Robot hình người của NASA được gửi đến trường đại học

25/11/15, 09:05 Khoa học

Trước khi NASA gửi robot Robonaut 5 (R5) vào không gian, đầu tiên robot này cần phải được gửi đến … trường đại học.

Robot R5 của NASA là một robot hình người mới nhất của NASA và nó đã được xây dựng để cạnh tranh trong cuộc thi DARPA Robotics Challenge (Thử thách Robot). (Ảnh: NASA)

Cao 6 feet (khoảng 1 mét 8), nặng 290 pound (khoảng 131,5 kg), robot hình người này được tên là ‘Valkyrie’.

Robot Valkyrie đã được phát triển để giúp đỡ hay thậm chí thay thế chỗ của các phi hành gia làm việc trong môi trường không gian khắc nghiệt.


Robot R5 của NASA là robot hình người mới nhất của NASA, và được xây dựng để cạnh tranh trong cuộc thi DARPA Robotics Challenge. (Ảnh: NASA)

Theo như một số người, lý do nó thất bại tại ở thử thách cuối cùng của cuộc thi DARPA là do Valkyrie được tạo dựng vội vàng, tập trung chủ yếu vào bộ cơ khí bên phải, thay vì dành thời gian để lập trình thuật toán để giúp nó vượt qua các thử thách. Giờ đây, NASA đã chọn Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Northeastern ở Boston để phát triển các thuật toán cải thiện Velkyrie, giúp nó sẵn sàng cho việc lên sao Hỏa.

Những tiến bộ về robot, trong đó gồm cả sự hợp tác giữa con người và robot là rất quan trọng để phát triển các khả năng cần thiết cho hành trình đến sao Hỏa của chúng ta“, Steve Jurczyk, quản trị viên liên kết Ban chỉ đạo nhiệm vụ Kỹ thuật hàng không không gian (STMD) tại NASA.

Hai trường đại học được lựa chọn sau khi thành công của họ trong Cuộc thi DARPA Robotics Challenge. Trong khoảng thời gian hai năm, các trường đại học sẽ nhận được 250.000$ một năm và có thể được NASA hỗ trợ kỹ thuật.

NASA thường dựa vào lĩnh vực thương mại và học thuật để giúp thúc đẩy công nghệ mà chúng ta sẽ cần tới để khám phá những gì vượt ngoài quỹ đạo thấp của Trái Đất“, Jurczyk nói.

Tìm hiểu thêm về Valkyrie với IEEE Spectrum:

Chúng tôi rất vui mừng được tham gia vào các nhóm nghiên cứu của trường Đại học để giúp NASA tạo nên một bước tiến lớn tiếp theo trong sự phát triển của công nghệ robot“, Jurczyk nói.

Ban chỉ đạo nhiệm vụ Kỹ thuật hàng không không gian (STMD) tại Tổng hành dinh của NASA đang tài trợ cho nghiên cứu này và đang phụ trách đẩy nhanh sự phát triển của các công nghệ mới, điều này sẽ khiến cơ quan không gian thay đổi cách thức khám phá không gian vào một ngày nào đó trong tương lai.


Robot R5 của NASA là robot hình người mới nhất của NASA, và được xây dựng để cạnh tranh trong cuộc thi DARPA Robotics Challenge. (Ảnh: NASA)

Trong một thông cáo báo chí, NASA viết: “NASA quan tâm đến robot hình người, vì chúng có thể giúp đỡ hay thậm chí là thay thế các phi hành gia đang làm việc trong các môi trường khắc nghiệt khác nhau. Những robot như R5 của NASA có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ của NASA trong tương lai, cũng như thực hiện các nhiệm vụ trước khi con người đến hay hoạt động giống như các robot giống người trợ giúp phối hợp với phi hành đoàn.”

Ban đầu R5 được thiết kế nhằm mục đích giảm nhẹ thiên tai; nhưng mục tiêu chính hiện tại là để chứng tỏ rằng nó có khả năng tốt trên địa hình phức tạp thậm chí là thăm dò không gian sâu.

Bằng việc cung cấp các nền tảng của R5 cho nhiều nhóm nghiên cứu người máy, chúng tôi đang phát triển công nghệ robot, khiến nó trở nên sẵn sàng, do đó sẽ cần những kỹ năng cần thiết cho những sứ mệnh không gian trong tương lai“, Jurczyk nói.

Các nhà nghiên cứu chính từ trường đại học sẽ là đối tác rất quan trọng trong kỳ thi Space Roboctics Challenge (thử thách Robot không gian) của NASA, nơi hai robot R5 sẽ đóng vai trò là công cụ. Thách thức này là một phần của chương trình kỷ niệm 100 năm ngày thành lập chương trình và được chia thành hai cuộc thi, một cuộc thi ảo sử dụng robot mô phỏng và một cuộc thi vât lý sử dụng hai robot R5 nâng cấp. Mục đích của những thách thức này là để tạo ra phần mềm tốt hơn đối với các robot hình người sử dụng trong những sứ mệnh không gian, đem lại cho chúng quyền tự chủ nhiều hơn, theo một tuyên bố từ NASA.

Thanh Phong dịch từ Vision Times

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x