Khoa học khẳng định sự yên tĩnh có thể chữa bệnh

14/05/18, 10:55 Khoa học

Các bậc thầy về tâm linh thời cổ đại đã biết sự tĩnh lặng có thể chữa bệnh, giúp chúng ta nhìn sâu vào bên trong bản thân, đồng thời cân bằng giữa tinh thần và thể chất. Hiện nay khoa học cũng đang nói về những điều tương tự.

Âm thanh đi vào não qua tai như các tín hiệu điện. (Ảnh: Uplift Connect)

Bằng chứng cho thấy tiếng ồn gây hại và sự tĩnh lặng có thể chữa bệnh

Mỗi người chúng ta có lẽ đều cảm nhận được giá trị của sự yên tĩnh tại vài thời điểm nhất định trong cuộc sống. Sự yên tĩnh khiến ta cảm thấy thoải mái, tịnh tại và bình yên. Nó mở ra cho chúng ta nguồn cảm hứng, nuôi dưỡng tư duy, thể xác và tinh thần. Trong khi đó, sự huyên náo của một thế giới ồn ào làm giảm sút sự sáng tạo của chúng ta, giảm sự kết nối tinh thần cũng như cản trở khả năng phục hồi của não bộ. Hiện nay khoa học đã chứng tỏ rằng sự tĩnh lặng là thứ chúng ta cần để hồi sinh lại bộ não và thể xác mệt lử của mình.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng tiếng ồn có tác động vật lý mạnh mẽ lên não bộ chúng ta, khiến cho các hormone gây stress tăng lên ở mức độ cao. Âm thanh đi vào não qua tai như các tín hiệu điện. Thậm chí khi chúng ta đang ngủ, các sóng âm vẫn khiến cơ thể phản ứng và kích hoạt hạch hạnh nhân, phần não liên kết với trí nhớ và cảm xúc. Điều này dẫn tới việc giải phóng các hormone gây căng thẳng. Do vậy, việc sống trong một môi trường đầy tiếng ồn sẽ khiến chúng ta rất căng thẳng vì cơ thể giải phóng những hormone có hại này ở mức độ cực kỳ cao.

Noise and stress
Các nghiên cứu cho thấy tiếng ồn kích thích giải phóng các hóc-môn căng thẳng trong não. (Ảnh: Uplift Connect)

Thật thú vị khi biết rằng từ “noise” (tiếng ồn) được cho là có nguồn gốc từ tiếng Latin “nausea”, có nghĩa “ghê tởm” hay “buồn nôn”, hoặc từ Latin “noxia”, có nghĩa là “đau đớn, thiệt hại” hoặc “chấn thương”. Tiếng ồn có liên quan đến chứng cao huyết áp, bệnh tim, ù tai và mất ngủ. Chúng ta đã có quá nhiều kinh nghiệm về những ảnh hưởng bất lợi của ô nhiễm tiếng ồn.

Tiếng ồn quá mức có thể trở thành vấn đề lớn đối với các giác quan của cơ thể, và hiện tại ngày càng nhiều người không thể hoạt động trong môi trường lộn xộn và ồn ào. Nhưng ngày nay, khoa học không chỉ tìm thấy bằng chứng cho thấy tiếng ồn gây hại mà còn khẳng định sự yên tĩnh có thể chữa bệnh.

Hiệu quả của sự yên tĩnh

Năm 2011, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khảo sát và định lượng chi phí sức khoẻ ở châu Âu. Kết quả cho thấy 340 triệu cư dân Tây Âu (tương đương dân số Hoa Kỳ) đang mất một triệu năm sống khoẻ mạnh hằng năm vì tiếng ồn. WHO cũng tuyên bố rằng nguyên nhân chính của 3.000 ca tử vong vì bệnh tim là do tiếng ồn quá mức.

Một nghiên cứu do GS. Gary W. Evans thuộc Đại học Cornell thực hiện đã cung cấp biểu đồ ảnh hưởng của tiếng ồn của sân bay với học sinh ở trường gần sân bay Munich. Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em tiếp xúc với tiếng ồn đã phát triển một phản ứng căng thẳng khiến họ phớt lờ tiếng ồn này. Ông phát hiện bọn trẻ đã phớt lờ âm thanh gây hại ở sân bay, nhưng cả với những tiếng ồn hằng ngày khác, cũng như bài giảng.

The brain responds to silence
Bộ não có thể nhận ra sự tĩnh lặng và phản ứng mạnh mẽ. (Ảnh: Uplift Connect)

“Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu mạnh nhất, có bằng chứng dứt khoát nhất về tác hại của tiếng ồn là nguyên nhân gây ra căng thẳng và có hại cho con người” – GS. Gary Evans

Các nhà khoa học đã không tích cực đặt ra vấn đề phải nghiên cứu hiệu quả của sự yên lặng, thay vào đó họ khám phá ra lợi ích của nó một cách tình cờ. Năm 2006, nhà vật lý Luciano Bernardi đã nghiên cứu tác động của tiếng ồn và âm nhạc lên thân thể và tạo nên một khám phá đáng kinh ngạc.

Khi các đối tượng trong nghiên cứu của ông tiếp xúc với những quãng im lặng ngẫu nhiên giữa tiếng ồn và âm nhạc, họ đã trải nghiệm một hiệu ứng mạnh mẽ. Việc tạm dừng trong hai phút khiến não bộ thư giãn hơn nhiều so với nghe nhạc giải trí hoặc im lặng lâu hơn trước khi thí nghiệm bắt đầu. Kỳ thực, khoảng dừng có vẻ “không liên quan” của Bernardi đã trở thành khía cạnh quan trọng nhất của nghiên cứu. Một trong những phát hiện chính của ông là tác dụng của sự yên tĩnh được nâng cao nhờ sự tương phản.

Nhiều vị giáo viên và học viên thiền định có thể chứng thực điều này. Các bậc thầy về tâm linh và tinh thần luôn khuyên người học nên có những khoảng lặng thường xuyên trong ngày. Mặc dù chúng ta có thể nghĩ sự tĩnh lặng là sự thiếu hụt thông tin đầu vào, nhưng giới khoa học có quan điểm khác. Não ghi nhận sự im lặng và phản hồi lại một cách mạnh mẽ. Nghiên cứu sau này của Imke Kirste, nhà sinh vật học tái tạo từ Đại học Duke đã khám phá rằng hai giờ tĩnh lặng mỗi ngày thúc đẩy tế bào phát triển ở thuỳ hải mã, vùng não liên quan đến thông tin của ký ức, bao gồm các giác quan.

Dành thời gian để nghỉ ngơi

tinh tam, thiền định, hít thở,
Sự yên tĩnh giải toả căng thẳng và sức ép lên bộ não cũng như cơ thể. (Ảnh: Odyssey)

Theo Lý thuyết Phục hồi Sự Chú ý, khi ta đang ở trong môi trường có mức độ cảm nhận đầu vào thấp hơn, não bộ có thể “phục hồi” khả năng nhận thức. Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, não bộ chúng ta có quá ít thời gian để nghỉ ngơi. Chúng ta liên tục xử lý một lượng thông tin khổng lồ. Nghiên cứu cho thấy nhu cầu chú ý, tập trung của cuộc sống hiện đại đã tạo ra vô số căng thẳng cho vỏ não trước trán – bộ phận của não chịu trách nhiệm về việc ra quyết định, giải quyết vấn đề và nhiều thứ khác. Khi ta dành thời gian để tĩnh lặng, bộ não mới có khả năng thư giãn và giải phóng sự tập trung này.

Các nhà nghiên cứu khám phá rằng sự yên tĩnh giúp các tế bào mới phân chia thành nơ-ron, và hợp thành một hệ thống nhất; do đó khi chúng ta trải nghiệm sự yên tĩnh, não bộ có khả năng làm việc với sự hiểu biết tốt hơn môi trường bên trong và bên ngoài. 

Trong khi tiếng ồn gây ra căng thẳng, sự yên tĩnh lại giải toả căng thẳng và sức ép lên bộ não cũng như cơ thể. Sự yên tĩnh đang bổ sung và nuôi dưỡng các nguồn lực nhận thức. Tiếng ồn gây cho ta mất tập trung, khả năng nhận thức, làm giảm động lực và chức năng của não. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc bỏ ra một ít thời gian để trầm tĩnh có thể giúp hồi phục thần kỳ những thứ bị mất do hấp thu tiếng ồn quá mức.

Các bậc thầy tâm linh thời cổ đại đã biết tất cả những điều này; sự tĩnh lặng có thể chữa bệnh, sự tĩnh lặng giúp chúng ta nhìn vào sâu bên trong bản thân mình, giúp cân bằng giữa tâm hồn và thể chất. Hiện nay, khoa học cũng đang nói về những điều tương tự.

Lợi ích chữa bệnh của tự nhiên và sự tĩnh tại đã được ghi chép rõ ràng, nhưng giờ đây chúng ta có thể thêm chúng vào danh sách phương pháp để có được sức khoẻ, hạnh phúc, và phục hồi não bộ. Kinh nghiệm đơn giản và cổ xưa về sự yên tĩnh này chỉ có thể là hương liệu chữa bệnh, điều chúng ta cần làm là chế ngự được lối sống hiện đại xô bồ của mình.

Trung Hiến, dịch từ Uplift Connect

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x