Những bức hình ám ảnh về người tị nạn đoạt giải Pulitzer 2016

20/04/16, 11:18 Thế giới

Tại giải Pulitzer năm nay (2016), tờ New York Times và hãng tin Reuters đã cùng nhận giải thưởng ở hạng mục ảnh thời sự với chùm ảnh về hành trình của người tị nạn tới miền đất hứa châu Âu.

150 người di cư trên một con thuyền cập bến gần làng Skala, đảo Lesbos của Hy Lạp ngày 16/11/2015. Họ muốn quay trở lại đất liền Thổ Nhĩ Kỳ nhưng bị bắt giữ tại vùng biển nước này. Tác giả bức ảnh là Sergey Ponomarev. (Ảnh: New York Times)

Ngày 19/4, tại Đại học Columbia ở New York, Mỹ đã diễn ra lễ công bố giải thưởng báo chí Pulitzer. Đây cũng là năm đánh dấu 100 năm ra đời của giải thưởng danh giá dành cho các tác phẩm báo chí, nhiếp ảnh có nhiều ảnh hưởng tại Mỹ.

Pulitzer là giải thưởng của Mỹ, trao cho nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng hơn cả là về báo chí và văn học. Về báo chí, Pulitzer được xem như một trong những giải danh giá nhất. Giải thưởng được hiệu trưởng Đại học Columbia trao tặng vào tháng 4 hàng năm kể từ năm 1917, theo đề nghị của Joseph Pulitzer, chủ bút báo New York World.

Dưới đây là loạt ảnh vạch trần tấm màn đen tối đang bao phủ cuộc khủng hoảng di cư đã và đang âm thầm càn quét Châu Âu cũng như nỗi đau mất mát, sự khổ sở của những gia đình người di cư.

Một người tị nạn Syria ôm chặt hai con khi cố gắng rời khỏi chiếc xuồng tới quần đảo Lesbos, Hy Lạp. Họ đã vượt biển Aegea từ Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả Yannis Behrakis của Reuters chụp bức ảnh vào ngày 24/9/2015. (Ảnh: Reuters)
Ahmad Majid, (áo phông xanh, nằm giữa) cùng các con và em trai Farid Majid (áo len xanh lá cây) ngủ gục trên xe buýt. Họ cùng hàng chục gia đình tị nạn khác rời Budapest của Hungary để tới Vienna của Áo. Hàng trăm nghìn người tị nạn, chủ yếu từ Afghanistan, Iraq và Syria, bất chấp mạng sống khi rời nhà, lênh đênh trên những con thuyền và những chuyến tàu hay xe buýt đông nghẹt để nhập cư bất hợp pháp vào các quốc gia Tây Âu và Scandinavia. Tác giả Mauricio Lima chụp bức ảnh vào ngày 5/9/2015. (Ảnh: New York Times)
Cảnh sát chống bạo động Slovenia hộ tống những người di cư trái phép tới khu trại đăng ký bên ngoài Dobova vào ngày 22/10/2015. Các quốc gia nhỏ ở khu vực Balkan đã chứng kiến số lượng kỷ lục người nhập cư vào châu Âu và chính quyền gặp nhiều khó khăn trước việc quản lý dòng người tị nạn. (Ảnh: New York Times)
Một người đàn ông cố gắng bảo vệ con mình khi cảnh sát trấn áp hàng trăm người di cư và bán đạn hơi cay tại biên giới Horgos, Serbia, giáp Hungary. Tác giả Sergey Ponomarev chụp bức ảnh vào ngày 16/9/2015. (Ảnh: New York Times)
Những người di cư và tị nạn cầu xin cảnh sát Macedonia cho phép họ vượt biên sang nước này khi họ đang đứng ở làng Idomeni của Hy Lạp dưới cơn mưa tầm tã. Ảnh chụp ngày 10/9/2015. (Ảnh: Reuters)
Người di cư Syria chui qua hàng rào biên giới Serbia, gần Röszke, để bước vào Hungary. Ảnh do Bernadett Szabo chụp ngày 27/8/2015. (Ảnh: Reuters)
Những người tị nạn Pakistan, Bangladesh, Morocco, Algeria và Somalia giành nhau nước, chăn màn và quần áo tại Idomeni, Hy Lạp ngày 28/11/2015. Đây là ngày thứ 10 họ sống trong cảnh màn trời chiếu đất ở xứ người. Họ cũng không thể tiếp tục đi tới Macedonia, mà chỉ những người tị nạn từ Afghanistan, Iraq và Syria mới được phép thực hiện tiếp hành trình này. (Ảnh: New York Times)
Một người đàn ông Syria ôm con gái và đi về phía biên giới Hy Lạp – Macedonia dưới cơn mưa lớn ngày 10/9/2015. (Ảnh: Reuters)
Một gia đình người tị nạn từ Syria sưởi ấm quanh đống lửa trong khi những người khác xếp hàng đăng ký tại một trại tiếp nhận ở Gevgelija, Macedonia, ngày 21/11/2015. (Ảnh: New York Times)
Hàng trăm người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ mừng rỡ khi đặt chân tới đảo Lesbos của Hy Lạp sau hành trình dài chống chọi với biển động và gió lớn. Lo sợ bị lật thuyền, một số người đã nhảy xuống dòng nước lạnh giá để bơi tới bờ. Bức ảnh của tác giả Tyler Hicks. (Ảnh: New York Times)
Thi thể của một người tị nạn dạt vào hòn đảo Lesbos của Hy Lạp. Tác giả Mauricio Lima chụp bức ảnh vào ngày 1/11/2015. (Ảnh: New York Times)
Laith Majid, một người tị nạn từ Iraq, bật khóc khi cùng con gái và con trai tới đảo Kos của Hy Lạp an toàn sau hành trình nguy hiểm trên chiếc thuyền cao su mỏng manh. Tác giả Daniel Etter ghi lại khoảnh khắc này vào ngày 15/8/2015. (Ảnh: New York Times)
Cảnh sát cố gắng ngăn cản một người nhập cư lên một chuyến tàu qua cửa sổ ở nhà ga xe lửa Gevgelija tại Macedonia, gần biên giới với Hy Lạp. ẢNh do Stoyan Nenov chụp ngày 15/8/2015. (Ảnh Reuters)
Một gia đình di cư nằm cố thủ trên đường ray nhà ga ở Bicske để không bị cảnh sát Hungary đưa tới trại tị nạn. Hungary là một trong những điểm nóng của cuộc khủng hoảng nhập cư đang đè nặng lên “lục địa già” khi những người tị nạn coi đây là cửa ngõ để vào Tây Âu. (Ảnh: Reuters)
Một chiếc thuyền chở người tị nạn Syria trôi dạt trên biển Aegea nằm giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp sau khi động cơ bị hỏng. Phóng viên Yannis Behrakis chụp bức nảy này vào ngày 11/8/2015. (Ảnh: Reuters)
Những chiếc áo phao, săm lốp, thuyền cao su bị xì hơi của người di cư chất đống tại đảo Lesbos, Hy Lạp, ngày 7/11/2015. (Ảnh: New York Times)

 

Theo Zing

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

x