Nguồn gốc và sự phát triển của nghệ thuật múa rối tay tại Đài Loan

Nghệ thuật múa rối tay hay còn được gọi là múa rối túi đã có từ hàng ngàn năm nay tại Đài Loan, đây là loại hình biểu diễn vô cùng độc đáo kết hợp giữa văn học, âm nhạc, và giọng nói diễn viên.

Từ lâu, tại vùng lãnh thổ Đài Loan, múa rối đã trở thành bộ môn biểu diễn phổ biến gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. (Ảnh: Internet)

Các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa dân tộc đưa ra nhiều cách nói về nguồn gốc, xuất xứ của múa rối tay, cho biết đã xuất hiện những vở diễn từ thế kỷ XVII, tại huyện Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Bộ môn nghệ thuật này được du nhập vào Đài Loan từ cuối thời nhà Minh, qua thời gian đã trở nên phát triển vô cùng mạnh mẽ và trở thành một nét văn hóa độc đáo của Đài Loan.

Sân khấu múa rối và loại hình biểu diễn

Khoảng giữa thế kỷ 17, múa rối tay đã trở nên rất phổ biến ở miền Nam Phúc Kiến. Tại đó, bất kỳ một cá nhân nào cũng có thể đứng diễn trên sân khấu với tất cả những gì anh ta cần có sẵn trong một chiếc hòm duy nhất. Người nghệ sĩ có thể biểu diễn ở bất kỳ đâu, nơi chiếc hòm trở thành sân khấu và họ thì đứng sau một tấm rèm vải.

Thưở đầu, sân khấu biểu diễn múa rối tay còn rất đơn sơ. Đó chỉ là 1 túp lều có 4 góc được dựng bằng gỗ long não, dán lá vàng tỉ mỉ trên mặt. Nhìn từ xa sẽ thấy  giống như một ngôi chùa, đây được gọi là một thải lâu (彩 樓) hay “gian hàng sắc màu”. Sân khấu được chia làm 2 khu vực, phía trên được gọi là đính bồng (頂蓬) hay “tán”, thấp hơn là hạ bồng (下蓬) được hiểu là dưới tán cây.

Bốn chiếc cột rồng và một thềm sân khấu bao quanh hạ bồng. 2 tấm bảng men trang trí được treo ngang dưới chiếc cửa sổ con, ngăn tầm nhìn của khán giả đến khu vực làm việc tạo thành 3 chiếc cổng chính nhỏ. Mỗi sân khấu như vậy được xem như một tác phẩm nghệ thuật, nhưng vì chi phí xây dựng và không dễ dàng vận chuyển, những năm cuối thập niên 1930, một sân khấu dán quảng cáo đã được hình thành tại Đài Loan, đem đến nhiều thuận lợi hơn các loại hình truyền thống về hiệu ứng hình ảnh.

Nhiều cốt truyện nổi lên từ thế kỷ 18, như Ô Bào Kí, Hỉ tước cáo trạng … tập trung vào những thử thách, việc học hành của bậc quân tử hay vẻ xinh đẹp của người phụ nữ. Ngày nay, những vở kịch phổ biến được chuyển thể từ những cuốn tiểu thuyết Trung Quốc như Tam Quốc diễn nghĩa, Tây du kí,… vào năm 1980, những pha hành động, hài cùng những yếu tố khoa học viễn tưởng đã được thêm vào nghệ thuật múa rối Đài Loan nhằm nâng cao giá trị giải trí.

Sân khấu múa rối tay – sống động như thật

Những con rối được làm một cách tỉ mỉ bằng cách chạm khắc gỗ, mặc trang phục và trang trí khác. Khuôn mặt của chúng không có biểu hiện cảm xúc rõ ràng, vì vậy sự sống động của chúng phụ thuộc hoàn toàn vào những kỹ năng múa rối của người điều khiển.

Ông Trần Tích Hoàng là con trai của ông Lý Thiên Lộc, “một kho báu quốc gia”, bậc thầy múa rối tay xuất chúng.

Thao tác với cây gậy tre bằng một tay để con rối có thể tự chải tóc hoặc râu thật mượt, đây là một trong những phát minh mà bậc thầy múa rối Trần Tích Hoàng tự hào nhất. Ông Trần là con trai của ông Lý Thiên Lộc, “một kho báu quốc gia”, bậc thầy múa rối tay xuất chúng.

Thưở ấu thơ, ông Trần Tích Hoàng vẫn thường được đi theo xem ông nội và cha biểu diễn, có lẽ đây cũng chính là lý do đưa ông trở thành bậc thầy múa rối tay với nhuwxbng kỹ năng điêu luyện. Ngoài việc biểu diễn, ông cũng có được những thành công nhất định trong việc thiết kế những trang phục múa rối tay phức tạp và tinh vi. Ông rất tỉ mỉ trong việc nghiên cứu sự di chuyển của mỗi con rối, ngay từ bước đi, lên xuống tùy thuộc giới tính hay bẳn sắc xã hội, tính cách. Với tài nghệ của mình, ông đã đánh được tiếng vang lớn trong làng nghệ thuật múa rối tay.

Quay trở về lịch sử nghề múa rối tại Đài Loan, ông Trần cho biết, múa rối tay bắt đầu nổi lên từ những vùng nông thôn, khi những người dân kết thúc ngày làm việc mệt nhọc, họ thường lui đến sân đình hay chùa xem múa rối tay. Một ngày, có thể sẽ diễn vài vở kịch. Đây được xem là kỷ nguyên vàng của nghệ thuật múa rối tay. “Vận may của hình thức nghệ thuật này giảm xuống khi số lượng lớn các rạp chiếu phim và truyền hình càng ngày càng tăng”. Việc đến đền chùa để xem múa rối tay đã trở thành lỗi thời.

Sau đó, một số đoàn nghệ thuật đã có những bước cải tiến đem đến cho khán giả những cảm giác mới, trải nghiệm mới, thích ứng với việc biểu diễn trên truyền hình hơn. Những con rối lớn hơn, trang phục công phu hơn. Cốt truyện truyền thống cũng được thay đổi. Hiệu ứng âm thanh và ánh sáng được thêm vào, chỉnh sửa và biên đạo cũng sử dụng pha hành động ở tầm cao hơn.

“Nghệ thuật múa rối truyền thống nhấn mạnh vào dòng văn nói, một bài tường thuật cốt truyện hay đối thoại”, ông Trần cho biết. Kể chuyện và đối thoại trong tiết mục diễn là những yếu tố quan trọng làm nên kỹ năng của một bậc thầy. Nắm vững những yếu tố cần thiết trong giao tiếp tình cảm, tăng giảm cảm xúc đưa vào lời nói là một thách thức lớn.

Những vai trò khác nhau trong múa rối tay như nam, nữ, tính (tính cách của một cá nhân với khuôn mặt đã được sơn), người già, sửu và thú. Khi mỗi nhân vật chính bước ra sân khấu, anh ấy/ cô ấy sẽ ngâm 1 đoạn thơ ngắn khoảng 4 dòng, thường là những bài thơ cổ được sáng tác ở Phúc Kiến hoặc Đài Loan. Trên những chương trình múa rối truyền hình vào những năm 1990, một nhân vật bước lên sân khấu sẽ ngâm hết một đoạn thơ kèm theo nhạc nền được sáng tác dành riêng thậm chí đôi khi là một bài hát đang nổi tiếng lúc bấy giờ.

Ông Trần Tích Hoàng dành sự tôn trọng sâu sắc đối với múa rối tay truyền thống. Ông chia sẻ , mình chưa bao giờ “biểu diễn” ở những rạp múa rối mà ông chỉ “mời những con rối”. Đối với ông, mỗi con rối ẩn đều ẩn chứa một linh hồn, điều khiển rối cần chân thành, “đề nghị hoặc mời mọc” cho sự xuất hiện của chúng. Ông luôn quan tâm đến tương lai của hình thức nghệ thuật, ông cũng hy vọng rằng, nhiều người sẽ có thời gian để hiểu hơn về những chiếc găng tay múa rối Đài Loan và bảo trì di sản văn hóa Đài Loan cho các thế hệ tương lai.

 Theo english.gov.taipei

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x