Nhà nước Hồi giáo ISIS thật sự được hình thành như thế nào?

22/08/16, 16:00 Thế giới

Câu chuyện về Nhà nước Hồi giáo ISIS phần lớn được kể lại từ những người đang chiến đấu ở Iraq và Syria, hoặc những thường dân tổn thương chạy thoát khỏi luật lệ tàn bạo của nó. Thế nhưng, câu chuyện sau đây sẽ có sự thay đổi.

Một lá cờ ISIS bị treo giữa dây điện trên một đường phố ở trại tị nạn Palestine Ain al-Hilweh, gần thành phố cảng Sidon, miền nam Lebanon ngày 19/01/2016. (Ảnh: Reuters / Ali Hashisho)
Một lá cờ ISIS bị treo giữa dây điện trên một đường phố ở trại tị nạn Palestine Ain al-Hilweh, gần thành phố cảng Sidon, miền nam Lebanon ngày 19/01/2016. (Ảnh: Reuters / Ali Hashisho)

Đây là câu chuyện của Abu Ahmad, một viên chức người Syria làm việc cho Nhà nước Hồi giáo, người đã mắt thấy tai nghe sự mở rộng đột ngột của tổ chức và trải qua hàng tháng trời giữa các chiến binh nước ngoài khét tiếng nhất.

Trong loạt ba bài báo, anh đã cho thấy cái nhìn sâu sắc trong việc làm thế nào âm mưu chính trị của Abu Bakr al-Baghdadi có thể mở đường cho việc mở rộng Nhà nước Hồi giáo vào Syria, những nỗ lực của al-Qaeda để ngăn chặn sự nổi dậy của tổ chức này, và các loại vũ khí đáng sợ nhất trong kho vũ khí của Caliphate – Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Trong đó, một số tên và các chi tiết đã được bỏ qua nhằm bảo vệ cho Abu Ahmad.

Abu Ahmad chưa bao giờ thấy do dự về việc tham gia cuộc nổi dậy Syria

Sinh ra tại một thành phố phía bắc Syria, trong một gia đình người Sunni bảo thủ và mộ đạo. Cuộc nổi dậy bắt đầu từ tháng 3/2011, lúc đó anh đang là sinh viên và đã tham gia các cuộc biểu tình chống Tổng thống Bashar al-Assad từ ngày đầu tiên.

“Nhìn thấy các cuộc nổi dậy ở Ai Cập, tiếp theo là cách mạng ở Libya, chúng tôi đều hết sức phấn khích”, anh nói. “Chúng tôi hy vọng làn gió thay đổi sẽ không vượt qua đất nước chúng tôi”.

Những người biểu tình yêu cầu loại bỏ nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi vào ngày 24/2/2011 tại Benghazi, Libya. (Ảnh: Getty / John Moore)
Những người biểu tình yêu cầu loại bỏ nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi vào ngày 24/2/2011 tại Benghazi, Libya. (Ảnh: Getty / John Moore)

Khi cuộc nổi dậy đã trở thành một cuộc chiến tranh chính thức vào giữa năm 2012, Abu Ahmad đã quyết định cầm súng và chiến đấu. Anh gia nhập một nhóm phiến quân thánh chiến, trong đó các thành viên chủ yếu là người Syria, cũng bao gồm một số chiến binh nước ngoài từ châu Âu và Trung Á.

Thành phần của lữ đoàn được thay đổi liên tục sau vài tháng, tổ chức của Abu Ahmad hoặc là thay đổi tên của mình hoặc kết hợp với phiến quân thánh chiến khác. Nhưng sau đó, các tổ chức bắt đầu củng cố. Mùa xuân năm 2013, Abu Ahmad đã chọn đứng về phía Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant khi nó chính thức mở rộng sang Syria, trong khi đó giữa các nhóm thánh chiến và Mặt trận Nusra căng thẳng đang leo thang.

Tổ chức này tiếp tục tự xưng là một Caliphate trên toàn thế giới vào tháng 06/ 2014, với tên gọi “Nhà nước Hồi giáo” để phản ánh tham vọng toàn cầu của mình. Cho đến bây giờ, Abu Ahmad là thành viên phục vụ trong tổ chức, có hiểu biết sâu sắc về hành vi của tổ chức và lịch sử của nó.

Trong suốt hơn 15 cuộc gặp gỡ của chúng tôi với Abu Ahmad, chúng tôi hỏi anh những hiểu biết về tổ chức thánh chiến của anh với vai trò là một trong những “chiến binh của Caliphate”. Trong khoảng thời gian 10 tháng, chúng tôi đã dành hơn 100 giờ với anh.

Anh kiên nhẫn trả lời câu hỏi của chúng tôi về tất cả mọi thứ từ cách anh chấm dứt với Nhà nước Hồi giáo như thế nào, nó được tổ chức ra sao, cũng như danh tính của các chiến binh châu Âu trong tổ chức. Những cuộc phỏng vấn của chúng tôi kéo dài 6 giờ/ngày, liên tục trong suốt một tuần.

Abu Ahmad đã thật sự mạo hiểm tính mạng của mình khi nói chuyện với chúng tôi. Vì anh vẫn còn dính líu với Nhà nước Hồi giáo, chúng tôi đã phải cố tình làm mờ một số chi tiết về cuộc sống của anh để bảo vệ danh tính của anh.

Abu Ahmad đồng ý nói chuyện với chúng tôi vì nhiều lý do. Mặc dù anh vẫn còn dính líu với Nhà nước Hồi giáo, nhưng anh phản đối tất cả những gì họ đã làm. Anh bị hút vào tổ chức này vì anh xem nó là một tổ chức Sunni mạnh nhất trong khu vực.

Tuy nhiên, anh đã thất vọng vì nó “đã trở nên quá cực đoan”, anh chỉ trích những việc như đóng đinh, thiêu (sống), và dìm chết kẻ thù của mình và những người vi phạm quy tắc.

Ví dụ, Abu Ahmad phản đối sự trừng phạt mà Nhà nước Hồi giáo thực hiện tại thành phố bắc Syria, al-Bab, họ đặt một cái lồng ở giữa trung tâm thành phố, được gọi là Quảng trường Tự do, để trừng phạt dân thường Syria phạm tội vị thành niên, chẳng hạn như bán thuốc lá.

Abu Ahmad cho biết, tổ chức này lúc đó đã nhốt những người Syria trong lồng suốt 3 ngày, họ bị treo trên cổ một bảng có nội dung nêu rõ tội ác mà họ đã phạm phải.

“Giờ đây quảng trường này được gọi là Quảng trường Trừng phạt”, anh nói. “Tôi nghĩ loại hình phạt khắc nghiệt này là điều xấu tệ đối với chúng tôi. Nó đang làm người Sunni sợ hãi ISIS hơn là yêu thích nó, điều này chẳng có gì tốt đẹp cả”.

3
ISIS đang reo rắc nỗi sợ hãi cho toàn nhân loại. (Ảnh: Internet)

Abu Ahmad nói rằng, trước đây anh hy vọng Nhà nước Hồi giáo sẽ trở thành “thống nhất thánh chiến”, có khả năng mang những chiến binh Hồi giáo Sunni lại cùng nhau dưới một ngọn cờ. Anh đã từng ngưỡng mộ các chiến binh nước ngoài mà anh biết, chủ yếu là thanh niên từ Bỉ và Hà Lan đã đi du lịch đến Syria để chiến đấu.

Tất cả bọn họ đều sống ở các nước giàu có và yên bình, trong khi hàng chục ngàn người Syria đã phải trả một số tiền lớn để được nhập cư trái phép vào châu Âu để thoát khỏi chiến tranh, những chiến binh thánh chiến tự nguyện đi theo hướng ngược lại.

“Những người nước ngoài này đã rời bỏ gia đình, nhà cửa, đất đai của họ và đi bằng mọi ngả đường để giúp chúng tôi ở đây tại Syria”, Abu Ahmad cho biết. “Vì để hỗ trợ cho chúng tôi, họ đã thực sự hy sinh tất cả mọi thứ mà họ có”.

Nhưng Abu Ahmad đã sớm chua chát về một số khía cạnh của tổ chức thánh chiến. Đầu tiên, nhà nước Hồi giáo đã không kết nối các chiến binh lại với nhau; trái lại, căng thẳng lại càng gia tăng với các tổ chức khác, và anh lo lắng rằng “sự nổi lên của ISIS dẫn đến việc tan rã với Mặt trận Nusra và sự suy yếu của lực lượng thánh chiến thống nhất ở Syria”.

Thứ hai, trong khi một số các chiến binh nước ngoài thực sự là những người mộ đạo ở châu Âu, anh cũng phát hiện ra một nhóm khác mà anh nghĩ họ như là “Những kẻ điên rồ”. Họ chủ yếu là tội phạm trẻ tuổi người Bỉ và Hà Lan gốc Marốc, thất nghiệp và từ những gia đình tan vỡ, sống cuộc sống ngoài lề trong vùng ngoại ô xa xôi rìa thành phố.

Hầu hết những người này không có ý tưởng nào về tôn giáo, và hầu như họ không bao giờ đọc Kinh Qur’an. Đối với họ, chiến đấu ở Syria hoặc là một cuộc phiêu lưu hoặc là một cách để sám hối cho “cuộc sống tội lỗi” của họ trong các quán bar và vũ trường của châu Âu.

Abu Sayyaf, một chiến binh từ Bỉ, người thường xuyên bàn về chặt đầu, đã nói: “Tôi chỉ muốn xách một cái đầu”. Tại địa phương, anh ta được biết đến như một al-thabah, hoặc “kẻ sát nhân”.

Những câu chuyện Abu Ahmad đã kể với chúng tôi rất đáng kinh ngạc, và có quan hệ mật thiết với chiếc ghế quyền lực của Nhà nước Hồi giáo. Điều này khiến chúng tôi quyết định phải kiểm nghiệm lại những điều khẳng định hùng hồn của anh ta.

Để làm như vậy, chúng tôi đưa ra một bài kiểm tra cho Abu Ahmad. Anh nói rằng mình biết nhiều chiến binh người Hà Lan và Bỉ, những người đã tham gia nhà nước Hồi giáo, vì vậy chúng tôi đã chuẩn bị một danh sách với khoảng 50 bức ảnh chiến binh thánh chiến từ những nước được biết đã rời quê nhà đến Syria. Trong một cuộc gặp gỡ với Abu Ahmad, chúng tôi yêu cầu anh nhận diện những người đàn ông trong ảnh.

Những câu trả lời Abu Ahmad đã chứng minh được anh ta có một sự hiểu biết sâu rộng về các chiến binh thánh chiến người châu Âu chiến đấu cho Nhà nước Hồi giáo. Trước mặt chúng tôi – không cần truy cập vào internet hay sự giúp đỡ bên ngoài – Abu Ahmad lướt qua những bức ảnh, và gọi tên chính xác khoảng 30 chiến binh thánh chiến. Hầu hết các trường hợp, Ahmad còn điểm thêm một số giai thoại về các tay chiến đấu này. Với những hình ảnh khác, anh ta cho biết mình chưa thấy, cũng không biết tên của họ.

Abu Ahmad còn cho chúng tôi thấy một số hình ảnh và video riêng tư trên laptop về một số chiến binh Trung Á, Hà Lan, Bỉ tại Syria, mà hiện giờ không được đăng trực tuyến. Điều này có nghĩa là cách duy nhất mà anh ta có thể có những hình ảnh chính là nhờ kinh nghiệm kỳ cựu của bản thân trong cộng đồng thánh chiến.

Chiến binh ISIS tại thành phố Syria cổ, Palmyra. (Ảnh chụp màn hình)
Chiến binh ISIS tại thành phố Syria cổ, Palmyra. (Ảnh chụp màn hình)

Abu Ahmad cũng đã chứng minh rằng anh có được cảnh hậu trường về một số hành vi bạo lực ghê rợn nhất của Nhà nước Hồi giáo.

Sau khi tổ chức thánh chiến chiếm được Palmyra vào năm 2015, Abu Ahmad đã đến thăm thành phố sa mạc này để chứng kiến ​​một cuộc hành quyết những người chống đối tổ chức được sắp đặt không khác gì Game of Thrones (Trò chơi Vương quyền). Vào tháng 7/2015, 2 thành viên Nhà nước Hồi giáo từ Áo và Đức đã hành quyết 2 người mà họ tuyên bố là những người lính thuộc Quân đội Syria trên dãy cột của thành phố cổ xưa.

Đây là một trong nhiều cuộc hành quyết tại Palmyra. Ngày 04/07, Nhà nước Hồi giáo đã cho phát hành một đoạn video cho thấy cảnh tượng đẫm máu khi các chiến binh thanh thiếu niên hành quyết 25 người được cho là binh sĩ Syria trong đại hội trường của thành phố.

Vài tuần trước khi video về cuộc hành quyết của những chiến binh Đức và Áo của Nhà nước Hồi giáo chính thức được đưa lên mạng, Abu Ahmad đã cung cấp cho chúng tôi một bức ảnh về cuộc hành quyết này. Bức ảnh không chỉ cho thấy khoảnh khắc 2 tù nhân trước khi bị giết, mà còn cho thấy 2 thành viên của đơn vị truyền thông Nhà nước Hồi giáo đang chụp lại cảnh kinh dị này.

Sẽ không bao giờ có bất kỳ hình ảnh “đằng sau hậu trường” nào từ một trong những vụ hành quyết trên mạng. Những hình ảnh do Abu Ahmad cung cấp thật sự chỉ có một – được bí mật thực hiện từ một người trong cuộc.

Đáng chú ý là, một trong hai người chụp hình trong bức ảnh là Harry Sarfo, một công dân Đức, người đã đến Syria tham gia với Nhà nước Hồi giáo. Người này sau đó cho biết mình đã vỡ mộng về tổ chức này và chạy trốn trở lại Đức, hiện đang bị cầm tù.

Hồ sơ về Sarfo trên tờ New York Times có đoạn Sarfo khai rằng các thành viên Nhà nước Hồi giáo yêu cầu Sarfo “cầm lá cờ đen của tổ chức và đi qua đi lại phía trước máy ảnh” khi họ quay một đoạn video tuyên truyền.

Tuy nhiên, các bức ảnh do Abu Ahmad cung cấp, trái ngược với lời kể rằng Sarfo chỉ đóng một vai trò thụ động trong vụ việc này: đoạn video cho thấy anh ta cầm lá cờ đen, trong khi đó, bức ảnh cho thấy anh ta lại là một trong 2 người quay phim đang quay lại hình ảnh những kẻ giết người đang sắp hành quyết 2 người Syria.

Sự chia rẽ giữa Mặt trận Nusra và Nhà nước Hồi giáo là một trong những sự kiện mang tính thời đại nhất của cuộc chiến Syria, nó dẫn đến một phân chia lớn trong hàng ngũ chống Assad và báo hiệu sự nổi lên của một lực lượng thánh chiến mới, do Abu Bakr al-Baghdadi lãnh đạo, người đã xuất hiện làm lu mờ cả tổ chức al-Qaeda.

Abu Bakr al-Baghdadi, người đã xuất hiện làm lu mờ cả tổ chức al-Qaeda. (Ảnh: Internet)
Abu Bakr al-Baghdadi, người đã xuất hiện làm lu mờ cả tổ chức al-Qaeda. (Ảnh: Internet)

Abu Ahmad đã có một chỗ ngồi hàng đầu để chứng kiến cảnh phân tách lớn nhất thế giới từ trước đến nay của chiến tranh Hồi giáo từ từ xuất hiện.

Giữa tháng 4/2013, Abu Ahmad để ý thấy một chiếc xe màu đỏ-nâu đậm ở phía trước trụ sở của Majlis Shura al-Mujahideen (MSM), một tổ chức thánh chiến Syria do Abu al-Atheer dẫn đầu, tại thị trấn Kafr Hamra, bắc Syria.

Một người bạn của Abu Ahmad, một chỉ huy thánh chiến, lại gần thì thầm vào tai anh: “Hãy nhìn kỹ bên trong chiếc xe”.

Chiếc xe không có gì đặc biệt: không đủ mới để thu hút sự chú ý nhưng không cũ kỹ lắm. Nó cũng không được bọc thép và không có biển số đăng ký.

Bên trong xe có 4 người đàn ông. Abu Ahmad không nhận ra ai trong số họ. Người đàn ông ngồi phía sau người lái xe mặc một Balaclava (Loại mũ khít đầu và cổ, chỉ để hở mặt) đen gấp nếp trông giống như một chiếc mũ. Trên chóp là một chiếc khăn choàng màu đen, xõa xuống vai. Ông ta có một bộ râu dài. Ngoại trừ người lái xe, tất cả đều kè kè súng máy nhỏ trong tay.

Abu Ahmad có thể thấy không hề có bảo mật tăng cường tại cổng trụ sở. Như thường lệ, chỉ có 2 tay súng vũ trang đứng gác trước lối vào. Kết nối internet tại trụ sở làm việc bình thường. Đối với anh, có vẻ như không có bất kỳ dấu hiệu cho thấy hôm nay có khác gì mọi ngày.

Nhưng sau khi 4 người đàn ông ra khỏi xe và biến mất vào trụ sở, chỉ huy thánh chiến lại đến chỗ anh ta một lần nữa và thì thầm “Anh vừa nhìn thấy Abu Bakr Al-Baghdadi”.

Từ năm 2010, Baghdadi đã là lãnh đạo Nhà nước Hồi giáo Iraq (ISI), liên kết của Al Qaeda ở đất nước chiến tranh tàn phá này. Theo tài khoản riêng của Baghdadi, ông ta đã cử Abu Muhammad al-Jolani là người đại diện của mình đến Syria trong năm 2011, chỉ thị cho người này lập nên Mặt trận Nusra để bắt đầu cuộc thánh chiến ở đây.

Cho đến đầu năm 2013, ISI và Nusra đã hợp tác cùng nhau. Nhưng Baghdadi không hài lòng. Ông ta muốn liên kết những người dân Iraq theo al-Qaeda và những thành viên người Syria để hình thành một mạng lưới trải dài trên cả nước – với ông ta, tất nhiên, sẽ là người lãnh đạo chính.

Mỗi buổi sáng, trong 5 ngày liên tiếp, chiếc xe màu đỏ-nâu thả Baghdadi và thuộc hạ của mình, Haji Bakr, tại trụ sở của MSM ở Kafr Hamra. Trước khi mặt trời lặn, chiếc xe cùng với người lái xe sẽ đến rước họ từ trụ sở và đưa Baghdadi đến một địa điểm bí mật trong đêm. Sáng hôm sau, chiếc xe sẽ đưa Baghdadi và Bakr trở lại.

Trong suốt 5 ngày, bên trong trụ sở của MSM, Baghdadi bàn bạc với một nhóm các nhà lãnh đạo thánh chiến chủ chốt ở Syria. Có một số là những người bị truy nã ráo riết trên toàn thế giới, tất cả tập trung trong một căn phòng, ngồi trên nệm.

Họ được phục vụ ăn sáng và ăn trưa: gà quay hoặc nướng, khoai tây chiên, trà, và nước ngọt. Baghdadi, người bị truy nã hàng đầu trên thế giới, uống Pepsi hay Mirinda, một nước ngọt có vị cam.

Ngoài Baghdadi, những người tham gia bao gồm Abu al-Atheer, tiểu vương của MSM; Abu Mesaab al-Masri, một chỉ huy thánh chiến Ai Cập; Omar al Shishani, chỉ huy đội quân thánh chiến Chechnya đến Syria từ Georgia; Abu al-Waleed al-Libi, một nhà lãnh đạo thánh chiến đến Syria từ Libya; Abed al-Libi, một tiểu vương ở tổ chức Katibat al-Battar Libya; 2 tù trưởng tình báo Nusra; và Haji Bakr, chỉ huy thứ hai đứng sau Baghdadi.

Abu Ahmad đã bị cuốn hút bởi các giáo đoàn của rất nhiều các chỉ huy cấp cao. Trong lúc cuộc đàm phán tạm nghỉ, anh đi bộ xung quanh các trụ sở, nói chuyện với những người tham dự cuộc họp. Trong đầu Abu Ahmad đầy ắp những câu hỏi: Tại sao Baghdadi đến Syria từ Iraq?

Tại sao tất cả các chỉ huy và các tiểu vương gặp gỡ ông ta? Và chuyện gì quan trọng đến nỗi Baghdadi phải đích thân mình thảo luận từ đầu đến cuối?

Và câu trả lời cho câu hỏi Abu Ahmad có thể được tìm thấy trong một bài phát biểu của Baghdadi, ngay trước khi cuộc họp Kafr Hamra. Ngày 08/04/2013, Baghdadi tuyên bố tổ chức của ông đã mở rộng sang Syria.

Tất cả các phe phái thánh chiến ở đó – bao gồm Nusra – phải chịu sự kiểm soát của ông ta. “Nay chúng tôi tuyên bố trước đấng Allah về việc: Huỷ bỏ tên Nhà nước Hồi giáo Iraq và huỷ bỏ tên Jabhat al-Nusra, và việc sáp nhập cả hai tổ chức này dưới cùng một tên, Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và al-Sham”.

“Những lãnh đạo Hồi giáo ở đây để thuyết phục mọi người từ bỏ Jabhat al-Nusra và al-Jolani”, một trong những người tham gia trong các cuộc đàm phán cho Abu Ahmad biết. “Thay vào đó, mọi người nên tham gia cùng với ông ta đoàn kết dưới ngọn cờ của ISIS, sẽ sớm trở thành một nhà nước”.

Những tay súng Mặt trận Nusra liên kết với al-Quadea mang vũ khí trên lưng ngồi sau một chiếc xe bán tải trong cuộc phóng thích các binh sĩ Lebanon và cảnh sát ở Arsal, đông Bekaa Valley, Lebanon, 01/12/ 2015. (Ảnh: Reuters)
Những tay súng Mặt trận Nusra liên kết với al-Quadea mang vũ khí trên lưng ngồi sau một chiếc xe bán tải trong cuộc phóng thích các binh sĩ Lebanon và cảnh sát ở Arsal, đông Bekaa Valley, Lebanon, 01/12/ 2015. (Ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, Baghdadi phải đối mặt với một vấn đề lớn trong việc thực hiện mục tiêu của mình. Các tiểu vương trong cuộc gặp gỡ tập hợp giải thích cho thủ lĩnh tổ chức ISI rằng hầu hết họ đã thề trung thành với Ayman al-Zawahiri, người kế nhiệm do Osama bin Laden lựa chọn và lãnh đạo của al-Qaeda. Làm thế nào họ có thể đột nhiên từ bỏ Zawahiri và al Qaeda để chuyển sang quy phục Baghdadi chứ?

Theo Abu Ahmad, họ hỏi Baghdadi trong suốt cuộc họp một câu hỏi: “Ông đã thề trung thành với Zawahiri chưa?”

Baghdadi trả lời họ rằng ông ta đã thực sự thề trung thành, nhưng không tuyên bố công khai, theo yêu cầu của Zawahiri. Nhưng Baghdadi đảm bảo với họ rằng mình đang hành động dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh al-Qaeda.

Các nhà lãnh đạo thánh chiến không có cách nào để kiểm tra xem điều này có phải là thật hay không. Zawahiri có lẽ là người khó liên hệ nhất trên thế giới – không ai nhìn thấy ông nơi công cộng trong mấy năm nay, và ông ta vẫn đang lẩn trốn, có lẽ nơi nào đó ở Pakistan hoặc Afghanistan.

Với lại, Zawahiri không thể hòa giải các tranh chấp, các nhà lãnh đạo thánh chiến phải tự mình quyết định. Nếu Baghdadi thay mặt cho Zawahiri, họ sẽ không còn nghi ngờ gì nữa mà phải theo lệnh để tham gia ISIS. Nhưng nếu Baghdadi tự tung tự tác, lập nên kế hoạch để tiếp quản Nusra và các tổ chức khác, đây sẽ là một hành động nổi loạn. Nó sẽ chia rẽ al-Qaeda và tạo nên một tình trạng hỗn loạn, hoặc xung đột giữa các đội quân thánh chiến.

Vì vậy, các chỉ huy cam kết với Baghdadi một lòng trung thành có điều kiện. “Họ nói với ông ta: ‘Nếu những gì ông nói là sự thật thì chúng tôi sẽ hỗ trợ ông'”, Abu Ahmad nói với chúng tôi.

Baghdadi cũng nói về việc lập nên một nhà nước Hồi giáo ở Syria. Ông ta nói, điều quan trọng là vì người Hồi giáo cần thiết phải có một dawla (đế chế) hoặc nhà nước. Baghdadi muốn người Hồi giáo có lãnh thổ riêng của họ, từ đó họ có thể làm việc và cuối cùng chinh phục thế giới.

Những người tham gia đã phản đổi kịch liệt ý tưởng lập ra một nhà nước Syria. Trong suốt sự tồn tại của nó, tổ chức al-Qaeda đã từng làm việc trong bóng tối như một diễn viên phi chính phủ. Nó không công khai kiểm soát bất kỳ khu vực lãnh thổ nào, thay vào đó là những hành vi bạo lực từ các địa điểm không được tiết lộ.

Để một tổ chức bí mật mang lại một lợi thế rất lớn: kẻ thù sẽ rất khó khăn để tìm kiếm, tấn công hoặc phá hủy. Nhưng việc thành lập một nhà nước, các nhà lãnh đạo thánh chiến đã tranh luận trong suốt cuộc họp, kẻ thù sẽ vô cùng dễ dàng tìm kiếm và tấn công họ. Một nhà nước với một vùng lãnh thổ và cơ quan xác định chẳng khác nào một con vịt đang đứng yên một chỗ để người ta bắn.

Abu al-Atheer, các tiểu vương MSM, đã nói với các chiến binh của mình trước khi sự xuất hiện của Baghdadi rằng ông ta phản đối kịch liệt tuyên bố thành lập một nhà nước. “Một số người đang nói về một ý tưởng ngu xuẩn”, Atheer nói với người của mình. “Tên điên nào lại tuyên bố thành lập một nhà nước trong thời gian chiến tranh này chứ?”.

“Omar al-Shishani, lãnh đạo của các chiến binh thánh chiến Chechnya, cũng do dự về ý tưởng thành lập một nhà nước này”, Abu Ahmad cho biết. Có một lý do tại sao Osama bin Laden lại ẩn thân suốt những năm qua – đó là để tránh bị người Mỹ giết chết. Tuyên bố thành lập một nhà nước chẳng khác gì một lời mời kẻ thù đến tấn công mình.

Lực lượng chống khủng bố Iraq chụp hình ở Fallujah, Iraq. (Ảnh: REUTERS/Thaier Al-Sudani)
Lực lượng chống khủng bố Iraq chụp hình ở Fallujah, Iraq. (Ảnh: REUTERS/Thaier Al-Sudani)

Mặc dù khá nhiều người vẫn còn do dự, nhưng Baghdadi cố chấp muốn làm. Việc thành lập và điều hành một nhà nước là vô cùng quan trọng với ông ta. Tính đến thời điểm này, các chiến binh Hồi giáo đã liên kết thường xuyên mà không có sự kiểm soát lãnh thổ của mình. Baghdadi dùng lý lẽ cho biên giới, công dân, các tổ chức và một hệ thống cơ quan chức năng. Abu Ahmad kết luận ở mức độ của Baghdadi: “Nếu một nhà nước Hồi giáo như vậy có thể sống sót được ở giai đoạn ban đầu, thì nó sẽ ở lại mãi mãi”.

Baghdadi có một lập luận có sức thuyết phục khác rằng: Một nhà nước sẽ là ngôi nhà cho người Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới. Vì al-Qaeda đã luôn lẩn quất trong bóng tối, nên rất khó khăn đối với người Hồi giáo bình thường có thể đăng ký.

Nhưng một nhà nước Hồi giáo, Baghdadi lập luận, có thể thu hút hàng ngàn, thậm chí hàng triệu chiến binh đồng chí hướng. Nó sẽ là một nam châm. Abu Ahmad cho biết: “Baghdadi và lãnh đạo thánh chiến khác so sánh điều này với việc di cư của Tiên tri Muhammad, hoặc Hijrah, từ thánh địa Mecca đến Medina để thoát khỏi sự khởi tố”.

Các nhà lãnh đạo thánh chiến thảo luận rộng khắp một nhà nước sẽ hoạt động thế nào, xử lý với dân số như thế nào, mục đích của nó là gì, và lập trường của họ đối với tôn giáo thiểu số.

Sau nhiều ngày thảo luận, mọi người tham gia – bao gồm cả những người hoài nghi ban đầu Atheer, Shishani, và 2 quan chức tình báo Mặt trận Nusra – đã đồng ý với kế hoạch của Baghdadi. Điều kiện duy nhất họ muốn từ ông ấy là: Nhà nước mới được tạo ra phải được khai báo trong sự hợp tác toàn diện với Nusra và Ahrar al-Sham, một nhóm phiến quân thánh chiến khác. Baghdadi đã đồng ý với các điều khoản này.

Bước tiếp theo là cam kết trung thành ngay tại chỗ. Từng người một, họ đứng trước Baghdadi, lắc tay và lặp đi lặp lại lời thề trung thành.

Sau đó Baghdadi yêu cầu từng chỉ huy mang đến một số tay súng của mình. Abu al-Atheer, chỉ huy nhóm MSM, mời những tay súng Bỉ, Hà Lan, Pháp những người dưới quyền chỉ huy của mình trong dịp này. Trong số những người nước ngoài đích thân gặp Baghdadi và thề trung thành có Abu Sayyaf, được gọi là “kẻ sát nhân”; Abu Zubair, một chiến binh thánh chiến Bỉ; Abu Tameema al-Fransi, một chiến binh thánh chiến Pháp thiệt mạng hồi tháng 7/2014; và Abu Shishan-al-Belgiki, một chiến binh thánh chiến tóc vàng Chechnya bị truy nã ở Bỉ.

Bức ảnh này, do một trang web chiến binh đăng vào ngày 14/05/2015, trong đó đã được xác minh và phù hợp với báo cáo khác của AP, một thành viên của cảnh sát phó Nhà nước Hồi giáo, được gọi là "Hisba", đang đọc một bản án do tòa án Hồi giáo đưa xuống kết án họ buộc tội ngoại tình để đánh đập, tại thành phố Raqqa, Syria. (Ảnh: AP)
Bức ảnh này, do một trang web chiến binh đăng vào ngày 14/05/2015, trong đó đã được xác minh và phù hợp với báo cáo khác của AP, một thành viên của cảnh sát phó Nhà nước Hồi giáo, được gọi là “Hisba”, đang đọc một bản án do tòa án Hồi giáo đưa xuống kết án họ buộc tội ngoại tình để đánh đập, tại thành phố Raqqa, Syria. (Ảnh: AP)

Sau hôm đó, người châu Âu – những người gần đây đa số đã là tội phạm mức độ nhẹ ở Amsterdam, Brussels, hay Paris – nhiệt tình nói với tất cả mọi người cách họ thể hiện bayah – lòng trung thành với Baghdadi.

Nhiều người khác làm theo. Người kể chuyện của chúng tôi, Abu Ahmad, đã tỏ lòng trung thành bayah đến Abu al-Atheer 2 ngày sau đó.

Việc chuyển đổi từ ISI sang ISIS có nghĩa là tất cả các tổ chức hoặc phe phái gia nhập ISIS sẽ không còn tồn tại tên của mình. Đối với Mặt trận Nusra và người lãnh đạo Abu Muhammad al-Jolani, sự phát triển này là một thảm họa tiềm ẩn; nó có thể là sự kết thúc tầm ảnh hưởng của họ trong thánh chiến quan trọng nhất của thế giới. Jolani ra lệnh cho tay súng Nusra không tham gia ISIS, chờ đợi cho đến khi al-Zawahiri công bố một quyết định về việc ai sẽ là người lãnh đạo các cuộc thánh chiến tại Syria.

Thế nhưng, phần lớn các chỉ huy Nusra và tay súng ở Syria đã không lắng nghe. Chỉ vài tuần sau đó, khi Abu Ahmad thăm Aleppo, khoảng 90% tay súng Nusra trong thành phố đã tham gia ISIS.

Những người lính mới của Baghdadi ra lệnh cho số ít ỏi còn lại, người trung thành với Mặt trận Nusra rời khỏi Bệnh viện Al Oyoun, cơ sở chính của Nusra trong thành phố. “Các người phải ra đi; chúng tôi là từ al-dawla [nhà nước] và chúng tôi chiếm đa số giữa các tay súng”, họ nói với những người Nusra, theo Abu Ahmad. “Vì vậy, trụ sở này bây giờ thuộc về chúng tôi”.

Ở khắp mọi nơi ở miền bắc Syria, ISIS chiếm đóng trụ sở chính, lưu trữ đạn dược, và các cửa hàng vũ khí của Nusra. Ngạc nhiên thay, liên kết al-Qaeda tại Syria đã bất ngờ chiến đấu vì sự tồn tại của minh. Một thời đại mới đã bắt đầu – thời đại của Nhà nước Hồi giáo.

Mai Mai, dịch từ Businessinsider

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

    Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

x