Danh nhân xưa dạy con ra sao? (P.2) Học không phải vì quan cao chức trọng

20/03/17, 22:48 Cổ Học Tinh Hoa

Cổ nhân nói: “Dưỡng bất giáo, phụ chi quá”, ý rằng nuôi mà không dạy là lỗi của cha, chính là nói về sự quan trọng của giáo dục gia đình. Bởi cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của con cái. Vậy người xưa đã dạy dỗ con cái như thế nào?

cbe6640db46a6653e867b81b30194781
Ảnh gia đình thời xưa. (Nguồn: pinterest.com)

4. Chính trị gia Bắc Tống – Phạm Trọng Yêm: Dạy con tránh xa xỉ, giữ gìn gia phong

Phạm Trọng Yêm (989-1052) sinh ra trong trong một gia đình nghèo ở huyện Ngô tỉnh Tô Châu, việc phải sống cực khổ từ nhỏ đã giúp ông dưỡng thành được lối sống giản dị. Sau này, từ khi Phạm Trọng Yêm vào triều làm đại quan, tất cả bổng lộc nhận được ông đều dùng để ban phát, tiếp tế cho dân nghèo. Còn trong gia đình của mình thì ông vẫn duy trì một cuộc sống rất đơn giản tằn tiện, ngay đến cả những bộ quần áo đẹp thì con cháu của ông vẫn phải mặc chung, và chỉ dùng khi đi đâu đó sang trọng.

“Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi nhạc nhi nhạc”, ngụ ý là lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ, luôn đặt lợi ích của đất nước của dân chúng lên vị trí hàng đầu, băn khoăn lo lắng cho tiền đồ vận mệnh của đất nước, tận sức vì hạnh phúc của bá tánh. Đây là câu danh ngôn thiên cổ mà Phạm Trọng Yêm viết trong ‘Nhạc dương lâu ký’, cũng chính là khắc họa chân thực cuộc đời ông.

Mùa thu của một năm nọ, trong nhà phải lo việc cử hành hôn lễ cho con trai thứ hai. Phạm Thuần Nhân hiểu rõ phong tiết và gia quy của phụ thân, tổ chức một hôn lễ long trọng xa hoa, là điều không dám vọng tưởng. Thuần Nhân âm thầm đắn đo suy nghĩ, liệt kê những vật phẩm mình muốn mua vào một danh sách, rồi ‘lớn mật” trình lên phụ thân.

Ai ngờ Phạm Trọng Yêm vừa xem xong danh sách, khuôn mặt lập tức đổi sắc, lớn tiếng nói: “Thuần Nhân, con muốn mua hai món đồ đắt giá, sao lại có ý nghĩ như vậy? Chẳng lẽ nề nếp gia đình của Phạm gia ta, lại bị phá hỏng trong tay ngươi? Kết hôn là đại sự của đời người, nhưng nó với tiết kiệm, thanh đạm có gì là mâu thuẫn? Không thể lấy cớ ‘đại sự cuộc đời’, mà tiêu xài xa xỉ lãng phí?”. Sau một tràng giáo huấn của phụ thân, Phạm Thuần Nhân trong tâm cảm thất rất hổ thẹn.

Nhưng Phạm Thuần Nhân vẫn cúi đầu xuống, lấy lại dũng khí, nói với phụ thân về nỗi khổ trong lòng mình: “Gia phong thanh đạm của Phạm gia, hài nhi từ thuở nhỏ đã thấu hiểu. Hài nhi đã biết lỗi của mình, nhưng có một chuyện mà trong lòng hài nhi vẫn khổ não bấy lâu nay, hôm nay hài nhi xin được trình báo với phụ thân. Những ngày này thê tử sắp cưới của con muốn được trùm khăn lụa trong lễ kết hôn, hài nhi biết điều này không phù hợp với gia phong của Phạm gia, nên đã khéo léo từ chối. Nhưng cái khó là phụ mẫu của nàng ta lại ra mặt đề cập đến vấn để này, hài nhi lo sợ sẽ ảnh hưởng đến tình cảm giữa hai bên, nên đã không dám từ chối”.

Phạm Trọng Yêm vừa nghe thấy, lập tức giận dữ, chỉ vào Phạm Thuần Nhân nói: “Ngươi đã biết lỗi, ta sẽ không truy cứu nữa. Nhưng Phạm gia mấy chục năm nay, luôn lấy thanh đạm làm gốc, lấy xa xỉ là nỗi hổ thẹn, sử dụng khăn trùm đầu bằng lụa, chẳng phải đi ngược gia phong của Phạm gia hay sao? Giữ gìn gia phong mới là việc lớn nhất. Ngươi hãy nói rõ cho họ về gia Phong của Phạm gia chúng ta. Ta nhất quyết không đồng ý việc dùng khăn lụa!”.

Bởi Phạm Trọng Yêm kiên quyết như vậy, nên lễ thành hôn của Phạm Thuần Nhân diến ra rất thanh đạm, không mua bất kỳ một món đồ đắt giá nào.

5. Danh tướng Nam Tống – Nhạc Phi: Đối với con trai là chỉ có phạt không có thưởng

Nhạc Phi (1103-1142) là tướng lĩnh quân sự trứ danh trong lịch sử Trung Hoa.

Nhạc Phi năm 20 tuổi đi tòng quân, một ngày trước khi lên đường, nhạc mẫu Diêu Thị để vì khích lệ con trai đã dùng kim xâm vào lưng của Nhạc Phi bốn chữ lớn “Tinh trung báo quốc”, để con trai của mình một mực ghi khắc trong tâm, đến chết vẫn tận lực vì đất nước.  Sau này “Nhạc gia quân” của Nhạc Phi, thưởng phạt phân minh, kỷ luật nghiêm khắc, đến quân Kim cũng phải cảm thán lay chuyển núi còn dễ hơn lay động Nhạc gia quân.

yue-fei
Nhạc mẫu Diêu Thị để vì khích lệ con trai đã dùng kim xâm vào lưng của Nhạc Phi bốn chữ lớn “Tinh trung báo quốc”. (Ảnh: chineseeconomichistory.com)

Nhạc Phi có tổng cộng 5 người con trai, ông cũng giáo dưỡng con cái mình vô cùng nghiêm khắc theo cách mà mẫu thân đã nuôi dạy mình. Ông là một thống soái chỉ huy trăm vạn quân, lương bổng không ít, hoàn toàn có thể cho con cái mình một cuộc sống giàu sang. Nhưng ông lại luôn duy trì cuộc sống thanh đạm trong gia đình mình, số tiền dư dôi ông đóng hết vào quân phí, để thưởng cho quân sĩ.

Ngày thường người nhà của Nhạc Phi chỉ mặc vải bố, không mặc tơ lụa, đồ ăn hàng ngày cũng chỉ là lúa mạch và rau củ, rất ít khi ăn thịt. Ông còn ra quy định các con của mình không được uống rượu. Nhạc Phi còn thường yêu cầu các con trai tranh thủ thời gian đọc sách, và phải làm các công việc đồng áng. Ông nói với con cái “việc đồng áng rất gian nan, chúng ta không thể không biết”.

Con trai trưởng của Nhạc Phi là Nhạc Vân, 12 tuổi nhập ngũ trở thành một tiểu quân sĩ. Nhạc Phi yêu cầu rất nghiêm khắc đối với việc thao luyện võ thuật của Nhạc Vân. Có một lần, Nhạc Vân thân mang giáp nặng, luyện cưỡi ngựa lao xuống dốc đứng, nhất thời cao hứng, quên không chú ý đến địa hình, từ trên núi chạy như điên xuống dưới, kết quả bị rớt vào chiến hào, đến giáp sắt trên thân cũng rách, mặt mày chảy máu.

Nhạc Phi thấy vậy vô cùng tức giận, lệnh cho quân sĩ phạt đánh Nhạc Vân 100 gậy. Chúng tướng sĩ cầu xin, ông vẫn không nghe theo, Nhạc Phi cho rằng khi diễn tập phải coi như là mình đang tác chiến. Nếu trong trận chiến thực sự, thì như vậy bản thân mình không bảo mệnh, mà còn gây bất lợi cho cả chiến trận. Vì thế, trong luyện tập nhất định áp dụng quân pháp.

Nhờ được Nhạc Phi nghiêm khắc giáo dục, Nhạc Vân rất nhanh trở thành một dũng tướng. Nhạc Vân trong tác chiến với quân Kim đã lập rất nhiều chiến công, các tướng sĩ gọi Nhạc Vân là quân nhân “bách chiến bách thắng”. Nhưng Nhạc Phi đã nhiều lần không báo công lao của Nhạc Vân, đợi đến khi các tướng lĩnh khác nhiều lần thúc giục thì ông mới truy nhận. Có một lần Tống Cao Tông hạ chỉ cho Nhạc Vân thăng liền 3 chức, Phạc Phi lại thượng biểu xin miễn.

Trong tấu dâng ông thành khẩn nói: “Rất nhiều binh sĩ vào sinh ra tử nhiều lần mới được thăng một chức, con trai của thần mới chỉ lập được một chút công lao nhỏ, không xứng được thăng liền 3 cấp được?”. Vì thế, một số tướng sĩ nói rằng Nhạc Phi đối với con trai là “Thụ phạt trọng vu sĩ, thụ tưởng hậu vu sĩ” – tức chỉ có phạt không có thưởng.

6. Văn học gia Đại Thanh – Trịnh Bản Kiều: Đọc sách không phải để làm quan

Trịnh Bản Kiều (1693-1765) là một trong “Dương Châu bát quái” triều đại nhà Thanh. Ông làm quan ở huyện Sơn Đông, con trai của ông tên là Tiểu Bảo. Vì quá bận việc quan trường nên khi Tiểu Bảo còn nhỏ có một khoảng thời gian ông đã gửi cậu cho người em Trịnh Mặc sống ở thôn Hưng Hóa chăm sóc nuôi dạy.

Năm 6 tuổi, khi Tiểu Bảo bắt đầu đi học, Trịnh Bản Kiều đã viết một lá thư gửi cho Trịnh Mặc, trong thư viết: “Ta 52 tuổi sinh đứa con này, lẽ nào lại không yêu quý, nhưng nếu không cho vào khuôn tắc thì chính là cưng chiều”.

“Đạo” của Trịnh Bản Kiều là gì? Ông nói: “Học thi trúng cử, đậu tiến sĩ, chỉ là chuyện nhỏ, minh bạch lý làm người tốt mới là cái đứng đầu”. Trịnh Bản Kiều ở đây không phải là xem thường học vấn, mà là ông xem thường mục đích học để làm quan.

Cái Trịnh Bản Kiều xem trọng nhất là phẩm đức con người, ông nói với Trịnh Mặc: “Ta không ở bên cạnh Tiểu Bảo, tất cả trông cậy vào đệ, cần giáo dưỡng Tiểu Bảo trở thành người trung hậu”. Ông chủ trương, đối đãi bình đẳng với con của mình. Ông nói: “Con cái trong nhà, cũng chỉ đối đãi như bất kể một người bình thường khác, tuyệt đối không để cho con mình làm nhục người khác”.

(Còn nữa)

Lê Hiếu, theo theo secretchina.com

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x