Dù bị tước hết chức vị, là hiền sĩ vẫn ngẩng mặt lên trời cười lớn

05/04/17, 14:25 Cổ Học Tinh Hoa

Không chỉ là một vị quan tài ba của nước Tề, Yến Tử còn là một con người hiền đức, mẫu mực. Bậc hiền sĩ như ông được dân chúng ngợi ca, mọi người đều kính trọng.

Yến Tử là người túc trí đa mưu, được vua Tề trọng dụng. (Tranh minh họa từ gushixuexi.com)

Yến Tử từng là đại thần của Tề Trang Công, bởi vì ông túc trí đa mưu, nên rất nhiều kiến nghị ông đưa ra đều được Tề Trang Công tiếp thụ. Mỗi lần vào chầu, Tề Trang Công đều ban thưởng cho Yến Tử rất nhiều lễ vật cũng như bổng lộc. Nhưng không bao lâu, Tề Trang Công nghe theo sàm ngôn, không trọng dụng Yến Tử nữa. Bởi vậy đã dần dần cắt giảm chức vị và bổng lộc của Yến Tử, cuối cùng tước bỏ toàn bộ, Yến Tử trở thành bách tính bình dân. Lúc đó Yến Tử ngửa mặt lên trời thở dài, rồi đột nhiên lại cười lớn.

Người hầu của ông thấy khó hiểu, nên hỏi: “Tiên sinh, tại sao ngài khi thì thở dài, khi thì lại cười lớn như vậy?”.

Yến Tử nói: “Ta thở dài, là bi thương quốc quân sắp rơi vào họa sát thân, ta cười to là vì ta may mắn có thể bảo toàn tính mệnh!”.

Quả nhiên không lâu sau, Tề Trang Công vì thông dâm với vợ của đại thần Thôi Trữ, nên đã bị Thôi Trữ giết chết ngay tại nhà mình. Sau đó, Yến Tử đi đến nhà Thôi Trữ để phúng viếng Tề Trang Công, khi đi vào cửa nhà, tùy tùng gác cửa hỏi ông: “Ngươi tới là muốn chết cùng với quốc quân hay sao?”.

Yến Tử trả lời: “Chẳng lẽ quốc quân chỉ là của một mình ta hay sao? Tại sao ta phải chết?”

Tùy tùng nói: “Ngươi bây giờ chạy trốn may ra còn kịp”.

Yến Tử nói: “Vì sao lại khuyên ta chạy trốn, chẳng lẽ là ta có tội tình gì sao?”

Tùy tùng nói: “Ngươi hãy mau đi về đi!”

Yến Tử chậm rãi nói: “Quốc quân đã chết, trở về đâu đây? Quốc quân vì ích lợi của quốc gia mà chết, thì thần tử sẽ vì quốc quân mà chết; quốc quân vì ích lợi của quốc gia mà lưu vong, thần tử cũng sẽ đi theo lưu vong; quốc quân chỉ là vì tư lợi của mình mà chết, mà lưu vong, vậy thì hạ thần tại sao phải vì ông ta mà chết, mà lưu vong? Vậy vì lý do gì mà bắt ta phải chết, phải lưu vong?”.

Vừa nói xong, thì cửa nhà Thôi Trữ mở ra, Yến Tử bèn bước vào trong. Thôi Trữ nhìn thấy Yến Tử, luôn miệng nói: “Ngươi tại sao vẫn chưa chết, ngươi tại sao vẫn chưa chết?”.

Yến Tử đáp: “Họa loạn bắt đầu, ta không có mặt; họa loạn kết thúc, ta cũng không biết, ta tại sao phải chết? Ta nghe nói, lấy việc bỏ trốn để chứng tỏ mình là trung quân, người này sẽ không thể bảo vệ được quốc quân; lấy việc chịu chết để chứng minh mình là người có tiết nghĩa, thì không thể vì nước lập công. Ta chẳng lẽ là cung phi thị nữ của quốc quân sao? Hắn thắt cổ ta cũng theo thắt cổ, hắn chết ta cũng theo chết sao?”.

Nói xong, Yến Tử đưa tay ngả mũ ngồi xuống đất, đặt thi thể Tề Trang Công lên trên đùi của mình, cất tiếng khóc lớn. Khóc xong, Yến Tử đứng dậy rời đi.

Những thủ hạ khác khuyên Thôi Trữ: “Nhất định phải giết chết Yến Tử, không thể cho hắn đi”.

Thôi Trữ nói: “Yến tử thập phần hiền đức, là vị hiền sĩ. Tư cách, lời nói, việc làm của hắn, toàn bộ đều không sai. Dân chúng đều ủng hộ hắn! Không thể giết hắn, giết hắn, ta sẽ đánh mất lòng dân, vậy thì cuối cùng ta cũng xong!”

(Theo “Yến Tử Xuân Thu”)

Yến Tử nổi tiếng là bậc hiền tài thời Xuân Thu. Không những có trí tuệ thông minh tài ba, ông còn là một người hiền đức. Trong quá trình làm quan, Yến Tử đã không ngại đưa ra những lời can gián thiết thực cho vua, giúp ích cho đất nước. Khi không được vua trọng dụng, ông cũng không vì đó mà đau buồn hay tham luyến tiền tài, chức tước. Quan điểm của Yến Tử rất rõ ràng lành mạch, ông làm quan là để phụng sự cho lợi ích của đất nước và chúng dân.

Bởi vậy, ông là một vị quan phụ mẫu được lòng muôn dân. Chính vì điều này mà Thôi Trữ không dám động thủ, bởi giết hại hiền sĩ chính là đánh mất lòng dân. Làm quan như Yến Tử mới đúng là ích nước lợi dân, người đời nay đáng phải học tập.

Lê Hiếu biên dịch

Xem thêm: Yến Tử bàn về trị quốc: “Trị vì quốc gia, điều gì là nguy hại đáng sợ nhất?”

 

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x