Thương chiến Mỹ – Trung: Việt Nam cần cẩn trọng

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang đang gây phản ứng khác nhau trên thế giới, có cả tác động tích cực và tiêu cực. Đối với Việt Nam, một nước đang đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhiều cơ hội mở ra nhưng cũng không ít những thách thức.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng không nhỏ những thách thức. (Nguồn: Internet)
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng không nhỏ những thách thức. (Nguồn: Internet)

Chiến tranh thương mại đã diễn ra được gần 6 tháng, nếu tiếp tục, Việt Nam sẽ được gì mất gì?

Ngày 6/7, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chính thức bắt đầu sau khi các qui định áp thuế trị giá 34 tỷ USD của Mỹ nhằm vào hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực. Đến nay đã gần 6 tháng nhưng cuộc chiến này vẫn đang có dấu hiệu leo thang gây phản ứng khác nhau trên thế giới, có cả tác động tích cực và tiêu cực. Tờ New York Time cho rằng “Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết’’. Câu ngạn ngữ được dùng chuẩn xác khi nói về leo thang thương mại Mỹ – Trung. Hai nước lớn trên thế giới đấu nhau về thuế quan, còn các khu vực khác trên thế giới đặc biệt là châu Âu hầu như đối mặt với nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực.

“Cùng với chiến tranh thương mại bước vào tháng thứ ba, Mỹ sẽ tiếp tục tăng thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD vào mùa thu năm nay, sẽ mở rộng xung đột lên gấp 3.

Trong nền kinh tế toàn cầu không có gì là tồn tại cô lập. Trong chiến tranh thương mại, hai bên tham chiến muốn làm cho thuế quan chỉ đánh trúng mục tiêu, còn tất cả xung quanh họ đều không bị tổn thất gì là điều không thể.

Để trừng phạt hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc, giảm nhập siêu thương mại 375 tỷ USD, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng gây thiệt hại  cho một số đồng minh của Mỹ ở châu Á – buộc họ phải nỗ lực tìm kiếm lối thoát.

Đối với Việt Nam, một nước đang đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, cuộc chiến này mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức.

Lợi thế cho Việt Nam

Trung Quốc và Mỹ hiện nay đều là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Năm 2017, hai nước lớn tổng cộng đã chiếm khoảng 35% xuất khẩu của Việt Nam, đã thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi từ một nước cung ứng gạo và cà phê không mạnh sang trung tâm của ngành chế tạo.

“Nếu chiến tranh thương mại Mỹ – Trung tiếp tục leo thang lên quy mô toàn diện, cơ hội sẽ đến với rất nhiều nước khác trong vai trò thay thế các mặt hàng xuất khẩu vào hai thị trường Mỹ và Trung Quốc, trong đó có Việt Nam”, khối phân tích của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đánh giá.

Theo BVSC, các ngành hàng như lắp ráp đồ điện tử, các loại chip, chất bán dẫn, hàng may mặc, da giày, sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ dùng thể thao, đồ gỗ nội thất… sẽ “có cơ hội rất lớn” trong việc giành thêm thị phần từ Trung Quốc tại thị trường Mỹ.

Lợi thế của những ngành này cũng tạo điều kiện thu hút thêm vốn FDI, qua đó tạo thêm việc làm, tăng xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại.

Trong số những cái tên kể trên, BVSC cho rằng ngành dệt may và da giày sẽ được hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại. Cơ hội đến với Việt Nam nhờ hai khía cạnh. Đầu tiên là đồng NDT mất giá so với USD và VND giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhập được vải và các nguyên phụ liệu dệt may, da giày giá rẻ hơn. Thứ hai là các ngành này của Việt Nam có thể lấy thêm được thị phần từ tay doanh nghiệp Trung Quốc tại thị trường Mỹ nhờ mức giá cạnh tranh, khi hàng Trung Quốc sẽ bị đánh thuế.

>>> ‘Vua giày chạy bộ’ cân nhắc bỏ Trung Quốc, sang Việt Nam

Chính sách hiện nay của Mỹ và Trung Quốc có thể đang đẩy nhanh hoạt động đầu tư này. Đối với rất nhiều doanh nghiệp đa quốc gia, xung đột thương mại Trung – Mỹ là một chất xúc tác, thúc đẩy họ tìm kiếm sự thay đổi mà trước đây họ chưa từng nghĩ tới, Việt Nam có thể là một giải pháp.

Tháng 7/2018, ngân hàng Standard Chartered điều chỉnh dự đoán tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 lên 7%, lý do là ở việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.

Ngoài thu hút các doanh nghiệp đến để giảm rủi ro ở Trung Quốc, Việt Nam còn có thể thu hút khách hàng từ Mỹ, những khách hàng này đang cấp bách nhập khẩu từ các khu vực ngoài Trung Quốc để đạt được đa dạng hóa nguồn hàng.

Theo nhà kinh tế hàng đầu Michael Kokalari của VinaCapital, công ty quản lý tài sản lấy Việt Nam làm trọng điểm, chiến tranh thương mại giữa hai nước lớn Trung – Mỹ vẫn có thể đem lại cơ hội phát triển cho các nước như Việt Nam.

Và đây là những thách thức…

Đi đôi với lợi ích là những thiệt hại không nhỏ mà Việt Nam phải đối diện trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ.

Theo Luật sư Federick Burke từ Công ty luật Baker McKenzie “Có một số hậu quả từ căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Khi Hoa Kỳ áp thuế đối với thép từ Trung Quốc, nếu Việt Nam sản xuất ra sản phẩm dùng thép của Trung Quốc thì họ có thể phải chịu thuế quan này. Có thể lấy ví dụ mặt hàng tủ bếp sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu nhưng lại dùng nhiều thép Trung Quốc chẳng hạn’’,  ông Burke nói.

Theo nhóm phân tích của VCSC, việc Mỹ áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ không trực tiếp ảnh hưởng đến Việt Nam nhưng xuất khẩu nguyên vật liệu và linh kiện từ Việt Nam sang Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng nếu xuất khẩu của Trung Quốc yếu đi. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam có thể vấp phải sự cạnh tranh gay gắt hơn nếu hàng hóa Trung Quốc bị bán phá giá tại Việt Nam.

Ngoài ra, một vấn đề khác là việc các doanh nghiệp Trung Quốc có thể tìm các nước thứ ba để “né thuế” và Việt Nam có thể trở thành một điểm trung chuyển như vậy.

“Thách thức của Việt Nam là cần quản lý chặt, tránh hiện tượng hàng Trung Quốc mượn Việt Nam như một nước trung chuyển để tìm đường xuất khẩu sang Mỹ”, nhóm phân tích BVSC nhận xét. Nếu điều này xảy ra, Việt Nam có nguy cơ bị kéo vào vòng xoáy áp thuế giữa hai cường quốc lớn.

Trước đó, trong một báo cáo gần đây, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội (NCIF – Bộ Kế hoạch & Đầu tư) ước tính chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất sẽ làm GDP Việt Nam giảm 0,03% năm 2018; mức giảm tăng lên 0,09% vào 2019 và đạt đỉnh điểm sụt 0,12% vào 2020-2021. Mức tác động sẽ giảm dần các năm sau đó.

Quy mô nền kinh tế theo thống kê đến cuối năm 2017 đạt hơn 220 tỷ USD (tương ứng trên 5 triệu tỷ đồng). Với tốc độ tăng 6,8% năm nay, quy mô kinh tế năm 2018 khoảng 235 tỷ USD. Giả sử tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 6,5% mỗi năm trong 5 năm tới, quy mô kinh tế 2020 – 2022 lần lượt là 250,2 tỷ USD, 284 tỷ USD và 302 tỷ USD.

Với kịch bản Mỹ áp thuế 25% cho 34 tỷ USD hàng nhập từ Trung Quốc, quy mô GDP Việt Nam năm 2018 theo NCIF, bình quân cả giai đoạn 2018 – 2022 căng thẳng thương mại Mỹ – Trung sẽ làm GDP Việt Nam giảm hơn 6.000 tỷ đồng mỗi năm.

Lợi hay hại nhiều hơn?

Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể kéo dài và ngày càng căng thẳng, sẽ làm thay đổi cán cân thương mại của nước thứ ba. Tuy vậy, thách thức lẫn cơ hội sẽ đan xen khi hai nước này tạo rào cản về thuế quan lẫn nhau. Cụ thể, khi xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ khó khăn, sẽ là cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ để bù đắp khoảng trống thị phần của hàng Trung Quốc. Ngược lại, khi Trung Quốc giảm xuất khẩu hàng sang Mỹ, sẽ tìm cách đẩy mạnh xuất sang các nước xung quanh và Việt Nam sẽ bị cạnh tranh rất lớn, nhất là ở các nước Đông Nam Á.

Không ai có thể dự đoán mọi tác động tiêu cực và sự chuyển biến của chiến tranh thương mại. Chính phủ Việt Nam giữ thái độ thận trọng, thậm chí dự đoán chiến tranh thương mại gây ảnh hưởng không đáng kể đến tăng trưởng kinh tế 5 năm tới.

Những người khác lạc quan hơn nhiều. Ngoài thu hút các doanh nghiệp đến để giảm rủi ro ở Trung Quốc, Việt Nam còn có thể thu hút khách hàng từ Mỹ, những khách hàng này đang cấp bách nhập khẩu từ các khu vực ngoài Trung Quốc để đạt được đa dạng hóa nguồn hàng.

Theo nhà kinh tế hàng đầu Michael Kokalari của VinaCapital, công ty quản lý tài sản lấy Việt Nam làm trọng điểm, chiến tranh thương mại giữa hai nước lớn Trung – Mỹ vẫn có thể đem lại cơ hội phát triển cho các nước như Việt Nam.

>>> Trung Quốc có dấu hiệu hụt hơi trong chiến tranh thương mại

>>> Việt Nam, Đông Nam Á hưởng lợi nhờ cuộc chiến thương mại

Theo vnexpress.net

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x