Những mẩu chuyện lịch sử: Khổng Tử luận đàm về đạo lý bắt ve

Khổng Tử suốt đời coi việc truyền bá văn hóa truyền thống là nhiệm vụ của mình, ông coi trọng việc giáo dục, cả đời ông luôn tuân theo tôn chỉ học không ngừng nghỉ, dạy dỗ không mệt mỏi, đã lưu lại cho hậu nhân những bài học làm người sâu sắc.

Tạo hình nhân vật Khổng Tử trên phim. (Ảnh: Younrenba)
Tạo hình nhân vật Khổng Tử trên phim. (Ảnh: Younrenba)

Nhan Hồi đã từng nói: “Phu tử tuần tuần nhiên thiện dụ nhân”, ý rằng thầy tuần tự mà khéo léo dẫn dắt người. Còn Chu Hy thì nói: “Phu tử giáo nhân, các nhân kỳ tài”, nghĩa là, thầy dạy người ta dựa trên trình độ khác nhau của từng người. Qua những câu chuyện dưới đây có thể thấy Khổng Tử giáo dục học trò ngay cả trong sự giao tiếp thông thường.

1. Khổng Tử luận đàm về đạo lý bắt ve

Một ngày nọ, Khổng Tử cùng các môn đệ chu du đến nước Sở. Khi đi ngang qua một khu rừng, Khổng Tử và các môn đệ gặp một ông lão gù lưng đang dùng gậy tre để bắt ve. Khi ông lão bắt ve, chỉ đơn giản giống như ông nhặt cái gì đó ở dưới đất lên; ông đơn giản không để sẩy con ve nào.

Khổng Tử đến gần và cúi đầu chào ông lão. Khổng Tử hỏi ông: “Tiên sinh, kỹ thuật bắt ve của tiên sinh thật thành thục, tiên sinh có đạo lý gì?”.

Ông lão ngước lên và trả lời: “Ta có đạo lý. Thời điểm tốt nhất để bắt ve là vào tháng Năm hoặc tháng Sáu. Khi không đúng thời điểm, đừng vội vàng mà phải kiên nhẫn; khi thời điểm đến, phải tận dụng đầy đủ và bắt được càng nhiều ve càng tốt, nếu không phải đợi sang năm.

Khi ta mới đầu bắt ve, ta chỉ bắt được giống như những người khác. Ta để sẩy thường xuyên. Sau đó ta quyết định tự rèn luyện. Ta đặt một viên bi nhỏ trên đầu gậy tre và đứng im giữ cây gậy để giữ cho viên bi không rơi xuống. Ta mất một vài tháng để làm điều này và cuối cùng ta có thể giữ được viên bi trên cây gậy.

Sau đó, gần như mỗi lần bắt ve ta đều bắt trúng, rồi ta quyết định đặt ba viên bi trên đầu gậy tre và tự rèn luyện mình giữ viên bi đúng vị trí. Khi ta có thể giữ được ba viên bi trên đầu gậy tre, tỷ lệ bắt trượt của ta còn ít hơn nữa.

Sau đó ta quyết định đặt năm viên bi trên gậy tre và lại rèn luyện bản thân giữ viên bi không rơi xuống. Sau khi ta có thể làm điều đó, việc bắt ve trở nên dễ như nhặt cái gì đó ở dưới đất lên vậy; ta không bắt trượt con nào cả”.

Khổng Tử khen ngợi: “Thật tuyệt vời!”

Ông lão tiếp tục: “Khi đang bắt ve, ta giữ cơ thể mình bất động như khúc gỗ. Ta giữ chặt cánh tay, cho dù trời đất rộng lớn ra sao, cho dù mọi thứ xung quanh thế nào, ta sẽ không thấy gì ngoài đôi cánh của con ve mà ta đang bắt. Ta sẽ không nhìn lại, không nghiêng người và sẽ không bận tâm đến bất kỳ phiền nhiễu nào. Ta chỉ hoàn toàn để tâm vào con ve; không gì khiến ta thay đổi sự chú ý của ta vào nó. Làm sao ta có thể bắt trượt con ve khi ở trong trạng thái như vậy?”.

Khổng Tử cảm thán không thôi; ông quay về phía các đệ tử và nói: “Dụng tâm chuyên nhất, tinh thần tập trung cao độ, sẽ có thể đạt đến cảnh giới thần kỳ. Vị lão nhân gù lưng này hoàn toàn đạt đến tầng thứ đó!”.

Khổng Tử nói tiếp: “Tất cả các trò đều ăn no mặc ấm, nhưng các trò cũng hiểu đạo lý này đúng không? Trước tiên phải buông bỏ truy cầu danh lợi quyền thế, thì mới có thể đạt đến cảnh giới đó”.

2. Đạo đối nhân

Một lần Khổng Tử bàn luận với các đệ tử của mình về đạo đối nhân.

Tử Lộ nói: “Người khác dùng thiện ý đối đãi với ta thì ta cũng dùng thiện ý đối đãi với họ; người khác không dùng thiện ý đối đãi với ta thì ta cũng không dùng thiện ý đối đãi với họ”.

Khổng Tử đáp: “Đây là cách đối xử của những dân tộc thiểu số không có đạo đức lễ nghĩa”.

Tử Cống nói: “Người khác dùng thiện ý đối đãi ta thì ta cũng dùng thiện ý đối đãi với họ, người khác không dùng thiện ý đối đãi ta thì ta sẽ dẫn dắt họ hướng thiện”.

Khổng Tử đáp: “Đây là cách ứng xử giữa bằng hữu với nhau”.

Nhan Hồi nói: “Người khác dùng thiện ý đối đãi với ta thì ta cũng dùng thiện ý đối đãi với họ, người khác không dùng thiện ý đối đãi với ta thì ta cũng dùng thiện ý đối đãi với họ, và hướng dẫn họ hướng thiện”.

Khổng Tử đánh giá rằng: “Đây là cách ứng xử nên có giữa những người thân. Nói rộng ra thì thành tâm đối đãi với người trong thiên hạ mới thực sự là hành thiện”.

3. Lời nói khi tiễn biệt

Một lần Tử Lộ đến để cáo biệt Khổng Tử trước khi lên đường đi xa.

Khổng Tử nói: “Con muốn ta tặng cho con một chiếc xe hay là tặng cho con vài lời?”

Tử Lộ nói: “Xin thầy cho con một vài lời”.

Khổng Tử nói: “Nếu không ngừng nỗ lực vươn lên thì không thể đạt được mục tiêu to lớn; không chăm chỉ làm tốt việc của mình thì không thể có được kết quả tốt; không đối xử chân thành với người khác mà so đo tính toán thì không thể thân cận với người ta; bản thân không coi trọng chữ tín thì không thể mong người khác giữ chữ tín với mình; không chân thành và khiêm tốn với người khác thì không thể phù hợp với lễ nghĩa.

Nếu con có thể áp dụng năm điều này trong cách hành xử và làm việc thì có thể làm được lâu dài”.

Tử Lộ cảm ơn thầy đã chỉ giáo rồi lên đường.

4. Người quân tử phải luôn cẩn trọng

Tử Cống làm quan ở Tín Dương, khi sắp nhậm chức, đến bái kiến Khổng Tử, Khổng Tử nói: “Phải siêng năng, phải cẩn thận, phải chỉ đạo sản xuất nông nghiệp dựa vào thiên nhiên thời tiết. Không tranh đoạt, không cướp bóc”.

Tử Cống nói: “Từ hồi trẻ, con đã theo học thầy, lẽ nào con đã từng phạm lỗi cướp bóc”.

Khổng Tử nói: “Con còn không hiểu sâu thêm nữa. Dùng người tài đức đi thay thế người đại tài đức thì gọi là ‘đoạt’; dùng kẻ bất tài thay thế người có tài gọi là ‘phạt’; chính lệnh nới lỏng mà hình phạt tàn bạo gọi là ‘bạo’; lấy hết điều tốt về mình thì gọi là ‘đạo’ (trộm). Đạo không chỉ là trộm cắp tài vật.

Ta nghe nói: Thiện ở làm quan, hành sự theo pháp luật giúp cho bách tính được lợi; kẻ làm quan bất thiện, bóp méo pháp luật, khiến cho bách tính bị tổn hại, đây là căn nguyên của dân oan. Chỉnh đốn quan phong, không có gì tốt bằng công bằng; đứng trước tài vật, không có gì tốt bằng sự liêm khiết.

Thanh liêm và công bằng không biến đổi. Giấu giếm điểm tốt của người khác chính là mai một nhân tài; bên trong không khuyên bảo mà ra ngoài phỉ báng lẫn nhau thì không thể sống hòa thuận. Vì vậy người có tu dưỡng đạo đức, không điều gì là không cẩn thận. Nghiêm khắc với bản thân, rộng lượng với người khác mới có thể dùng đức hạnh và trí huệ của mình để tạo phúc cho muôn dân”.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

x