Một niệm ác khởi lên, công danh liền mất hết

29/09/16, 08:04 Nhân quả - Luân hồi

Người xưa thường nói rằng “lời thì thầm của người, trời nghe như sấm”, nhất cử nhất niệm của con người thì Thần linh đều biết. Chỉ vì một câu nói bất lương, trong phút chốc có thể đánh mất phúc phận cả đời.

el pescador  solitario en el oceano
Nhất cử nhất niệm của con người thì Thần linh đều biết. (Ảnh: Internet)

La Ẩn, là người Chiết Giang, sống ở thời Ngũ Đại cuối triều Đường, ông hiệu là Giang Đông sinh, tính cách thông minh, văn chương vượt trội, được xưng là “Giang Đông tài tử”.

La Ẩn từ thuở nhỏ đã được ca tụng là thần đồng, làm thơ rất nhanh, lại rất đúng vần điệu. Ông đặc biệt có sở trường đối câu, phàm có câu đối không ai đối được, đến miệng La Ẩn thì không có gì là không đối được, mọi người đều gọi ông là kỳ tài. Nhưng mà ông cậy tài khinh người, coi thường người khác, nói chuyện rất cay nghiệt, vậy nên mọi người phải hết sức kiêng dè nói chuyện với ông.

La Ẩn từ nhỏ đã mất cha, dựa vào mẹ dệt vải sống qua ngày, lại thêm triều Đường loạn ly, sinh kế khó khăn, đành phải đi vay mượn tiền của bạn bè thân hữu. Nhưng mà 10 lần gõ cửa thì 9 lần không mở, đi đến mấy chỗ thân nhân vay mượn, tất cả mọi người đều lờ đi. Hễ khi thấy bóng dáng của La Ẩn, chỉ cần nói đến đây mượn tiền, mọi nhà đều đóng kín cửa.

La Ẩn về nhà nói với mẹ, hai mẹ con vô cùng uất hận. Vừa hay hôm đó có một vị thầy tướng đi qua nhà, nói với La Ẩn: “Trán cao, mày rậm, mũi thẳng mồm vuông, mắt tinh anh, là có tướng vương hầu”. Nói xong liền rời đi.

Hai mẹ con La Ẩn nghe được lời này, vốn đang căm hận những người không cho mình mượn tiền, liền nguyền rủa: “Mấy người kia thật đáng ghét! Sau này làm vương hầu, tất sẽ báo thù, không cho các ngươi đường sống, để rửa sạch nỗi căm phẫn của chúng ta hôm nay”. Cứ nói như vậy suốt mấy ngày liền.

Quả nhiên, “lời thì thầm của người, trời nghe như sấm”. Buổi chiều một ngày nọ, La Ẩn hoảng hốt thấy bốn vị Hoàng Cân lực sĩ đi đến trước mặt ông nói: “Chúng ta phụng mệnh Tử Phủ chân nhân đến đưa ông đi”. Nói xong, liền xúm lại dẫn ông đi, đi đến một chỗ, chỉ thấy mây khói lượn lờ, khí lành sặc sỡ, hai bên có trăm ngàn Thiên Đinh lực sĩ, ngồi trong điện là một vị thần minh.

Hoàng Cân lực sĩ nói: “Phụng mệnh dẫn La Ẩn tới”. Vị Tử Phủ chân nhân kia nói:

“La Ẩn, ngươi đáng nhẽ là có số làm vương hầu, ngươi với Tiền Lưu là giống nhau. Nhưng ngươi vì sao lại sinh niệm bất lương, đem những người không cho ngươi mượn tiền, căm phẫn ở trong lòng? Nếu ngày mai làm vua một phương, tàn ngược cướp bóc, làm tổn thương hòa khí của thiên địa, làm tổn hại chúng sinh dưới hạ giới, tổn hại thật sâu dày. Mấy ngày liên tục Công Tào đều đem những lời nói ác độc của ngươi tâu lên Thượng Đế. Thượng Đế rất giận dữ, lệnh đem tước bỏ toàn bộ phúc phận vương hầu của ngươi”.

Tử Thủ chân nhân sau khi nói xong vẫn chiếu cố tiễn La Ẩn trở về.

La Ẩn tỉnh lại sau giấc chiêm bao, vội vàng đứng lên nhìn lại trong gương, thấy mình đã thay đổi tướng mạo: Trán, miệng bị méo xệch, mũi lõm xuống. Ông vội vàng đánh thức mẹ dậy, kể lại giấc chiêm bao, hai mẹ con hối hận không kịp, khóc lóc không thôi. Thật sự là một lời nói ác độc đã làm mất hết phúc phận cả đời.

Một tháng sau, La Ẩn lại gặp vị thầy tướng kia, vị này nhìn thấy La Ẩn thì giật mình nói: “Ngươi vì sao tướng mạo lại thay đổi đến vậy? Nhất định là đã rắp tâm không đứng đắn, đến nỗi âm phủ khiến trách”. La Ẩn đành phải kể lại sự tình, buồn rầu nói: “Nghĩ sai thì hỏng hết, bị giảm phúc đến bước này, có đúng vậy không?”.

Vị thầy tướng nói: “Trên đầu ba thước có thần linh, nhất cử nhất niệm, thiên địa đều biết. Ngươi nếu hành vi ý nghĩ không tốt, yêu ma theo đó mà ngập tràn trong không khí, trên trời sao có thể không biết? Tướng tự tâm sinh, tâm nếu không tốt, tướng cũng theo đó mà thay đổi, điều này là tất nhiên. Nhưng sau này nếu một lòng sám hối, bỏ ác theo thiện, thì cũng có thể còn có cơ hội vãn hồi”. Dứt lời, thầy tướng thở dài rời đi.

92d000ae07a175b0dfa
La Ẩn chỉ vì một câu nói bất lương, trong phút chốc đã đánh mất phúc phận cả đời.

La Ẩn từ đó, một mặt học làm người tốt, không dám có ý nghĩ hại người, ngày thường lấy việc dạy học làm nghề nghiệp, hết mình giúp đỡ người khác. Đối với người có cuộc sống khó khăn, lại càng ra sức giúp đỡ.

La Ẩn sau mấy năm đổi ác theo thiện, không còn làm việc vô lễ phi nghĩa, tấm lòng thiện lương thành kính. Một đêm, Văn Xương đế quân báo mộng nói:

“Ngươi mấy năm nay lo lắng tẩy sửa tâm mình, mọi chuyện trời đều biết. Ta thấy ngươi đã biết sửa sai, lại tài hoa, nên đã đem chuyện này tấu lên Thượng Đế, Ngài đã chuẩn tấu. Nhưng không thể đột nhiên cấp lại hết công danh cho ngươi được, chờ ta từ từ cấp bổng lộc cho ngươi vậy!”. Lời vừa dứt thì La Ẩn cũng bừng tỉnh.

Về sau, Tiền Lưu vì lập công dẹp giặc, được Đường Chiêu Tông phong làm Trấn Hải tiết độ sứ. Tiền Lưu thấy La Ẩn tài hoa xuất chúng nhưng lại chưa từng thi đỗ tiến sĩ, nên muốn ra tay giúp đỡ, vì thế cử ông làm chức quan Kim Ngân thư tệ, đến khi vào thành thì phong ông làm chưởng thư ký. Về sau Tiền Lưu được phong làm Ngô Việt Vương, La Ẩn cũng vì thế được giữ các chức Tiền Đường lệnh, Tư huân lang trung, Cấp sự trung.

La Ẩn có gan can gián, vì bách tính mà dám nói chuyện bất bình. Ông cũng là người lương thiện thường nói những lời khuyên bảo người khác, sau lại được phong làm gián nghị đại phu, mẹ và vợ đều được cáo mệnh.

Bảo An, theo renminbao

 

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x