Chuyện xưa đáng ngẫm: Con dâu nói xấu mẹ chồng bị trời cao trừng phạt
Trong lịch sử có rất nhiều những câu chuyện kể về việc con dâu bất hiếu, ngược đãi mẹ chồng mà bị sét đánh chết. Câu chuyện dưới đây chính là một ví dụ chân thực, để thấy rằng đạo trời vốn công bằng, thiện ác tất phân minh.
Trong cuốn sách “Duyệt vi thảo Đường bút ký” có ghi lại một câu chuyện như sau. Vào năm Ung Chính thứ 10, tại vùng nọ có cô con dâu của một vị quan lại, từ trước đến nay chưa từng cãi lộn với ai, nhưng đột nhiên một ngày từ trên bầu trời xuất hiện tia sét xuyên qua cửa sổ, đánh thẳng vào ngực của cô gái.
Chồng của cô cùng bị tia lửa điện này làm cho bỏng nặng, từ lưng xuống đến mông bị đều bị đốt cháy xém, gây bất tỉnh nhân sự.
Một lúc sau, người chồng mới tỉnh lại, nhìn thi thể của vợ mà khóc ròng, nói: “Ta tính tình không tốt nên đôi khi cãi lộn với mẹ vài câu, em cùng lắm chỉ là than phiền với ta những uất ức trong lòng, chỉ là người đứng sau lau nước mắt mà thôi, vì sao lại bị ông Trời trừng phạt như vậy chứ?”.
Anh ta không biết rằng hình phạt cho kẻ chủ mưu luôn là nặng nhất, điều này dù âm gian hay dương gian đều là giống nhau. Anh và mẹ cãi lộn, nguyên nhân chính là do cô con dâu ở phía sau xúi giục, nên cô là kẻ chủ mưu. Người chủ mưu thì nghiệp tạo thành luôn là lớn nhất.
Rất nhiều người thích ở sau lưng người mà châm ngòi ly gián, cho rằng không phải tự mình làm thì sẽ không bị trừng phạt, nhưng xem ra đó là cách nghĩ sai lầm.
Sức mạnh của ngôn ngữ
Có một số người thích mắng chửi người khác, hoặc ở sau lưng nói xấu người, nhưng họ lại không nghĩ, điều họ nói ra thì chính bản thân họ sẽ nghe đầu tiên. Âm thanh mắng chửi cũng giống như ma âm, người nghe càng nhiều thì bị thương càng nặng.
Sau khi miệng phát ra lời ác, ngày đêm nó sẽ đi qua lỗ tai của chính mình, dần dà loại ngôn ngữ này sẽ trở thành hạt giống trong tâm hồn, sớm muộn gì cũng sẽ tạo thành vận rủi. Nhất là những lời nói lúc phẫn nộ và oán hận, những lời nói đó đều chứa năng lượng rất lớn mạnh, lại hướng tới bản thân mình mà xuyên thấu, kết quả lại vô ý mang đến điều không tốt cho chính mình.
Có câu rằng: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. Ngôn ngữ nhìn như đơn giản, nhưng ảnh hưởng lại tương đối sâu xa. Đôi khi chỉ một lời nói khích lệ của bạn có thể khiến một người tìm được con đường đi tiếp. Nhưng đôi khi cũng chỉ vì một lời nói “không thiện ý” của bạn cũng khiến người khác đi vào đường cùng.
Khi chúng ta nhìn thấy một người chỉ “thao thao bất tuyệt” đàm luận về khuyết điểm của người khác, có phải hay không trong lòng chúng ta cảm thấy xem thường, thậm chí không thèm dùng một con mắt để nhìn? Còn khi chúng ta chứng kiến một người, rất khách quan và công bằng để đưa ra một đánh giá tốt cho một người nào đó, có phải hay không chúng ta cũng muốn làm bạn với họ? Tin rằng phần lớn mọi người chúng ta đều sẽ có lựa chọn như vậy.
Cổ nhân nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”, bản tính ấy của một người chẳng phải là cái tâm của một vị Thiên sứ sao? Khi chúng ta dùng thiện niệm để đối đãi với người khác, họ nhất định sẽ xem chúng ta là một vị Thiên sứ để đối đãi, cũng sẽ dùng cái tâm thiện niệm để đối đãi lại với chúng ta. Cứ như vậy mà nói, chẳng phải chúng ta cũng gặp được Thiên sứ rồi sao? Trong cuộc sống bề bộn này, mỗi chúng ta hãy cùng nói nhiều hơn nữa những lời thiện ý…
Tuệ Tâm