Tu luyện Pháp Luân Công nâng cao chỉ số hạnh phúc gia đình (Phần 3/3)

09/10/12, 20:49 Pháp Luân Công

Tiếp theo phần 2

Phóng viên: Như những gì bà vừa nói, có sáu phương diện tâm lý mà có thể giúp nâng cao hạnh phúc gia đình và đó là: rộng mở tâm hồn và lòng bao dung, lý trí sau khi hiểu rõ chân lý, nghĩ đến người khác, hướng nội tìm khi có xung đột xảy ra, khoan dung nhẫn nại [không kể được mất], và sẳn sàng nghe lời khuyên để hướng thiện. Theo ý kiến của bà, khi nghiên cứu 100 trường hợp, thì những phương diện này có sự nâng cao nào là xuất phát từ sự tu luyện Pháp Luân Công của họ không. Bà có thể cho biết thêm chi tiết được không?

Bà Điền: Có nhiều yếu tố đưa đến sự gia tăng toàn bộ hạnh phúc trong một gia đình. Đối với 100 gia đình đã nghiên cứu, chúng ta có thể biện luận rằng việc tu luyện Pháp Luân Công của họ là nguyên nhân cơ bản cho sự nâng cao về đời sống của họ. Hãy để tôi nói thêm về điểm này từ sáu khía cạnh.

Khía cạnh đầu tiên, rõ ràng là tu luyện Pháp Luân Công rất hữu hiệu trong việc nâng cao mối quan hệ trong gia đình. Trong ví dụ của Phượng Hoa mà tôi đã nhắc đến trước đây, khi mẹ chồng cô nhiều lần cám ơn cô vì đã mời bà ta đến sống với gia đình cô, Phượng Hoa nói, “Chính là Sư phụ Lý Hồng Chí đã giúp làm tan tảng băng giữa mẹ con mình. Nếu mẹ muốn cảm ơn, thì cảm ơn Sư phụ của con.” Một ví dụ khác về gia đình số 42. Sự chăm sóc chu đáo của Phùng Thục Mai đối với mẹ chồng của cô đã làm anh chồng của cô xúc động và cô đã nói với anh ta, “Chính Đại Pháp mới là thật sự tốt. Đại Pháp đã thay đổi em thành một người tốt hơn.

Phóng viên: Tôi có thể thấy rằng từng học viên được nhắc đến trong các ví dụ của bà đã hết sức biết ơn Pháp Luân Công, nhưng đối với những người không phải là học viên thì sao? Có những ý kiến gì về Pháp Luân Công từ những người không phải là học viên không?

Bà Điền: Nghiên cứu của tôi cho thấy sự hữu hiệu của Pháp Luân Công trong việc nâng cao hạnh phúc gia đình cũng được công nhận trong toàn xã hội. Ví dụ như, trong gia đình số 4, khi Hám Tích Hương, một học viên tại huyện Mông Âm, tỉnh Sơn Đông, bị bức hại, chồng của cô đã công khai nói, “Tất cả mọi bệnh tật của vợ tôi đều biến mất sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Cô ấy cũng thay đổi thành một người hoàn toàn mới, một người biết nhẫn chịu, khiêm tốn và chăm sóc mẹ chồng một cách chu đáo. Toàn bộ người làng tôi đều nghĩ cô ấy là một người tốt.

Câu chuyện của Phượng Hoa thực tế đã được viết lại và được các quan chức trong làng đóng dấu [xác thực] vào năm 1998 (trước khi cuộc bức hại bắt đầu). Chứng kiến cuộc sống gia đình hạnh phúc của cô, những người dân trong làng cô đã xưng tụng huyền năng mầu nhiệm của Pháp Luân Đại Pháp.

Tôi cũng có thể cho thêm một ví dụ. Gia đình số 32 từ Đài Loan. Hoàng Ngọc Hoa trước đây thường cảm thấy khó chịu khi ở cạnh mẹ chồng cô vì bà sẽ làm khó chồng cô về tất cả mọi chuyện, dù là chuyện nhỏ hay chuyện lớn. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2003, cô ấy đã được nhận giải thưởng cao qúy“Nàng dâu Gương mẫu Thế kỷ của Đài Loan.” Cô ấy đã nói một cách biết ơn, “Tôi nhận được giải thưởng này tất cả là nhờ sự tu luyện Pháp Luân Công của mình!”

Hoàng Ngọc Hoa (phải) và một người bạn tại buổi lễ trao giải thường Nàng dâu Gương mẫu
Hoàng Ngọc Hoa (phải) và một người bạn tại buổi lễ trao giải thường Nàng dâu Gương mẫu

Như bạn thấy từ ba trường hợp nhắc trên, Pháp Luân Công đã được khẳng định, chứng thực bởi một người chồng, một làng, và một chính quyền địa phương. Nói chung, từ khía cạnh thứ hai này, xã hội đã công nhận tầm ảnh hưởng to lớn của Pháp Luân Công trong việc nâng cao những mối quan hệ trong gia đình.

Phóng viên: Khía cạnh thứ ba là gì?

Bà Điền: Khía cạnh thứ ba là sự hiệu quả liên tục và chắc chắn của Pháp Luân Công. Phượng Hoa bắt đầu tu luyện vào tháng 02 năm 1996, Phùng Thục Mai vào mùa xuân năm 1999, Liêu Tú Trinh và Hoàng Ngọc Hoa đều từ năm 2003, và Dương Lị Lị từ gia đình số 27 vào năm 2009. Mặc dầu Dương là một người mới bắt đầu tu luyện, cô ấy vẫn có thể có được mối quan hệ gần gũi với mẹ chồng ngay sau khi cô bắt đầu tu luyện. Nói tóm lại, ảnh hưởng của Pháp Luân Công về việc gia tăng hạnh phúc gia đình dường như không lệ thuộc vào thời gian mà một người đã tu luyện.

Phóng viên: Còn về khía cạnh thứ tư?

Bà Điền: Quan điểm này chứng tỏ rằng ảnh hưởng của Pháp Luân Công cũng bao trùm đến những người không phải học viên. Khi những người không phải học viên làm theo lời khuyên của những học viên và trở thành người tốt hơn, họ sẽ giúp nhiều hơn về việc nâng cao những mối quan hệ bên trong gia đình. Ví dụ như, gia đình số 67, bà mẹ chồng đã gây cho cô con dâu, là một học viên, đủ mọi chuyện rắc rối, vì tâm trí của người mẹ chồng bị đầu độc bởi những lừa dối về vụ tự thiêu Thiên An Môn của Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ). Tuy nhiên, cô con dâu, vẫn chăm sóc bà rất tốt, và bà mẹ chồng từ từ thay đổi thái độ của bà đối với cô con dâu. Bà bắt đầu đọc nhẩm,“Pháp Luân Đại Pháp hảo,” và tất cả các bệnh tật của bà đều biến mất. Hai người phụ nữ này đã có thể thuận hoà với nhau rất tốt sau đó. Một ví dụ khác nói về gia đình số 98 từ thành phố Lai Vu, tỉnh Sơn Đông. Cô con dâu và bà mẹ chồng đã không nói chuyện với nhau hơn 10 năm và luôn xích mích với nhau. Khi bà mẹ chồng cố gắng lấy nước từ giếng của con dâu, cô con dâu từ chối thẳng thừng không cho bà lấy. Sau đó, người con dâu đã lắng nghe lời khuyên của các học viên Pháp Luân Công và quyết định trở thành một người tốt. Cô lập tức nhờ chồng cô bắc thêm ống dẫn nước tới vườn của bà mẹ chồng, và mẹ chồng cô không ngừng khen ngợi cô.

Cả bà mẹ chồng của gia đình số 67 và cô con dâu của gia đình số 98 đều không phải là học viên, tuy nhiên cả hai đều được hưởng lợi vì đã nghe lời khuyên của các học viên. Tôi có tất cả năm ví dụ như thế trong số 100 gia đình.

Phóng viên: Tôi hiểu rồi. Những người không phải là học viên cũng có thể có ảnh hưởng tốt và thay đổi để tốt đẹp hơn, đưa đến nhiều gia đình hạnh phúc. Còn khía cạnh thứ năm là gì?

Bà Điền: Dữ kiện cho thấy rằng hiệu quả của Pháp Luân Công trong việc nâng cao hạnh phúc gia đình tùy thuộc vào sự tu luyện kiên trì và tinh tấn như thế nào của người đó. Bất cứ sự buông lơi hay ngừng tu luyện đều làm giảm đi hiệu quả của Pháp Luân Công, điều này một lần nữa đã làm rõ hơn vai trò quan trọng của Pháp Luân Công trong việc giữ vững hoà thuận gia đình.

Trong gia đình số 30 từ thành phố Trùng Khánh, cô con dâu Lưu Tân Vũ bắt đầu tu luyện vào mùa xuân năm 1996, tuy nhiên cô đã ngừng tu luyện từ tháng 06 năm 2001 đến tháng 02 năm 2003. Cô đã mô tả những gì đã xảy ra trong suốt thời gian đó trong bài chia sẻ kinh nghiệm của mình, “Khi mà bạn từ bỏ tu luyện, bạn sẽ không tránh được bệnh tật mặc dù bạn sống một cuộc sống thoải mái. Tôi bắt đầu bị ho rất nặng, không dứt và có nhiều khó khăn để làm những công việc hằng ngày. Còn đáng buồn hơn là tôi không còn sống đúng theo Chân – Thiện – Nhẫn. Tôi trở thành một người ích kỷ, nông cạn, và ganh tỵ như trước đây. Vì thế, mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội của tôi càng ngày càng trở nên căng thẳng. Đặc biệt tôi gặp nhiều khó khăn trong quan hệ với mẹ chồng mình. Gia đình và các bạn bè tôi bắt đầu tránh né tôi.” Tuy nhiên, cô ấy có thể hưởng được mối quan hệ tốt đẹp với mẹ chồng sau khi tu luyện trở lại.

Gia đình số 51 cũng là một trường hợp đặc biệt. Người học viên trong gia đình này là bà mẹ chồng tên là Tuệ Từ. Bà cảm thấy mối quan hệ của bà với con dâu gặp nhiều thăng trầm tương ứng với sự tinh tấn của bà trong tu luyện. Bà chia sẻ, “Đôi khi con dâu tôi than phiền rằng tôi chỉ lo cho con trai của tôi, chứ không lo cho nó. Khi tôi hướng nội tìm và biết rằng tôi vẫn chưa đủ tốt, con dâu tôi đã thay đổi thái độ ngay lập tức. Có một lần con dâu tôi bảo tôi cho cháu nội ăn ít đi. Tôi trả lời rằng tôi biết phải cho trẻ con ăn bao nhiêu [là đủ]. Con dâu tôi đã nổi giận. Tôi quyết định không nói lời nào, nhưng trong tâm tôi không chịu được, cứ than phiền về nó. Sau đó tôi nhớ rằng, là một người tu luyện, có thể đây là lúc tôi phải nâng cao tâm tính của mình. Ngay sau khi tôi có ý niệm đó, con dâu tôi bắt đầu cư xử như chưa có điều gì xảy ra.”

Phóng viên: Còn khía cạnh cuối cùng là gì?

Bà Điền: Khía cạnh này là quan trọng nhất. Nói cách khác, sự hiệu quả của Pháp Luân Công trong việc nâng cao hạnh phúc gia đình tất cả đều bắt nguồn từ những nguyên lý của Đại Pháp được thảo luận trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân và những cuốn sách do ông Ông Lý Hồng Chí viết. Chẳng phải là tôi đã liệt kê sáu phương diện về tâm lý là gì? Chúng ta có thể tìm thấy những nguyên lý của Pháp phù hợp để hỗ trợ tất cả các điều đó.

Phương diện tâm lý 1: Rộng mở tâm hồn và lòng bao dung

Nguyên lý Pháp liên quan:

“Nhưng là người tu luyện chân chính, chư vị mang theo thân thể có bệnh, [thì] chư vị tu luyện không được. Tôi phải giúp chư vị tịnh hóa thân thể.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Phương diện tâm lý 2: Lý trí sau khi hiểu rõ chân lý

Nguyên lý Pháp liên quan:

“Chỉ có “Phật Pháp” mới có thể khai mở những chỗ mê về toàn vũ trụ, thời-không, và [thân] thể người; Nó có thể thực sự phân biệt thiện và ác, tốt và xấu; phá bỏ hết thảy kiến [giải] sai lầm, đưa ra chính kiến.” (“Luận ngữ”, Chuyển Pháp Luân)

Phương diện tâm lý 3: Nghĩ đến người khác

Nguyên lý Pháp liên quan:

“Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đối đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.” (Bài giảng thứ Tư, Chuyển Pháp Luân)

Phương diện tâm lý 4: Hướng nội tìm khi có xung đột xảy ra

Nguyên lý Pháp liên quan:

“Tu luyện chân chính, cần phải hướng tâm mà tu, hướng nội mà tu, hướng nội mà tìm, chứ không hướng ngoại mà tìm.” (Bài giảng thứ Chín, Chuyển Pháp Luân)

Phương diện tâm lý 5: Khoan dung nhẫn nại

Nguyên lý Pháp liên quan:

“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.” (Thế nào là Nhẫn?, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Phương diện tâm lý 6: Sẳn sàng nghe lời khuyên để hướng thiện

Nguyên lý Pháp liên quan:

“Người mang tư tưởng xấu, khi nghĩ đến những thứ không đúng đắn, gặp tác dụng mạnh mẽ của trường của chư vị, cũng có thể thay đổi tư tưởng của họ, có thể khi ấy họ liền không nghĩ việc xấu nữa.” (Bài giảng thứ Ba, Chuyển Pháp Luân)

Phóng viên: Vậy thì những nguyên lý Pháp của Ông Lý Hồng Chí đã cải biến những học viên này, không ngừng đề cao cảnh giới của học viên, mà đã đưa đến sự gia tăng toàn bộ hạnh phúc gia đình của họ, đúng không?

Bà Điền: Đúng vậy!

Phóng viên: Tôi còn một câu hỏi nữa. Có rất nhiều gia đình tu luyện Pháp Luân Công trên thế giới, nhưng bà chỉ chọn 100 gia đình trong nghiên cứu của mình. Bà có chắc là những gia đình này đại diện cho tất cả gia đình Pháp Luân Công?

Bà Điền: Vâng, tôi chắc chắn về điều này vì 100 gia đình này là được chọn một cách ngẫu nhiên dựa trên những nguyên lý thống kê. Xin lưu ý là cũng có những gia đình mà không có ai tu luyện cả nhưng họ vẫn được hưởng lợi ích sau khi lắng nghe lời khuyên của các học viên.

Phóng viên: Vậy thì, nghiên cứu của bà có một kết luận rất rõ ràng – là tu luyện Pháp Luân Công có thể gia tăng một cách rõ rệt về chỉ số hạnh phúc gia đình.

Bà Điền: Vâng, kết luận này áp dụng cho những người khác nhau về chủng tộc, sắc tộc trên toàn thế giới.

Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện cao tầng của Phật gia và được Ông Lý Hồng Chí giới thiệu ra công chúng vào ngày 13 tháng 05 năm 1992 tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Pháp Luân Công dựa trên những đặc tính căn bản của vũ trụ, Chân – Thiện – Nhẫn. Khi những học viên chiểu theo đúng nguyên lý này để nâng cao tâm tính của mình, họ có thể tịnh hóa tâm và thân. Thông qua tu luyện, các học viên có thể giác ngộ được chân lý của vũ trụ và sinh mệnh.

 ( Theo Minh Huệ ) 

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x