Nghiên cứu hoá thạch có phương pháp mới
Các nhà vật lý đã tìm ra được một phương pháp mới nghiên cứu những di tích cổ sinh, cho phép thấy được những yếu tố giải phẫu mà mắt thường và kính hiển vi không nhìn được, do vậy sẽ có những phát hiện mới, những thông tin mới từ những mẫu vật cũ.
/
Công trình công bố trên Tạp chí Applied Physics A.
Phương pháp dựa trên sự chiếu tia X năng lượng cao vào hoá thạch và quan sát huỳnh quang phát ra. Những nguyên tử sẽ phản xạ với photon có độ dài sóng khác nhau, nhờ vậy các nhà cổ sinh học có thể quan sát được sự sắp xếp từng chi tiết trên bề mặt của đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp mới có thể giúp các nhà khoa học có nhiều phát hiện mới ở những mẫu vật đã được nghiên cứu rất kỹ. |
Ngoài ra khác với những phương pháp đang sử dụng, phương pháp mới còn có ưu điểm là nó không phá hủy và không làm thay đổi các mẫu vật như phương pháp khác, như khối phổ ký chẳng hạn.
Nhờ phương pháp mới này các tác giả đã xác định thành công một hoá thạch có niên đại trên 50 triệu năm mà các nhà cổ sinh học trước đây tưởng rằng là bộ da mà những con thằn lằn cổ đại đã vứt bỏ trong thời gian lột xác của chúng, nhưng thực ra lại là chính thân của thằn lằn. Điều này đã giải thích được vì sao trong vùng đầu của chúng lại thường thấy các vết photpho, giống như ở những chiếc răng.
Các nhà khoa học cho rằng phương pháp mới rất có ích khi phân tích những dấu vết ở những mẫu vật thường cho rằng đã nghiên cứu kỹ. Đồng thời, niên đại của các mẫu vật có thể tìm hiểu có thể kéo dài đến 160 triệu năm.
Bảo Châu
(vietnamnet.vn)