Mỹ muốn viếng thăm Tây Tạng bất kể thái độ của Trung Quốc
Những hành động chống Tây Tạng của Trung Quốc liên tục bị thế giới lên án. Bắc Kinh không chỉ chối bỏ quyền tự do mà người dân đáng được hưởng, mà còn hạn chế người nước ngoài đặt chân đến vùng đất này.
Từ chối tiếp cận
>>> Trung Quốc cấm các thầy tu Tây Tạng chuyển sinh nếu chưa xin phép
Tháng 9/2018, Hạ viện Mỹ đã thông qua “Luật tiếp cận tương hỗ với Tây Tạng” nhằm mục đích khiến Bắc Kinh phải cho phép người Mỹ tiếp cận Tây Tạng giống như cách người Trung Quốc được tiếp cận với Mỹ. NDTV trích lời của đại biểu Quốc hội Pramila Jayapal cho biết: “Luật tiếp cận tương hỗ với Tây Tạng nói lên sự công bằng, nhân quyền và chính sách ngoại giao cẩn trọng cốt lõi của Mỹ. Đã từ rất lâu, Trung Quốc hạn chế mọi cách tiếp cận Tây Tạng, ngăn không cho cánh nhà báo thấy được cảnh tượng xem thường nhân quyền ở Tây Tạng và ngăn cản người Mỹ gốc Tây Tạng về thăm quê hương của họ. Dự luật này được lập ra để tìm kiếm phương pháp cải thiện thực trạng này”.
Đạo luật này đòi hỏi Ngoại trưởng Mỹ phải xác định Trung Quốc cho phép các quan chức, khách du lịch cũng như các nhà báo Mỹ đến thăm Tây Tạng ở mức độ tiếp cận nào. Nếu Ngoại trưởng kết luận rằng, Trung Quốc đã áp dụng những hạn chế không hợp lý đối với du khách Mỹ, thì dự luật này cho phép Mỹ từ chối cho các quan chức đặc biệt của Trung Quốc nhập cảnh.
Phía Trung Quốc đang thận trọng hơn với vấn đề tiếp cận Tây Tạng, thậm chí còn viện cớ khí hậu quá khắc nghiệt đối với người Mỹ và rằng Trung Quốc hạn chế người nước ngoài đến đó chỉ vì muốn bảo vệ môi trường.
QZ trích lời của đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải: “Đúng là, không phải ai cũng có thể nhanh chóng quen với khí hậu và điều kiện tự nhiên như vậy. Ngay cả đối với người Trung Quốc. Nhiều người có thể sẽ ngã bệnh nếu đến đó… Chúng tôi phải bảo vệ môi trường địa phương. Nên có một số giới hạn về số lượng khách đến thăm mỗi năm. Nếu không, mối lo về môi trường sẽ rất nặng nề… Nếu chúng tôi làm tốt được tất cả những điều này, chúng tôi chắc chắn sẽ chào đón du khách Mỹ đến đó”.
Thái độ chống Tây Tạng của Bắc Kinh
Trung Quốc tiếp nhận đường lối lãnh đạo của hệ tư tưởng cộng sản, do đó, nước này luôn tìm cách tiêu diệt truyền thống và văn hóa tinh thần cổ xưa của Tây Tạng. Và đây là lý do tại sao người dân ở đây phản đối Trung Quốc cai trị lãnh thổ của họ. Bắc Kinh đang quyết tâm xóa bỏ cả những ngôn ngữ bản địa. Vào tháng 5/2018, tòa án Trung Quốc đã kết án Tashi Wangchuk, một người Tây Tạng bản địa, đến tận 5 năm tù, chỉ vì anh muốn đưa ngôn ngữ bản địa vào giảng dạy tại các trường học ở Tây Tạng. Yêu cầu của anh được coi là “chủ nghĩa ly khai kích động” đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc.
UCA News trích dẫn lời tuyên bố của Mạng lưới Tây Tạng Quốc tế: “Việc từ chối đề xuất [của anh ta] là bằng chứng rõ ràng cho thấy, mọi người nên chuẩn bị tinh thần để sợ hãi. Chính sách mới của Trung Quốc nhằm mục đích hình sự hóa văn hóa Tây Tạng, chẳng hạn như bằng cách tấn công người hoặc nhóm người chỉ cố gắng quảng bá ngôn ngữ và văn hóa của họ với nhân loại. Trung Quốc nên thả Tashi Wangchuk vô điều kiện ngay lập tức”.
Trung Quốc cũng đang dùng đến quyền lực tài chính để kiểm duyệt các cuộc tranh luận về Tây Tạng ở phương Tây. Tại Anh, một giải bóng đá bị yêu cầu loại Tây Tạng khỏi danh sách các đội thi đấu nếu không muốn mất tài trợ. Khi tổ chức cuộc tranh luận ở trường đại học về nguy cơ của Trung Quốc đối với phương Tây, các nhà tổ chức bị đe dọa rằng, nếu cuộc tranh luận không bị hủy, Bắc Kinh sẽ giảm ưu đãi mậu dịch đối với Anh.
>>> Tây Tạng: 20 năm bi hùng chống Trung Quốc xâm lược với sự giúp đỡ của CIA (P1)
Theo Vision Times