Tôn Tử – Vị quân sư dụng binh như Thần, Gia Cát Lượng cũng phải học hỏi

24/01/18, 10:04 Cổ Học Tinh Hoa

Tôn Tử là một trong những chiến lược gia vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Ông là cha đẻ của bộ “Binh pháp Tôn Tử”- cuốn sách nổi tiếng về hệ thống lý luận quân sự được rất nhiều các thế hệ sau này áp dụng, thậm chí còn phù hợp cho đến tận ngày nay.

Tôn Tử - Vị quân sư dụng binh như Thần, Gia Cát Lượng cũng phải học hỏi.1
Tôn Vũ là một đại quân sư, một danh tướng đại tài của nước Ngô cuối thời Xuân Thu. (Ảnh: Beibaotu)

Tôn Vũ (545 – 470 TCN), còn được gọi là Tôn Tử, là một đại quân sư, một danh tướng đại tài của nước Ngô cuối thời Xuân Thu. Sinh ra trong thời loạn lạc, tuy xuất thân từ con nhà tướng nhưng gia phụ lại là người không muốn con mình nghiệp binh đao, luôn ra sức ngăn cản.

Mặc dù luôn bị gia phụ ngăn cấm nhưng với tư chất thông minh tột độ, lại được ông nội từng là đại tướng quân của nước Tề luôn ngấm ngầm ủng hộ và truyền dạy binh pháp nên sau khi nước Tề gặp nạn, Tôn Vũ trốn nhà ghi danh làm một tốt sĩ ra trận chiến đấu, lập nên đại công. Ông còn là người quyết định sự sống còn của nước Tề khi vị liên minh Yên, Tấn nước vây hãm.

Lần đầu, sau khi Trưởng Quân được lệnh đi đốt kho lương của địch, Tôn Vũ thấy được kế phục binh của địch cản không cho Trưởng Quân đi. Trưởng Quân không nghe lời Tôn Vũ nên bị tập kích trúng tên mà chết. Trước khi chết đã hối hận mà giao lại tàn binh cho Tôn Vũ. Ngay trong đêm, Tôn Vũ chỉ huy tàn quân dùng lửa đốt sạch kho lương của địch.

Lần thứ hai, khi đó thống soái ba quân là Đường Nhượng Thư bị đại quân địch vây hãm trong thành, chỉ còn lại đội quân ít ỏi của Tả quân Tống Bắc tướng quân ẩn nấp bên ngoài. Thực ra đây cũng là âm mưu dụ địch của Đường Nhượng Thư nhưng mọi người không hiểu. Đường Nhượng Thư lệnh cho Tả quân Tống Bắc tướng quân từ bên ngoài tập kích bất ngờ vào trung quân liên minh Yên, Tấn.

Nhưng Tống Bắc tướng quân không nghe theo mà lại lập kế hoạch bỏ trốn. Trước tình thế nguy nan, Tôn Vũ đã bàn với Vô Cữu đoán được dụng kế của tướng soái Đường Nhượng Thư nên thống lĩnh đội quân tập kích, kịp thời giải nguy cho Đường Nhượng Thư, giúp nước Tề thoát khỏi diệt vong.

Sau khi đại thắng trở về, thấy được sự thông minh tài giỏi lại vô cùng quyết đoán của Tôn Vũ, đại tướng soái khi ấy là Đường Nhượng Thư đã nhận làm học trò truyền dạy binh thư. Cứ nghĩ mọi việc yên bề, ngờ đâu nội chiến xảy ra, tứ đại gia tộc của nước Tề khi đó vì tranh giành quyền lực là tàn sát lẫn nhau. Tôn Vũ phải mất đi người bạn tri kỷ và ý trung nhân của mình nên đau buồn mà phải rời nước, sống đời phiêu bạt.

Sau khi rời khỏi nước Tề, trên đường phiêu bạt, Tôn Vũ tình cờ gặp được quý nhân khai thị cho đến nước Ngô ẩn cư tại Thê Hà Cư trên núi La Phù làm nông 8 năm, chuyên tâm nghiên cứu binh thư. Sau khi ở ẩn, Tôn Vũ đã viết ra 13 thiên bộ “Binh Pháp Tôn Tử” được mệnh danh là “Thư trung chi bảo”, là báu vật vô giá của các bậc minh quân dùng để trị vì thiên hạ.

Năm 515 TCN, Tôn Vũ hiến kế cho Ngũ Tử Tư, dùng thích khách giết chết Ngô Vương Liêu, giúp công tử Quang lên ngôi. Sau khi công tử Quang lên ngôi, Tôn Vũ được Ngũ Tử Tư tiến cử. Đích thân vua Ngô mang lễ vật vào tận núi sâu mời Tôn Vũ ra giúp sức. Cũng bắt đầu từ đây, một vị quân sư dụng binh như thần, nghìn thu ghi nhớ xuất hiện.

Trận chiến Ngô Cung

Tôn Vũ được vua Ngô mời về giúp sức rồi phong cho làm tướng soái thống lĩnh ba quân. Nhiều người trong triều cho rằng dù binh pháp của Tôn Vũ có hay cỡ nào cũng chỉ là “bàn việc quân trên giấy”, chưa có kinh nghiệm thực chiến. Hơn nữa ông lại là người nước Tề mà làm tướng nước Ngô nên không phục. Vua Ngô là Hạp Lư khi đó mới hỏi Tôn Vũ rằng: “Binh pháp của tiên sinh chủ yếu là lý luận, không biết có thể mang ra ứng dụng trong thực tế không?”.

Tôn Vũ đáp: “Đã là binh pháp thì đương nhiên sẽ vận dụng được trong thực tiễn chiến trận”.

Vua Ngô: “Vậy không biết có thể mang ra diễn tập không?”.

Tôn Vũ đáp: “Binh pháp của thần chẳng những dùng trong đám quân sĩ mà thôi, dẫu đến đàn bà con gái, biết theo hiệu lệnh thì cũng có thể đi đánh giặc được”.

Tôn Tử - Vị quân sư dụng binh như Thần, Gia Cát Lượng cũng phải học hỏi.1.2
Việc quân tốt ở chỗ nghiêm minh, như vậy mới khiến lòng quân chịu phục. (Ảnh: Sina)

Vua Ngô vỗ tay cười mà nói rằng: “Lời nói của tiên sinh có phần viển vông quá, lẽ nào đàn bà con gái mà lại có thể cầm kiếm tập trận được?”.

Tôn Vũ đáp: “Đại vương bảo tôi nói viển vông, vậy xin hãy cho phép tôi luyện tập các cung nữ, nếu không được thì tôi xin chịu tội”.

Vua Ngô đã truyền, đem ba trăm cung nữ giao cho Tôn Vũ luyện tập.

Tôn Vũ nói: “Việc quân tốt ở chỗ nghiêm minh, xin đại vương cho phép được thưởng phạt nghiêm minh theo quân pháp thì mới làm được”. Vua Ngô đều đồng ý cho cả. Tôn Vũ tuyên bố hiệu lệnh có ba điều: Không được hỗn loạn hàng ngũ, không được cười nói rầm rĩ, không được có ý làm trái hiệu lệnh.

Sang ngày hôm sau, Tôn Vũ hẹn đám cung nữ cùng quần thần văn võ ra thao trường diễn tập. Người nào cũng mình mặc áo giáp, đầu đội mũ trụ, tay phải cầm kiếm, tay trái cầm mộc. Tả cơ và Hữu cơ thì trang phục như tướng quân, đứng ở hai bên, chờ hiệu lệnh của Tôn Vũ. Tôn Vũ đích thân đứng ra chỉ bảo mẫu mực và bày thành trận thế.

Xong xuôi lại truyền đem hai lá cờ vàng đưa cho Tả cơ và Hữu cơ để cầm đứng trước, còn các cung nữ đứng ở sau đợi lệnh. Tôn Vũ hạ lệnh rằng: “Hễ nghe thấy hồi trống thứ nhất thì hai đội đều đứng dậy cả, nghe hồi trống thứ hai thì đội bên trái quay mặt về bên phải, đội bên phải quay mặt về bên trái, nghe hồi trống thứ ba thì đều giơ kiếm ra như thể đánh nhau còn nghe thấy hiệu thanh la thì rút quân”.

Các cung nữ đều bưng miệng cười. Viên cổ lại đánh một hồi trống. Các cung nữ kẻ ngồi kẻ đứng, không được đều nhau. Tôn Vũ đứng dậy mà nói rằng: “Hiệu lệnh không rõ, diễn tập không đúng là tội quan tướng đó!”.

Tôn Vũ truyền cho viên quân lại truyền bá hiệu lệnh một lần nữa. Viên cổ lại đánh một hồi trống. Các cung nữ đều đứng dậy, nhưng nghiêng nghiêng vẹo vẹo, đổ xô vào nhau, mà vẫn cười như trước. Tôn Vũ liền vén hai tay áo, cầm lấy dùi mà đánh trống, hiệu lệnh vẫn tuyên bố như trước. Tả cơ và Hữu cơ cùng các cung nữ đều cười ồ lên cả.

Tôn Vũ cả giận, gọi viên chấp pháp đến hỏi, tội không theo quân lệnh nên xử phạt thế nào? Viên quan chấp pháp trả lời: Nên chém. Tôn Vũ lập tức truyền lệnh đem hai người nữ đội trưởng ra chém để làm gương. Các nha tướng trông thấy Tôn Vũ hầm hầm nổi giận, thì không dám trái mệnh, liền trói cả hai ái phi của vua Ngô ra chém, vua Ngô ngồi ở trên đài trông thấy, vội vàng sai Bá Hi cầm cờ tiết đến cản Tôn Vũ.

Tôn Vũ nói: “Việc quân không phải là việc đùa! Tôi đã chịu mệnh làm tướng rồi thì tướng ở chiến trường đôi khi có thể không nghe lệnh vua. Hơn nữa, quân lệnh không nghiêm sao có thể khiến quân lính khâm phục”.

Nói xong lập tức cho người chém đầu hai ái phi của vua Ngô xong chọn hai người khác ở trong hai đội ấy cho làm đội trưởng rồi nổi trống và tuyên bố hiệu lệnh: “Hồi trống thứ nhất, đều đứng dậy cả, hồi trống thứ hai, đều đi vòng quanh, hồi trống thứ ba, hai bên cùng hợp chiến, khi nghe hiệu thanh la thì lui quân”.

Quân sĩ nghiêm chỉnh chấp hành, lúc tiến lúc lui, đều đúng khuôn phép, không sai một chút nào. Trong khi diễn tập từ trước đến sau ai lấy đều im lặng như tờ. Tôn Vũ bèn sai viên chấp pháp đến tâu với vua Ngô rằng: “Quân đội đã được chỉnh tề rồi, xin tùy ý đại vương điều khiển, bây giờ dẫu đại vương bảo nhảy vào đống lửa, cũng không ai dám lui tránh”.

Tất cả văn võ quần thần nước Ngô có mặt tại đó ai lấy thấy vậy đều hết mực khâm phục, sự việc dùng nữ nhi mặc giáp cầm thương đó là điều mà trước nay chưa từng có, đây quả là việc kinh thiện động địa thời bấy giờ. Tên tuổi của Tôn Vũ cũng từ đó mà uy chấn thiên hạ.

Tuy nhiên vua Ngô thấy Tôn Vũ giết chết hai ái phi của mình thì đâm ra tức giận, không muốn dùng Tôn Vũ nữa. May thay có Ngũ Tử Tư đứng ra khuyên can: “Đại vương muốn đánh Sở để làm bá chủ thiên hạ, cho nên mong tìm được tướng giỏi. Nhưng tướng giỏi, cần nhất phải là người quả quyết. Nếu không có Tôn Vũ thì ai là người dám vượt sông Hoài, sông Tử, băng qua nghìn dặm mà sang đánh Sở bây giờ? Gái đẹp dễ có, tướng giỏi khó tìm, nay vì hai ái phi mà bỏ mất tướng tài thì khác nào như tiếc đám cỏ xấu mà bỏ mất đám lúa tốt đó!”.

Vua Ngô tỉnh ngộ, bèn phong Tôn Vũ làm thượng tướng quân, hiệu là quân sư, giao phó cho việc đánh Sở.

Trong những lần trực tiếp cầm binh của Tôn Vũ, ông đều bách chiến bách thắng, dụng binh như Thần, người đời nể phục. Chỉ tiếc rằng Tôn Vũ một đời trung thần vì chúa nhưng lại không gặp được minh quân sáng suốt. Sớm biết được hậu quả của việc vua háo sắc ưa nịnh, đất nước ắt sẽ tàn vong nên sớm đã xin cáo lão hồi hương, quy ẩn núi sâu rừng thẳm.

Tương truyền hậu duệ của ông là Tôn Tẫn, là vị quân sư lỗi lạc của nước Tề, có bạn đồng môn là Bàng Quyên, vì muốn chiếm lĩnh bộ “Binh Pháp Tôn Tử” của ông mà đem lòng hãm hại Tôn Tẫn. Kết quả bị Tôn Tẫn dùng binh vây đánh, vạn tiễn xuyên tim. Những kế sách, mưu lược của Tôn Tử về sau thường xuyên được các nhà quân sự vận dụng một cách sáng tạo, đỉnh cao nhất chính là Khổng Minh Gia Cát Lượng.

Tôn Tử - Vị quân sư dụng binh như Thần, Gia Cát Lượng cũng phải học hỏi.3
Gia Cát Lượng đã sử dụng “Không thành kế” để đánh đuổi Tư Mã Ý. (Ảnh: Sohu)

Trong cuộc chiến Bắc phạt, sau khi bị mất Nhai Đình vào tay Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng bị dồn vào tình thế hết sức nguy cấp. Ông buộc phải rút về Tây thành, trong tay chỉ có 2000 quan văn và 500 võ tướng. Tư Mã Ý mang 15 vạn quân truy kích, tiến đến chân thành. Lúc ấy, Khổng Minh sai quân sĩ mở toang cổng, tự mình ngồi trên lầu ung dung gảy đàn, như có ý khiêu khích. Tư Mã Ý nghi hoặc, e có mai phục nên rút quân trở về.

“Không thành kế” này chính là rút từ trong “Binh pháp Tôn Tử” mà ra. Ý tứ là trong hoàn cảnh bị quân địch uy hiếp thì phải dùng thái độ trầm tĩnh, những hành động kỳ lạ để đánh lạc hướng, làm quân địch nghi hoặc, từ đó tìm đường thoát thân. Mặt khác, kế này cũng thường dùng để lừa quân địch vào ổ mai phục, vườn không nhà trống rồi tiến hành vây diệt.

Suốt hàng ngàn năm qua, binh pháp của Tôn Vũ luôn là kho tàng trí tuệ thâm sâu, ẩn tàng những giá trị chưa thể đo lường hết.

Theo ĐKN

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

    Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

x