nhiên ở các địa phương khác nhau có thể có cách nói khác nhau, nhưng về cơ bản thì ý tứ đều giống nhau.

Ý tứ của những lời này là: Lúc châm trà cho khách không thể quá nhiều, bởi vì nước trà nóng chẳng những có thể làm cho khách bị phỏng, mà ly trà quá nóng, khách cũng không có cách nào bưng lên để uống được, làm như thế là không có sự tôn kính đối với khách.

Nói sâu thêm một chút, thậm chí còn có ý là đuổi khách về, cho nên có nhiều nơi, coi hành vi như thế gọi là ‘bưng trà tiễn khách’.

Văn hóa trà coi trọng xem màu sắc, ngửi mùi thơm, nếm hương vị. Dùng trà chiêu đãi khách, chú ý trong lúc nói chuyện với khách, mượn hương vị của trà để tạo nên một bầu không khí thảnh thơi.

Vì sao cổ nhân lại nói: "Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người"? -  H2
Châm trà chỉ đầy bảy phần, lưu lại ba phần cho nhân nghĩa’, đã thể hiện đầy đủ sự tôn trọng và lễ nghĩa đối với khách. (Ảnh: Ximalaya)

Vì vậy mới sinh ra ‘châm trà chỉ đầy bảy phần, lưu lại ba phần cho nhân nghĩa’, đã thể hiện đầy đủ sự tôn trọng và lễ nghĩa đối với khách, đây cũng là văn hóa trà được truyền thừa lại.

Ngoài ra, không chỉ châm trà mà uống trà cũng phải chú ý. Uống trà phải tránh nuốt chửng, chú ý uống từng chút một, như vậy mới có thể cảm nhận được hết hương vị của trà.

Về văn hóa rượu, cùng với lịch sử văn hóa trà cũng không có sai biệt nhiều

Bình thường lúc rót rượu, mọi người đều ồn ào hô lên: “Đầy vào!”. Bởi vậy rót rượu đầy cho khách là thể hiện sự tôn trọng; rót rượu đầy cho mình là biểu hiện có thành ý.

Uống rượu khác uống trà, thường chú ý đến tính hào sảng, hơn nữa không khí trên bàn rượu rất náo nhiệt. Chén rượu đầy tràn, biểu hiện ra là đối xử với mọi người nhiệt tình, bầu không khí rất thân mật.

Đương nhiên lúc uống rượu, không chỉ rót rượu đầy ly, mà còn có chạm cốc. Việc này là một thói quen của chúng ta, nhưng kỳ thực là cổ nhân định ra để tự bảo vệ mình. Như vậy cổ nhân vì sao phải dùng phương thức này để tự bảo vệ mình?

Vào thời cổ đại, vì đề phòng người khác hạ độc, cho nên chén rượu của mỗi người đều được rót đầy, sau đó lại chạm cốc với nhau, lúc hai cốc chạm vào nhau, rượu sẽ thuận thế mà tràn lẫn vào cốc của nhau.

Vì sao cổ nhân lại nói: "Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người"? -  H2
Chén rượu đầy tràn, biểu hiện ra là đối xử với mọi người nhiệt tình, bầu không khí rất thân mật. (Ảnh: Kknews)

Dùng phương pháp như vậy để trao đổi, dĩ nhiên là có thể biết trong rượu không có độc, có thể yên tâm uống, bởi vì rượu của mọi người đều là giống nhau.

Đương nhiên phép tắc uống rượu này, ngay từ đầu là do cổ nhân định ra, dùng để tự bảo vệ mình. Tiếp tục lưu truyền cho đến ngày nay, sớm đã trở thành lễ nghi đãi khách, trên bàn rượu vẫn thường thấy làm như vậy.

Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người“. Đây là là văn hóa lễ nghi lưu truyền ngàn năm, thể hiện ra sự tôn trọng đối với người khác.

Đương nhiên ngày nay có ít người uống trà, không mấy khi đụng tới rượu, cũng không có cưỡng ép người khác, để tránh làm mất hòa khí. Tuy rằng vậy, những lời này cũng đã truyền đạt được tinh thần đãi khách, rất đáng để cho chúng ta học tập.

Chân Chân biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x