Vài trăm loài chim sẽ biến mất vì biến đổi khí hậu

08/03/12, 08:30 Thảm họa

Các nhà khoa học lo ngại hàng trăm loài chim nhiệt đới có thể tuyệt chủng ngay trong thế kỷ 21 do hiện tượng trái đất ấm lên.

Hàng trăm loài chim có thể tuyệt chủng vì hiện tượng ấm lên toàn cầu. Ảnh:
Hàng trăm loài chim có thể tuyệt chủng ngay trong thế kỷ 21 vì hiện tượng ấm lên toàn cầu. Ảnh: youwall.com.

Cagan Sekercioglu, một nhà nghiên cứu của Đại học Utah tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp dùng mô hình để tìm hiểu tương lai của các loài chim khi nhiệt độ bề mặt trái đất tăng thêm 3,5 độ C. Mô hình cho thấy cứ mỗi khi nhiệt độ tăng thêm 1 độ C thì 100 tới 500 loài chim sẽ chịu tác động xấu – như môi trường sống thu hẹp, nguồn thức ăn giảm. Trong kịch bản xấu nhất, tối đa 900 loài chim nhiệt đới có thể biến mất vĩnh viễn trước năm 2100 do nhiệt độ tăng, BBC cho biết.

Những loài sống trên núi, dọc bờ biển hay trong những môi trường đặc thù sẽ hứng chịu tác động nghiêm trọng nhất.

Sekercioglu nói những loài chim ở vùng nhiệt đới và sống trên núi sẽ hứng chịu tác động nặng nề nhất khi địa cầu trở nên ấm hơn.

“Khi nhiệt độ tăng, chim phải thay đổi về mặt thể chất và di chuyển lên vị trí cao hơn để tăng khả năng sống sót”, ông giải thích.

Một số nghiên cứu từng chỉ ra rằng thực vật sẽ di chuyển lên những vị trí cao bởi hiện tượng ấm lên toàn cầu. Như vậy, những khu rừng trên núi sẽ dịch lên phía đỉnh trong tương lai. Song khi nhiệt độ tăng tới một ngưỡng nào đó, rừng sẽ lên tới tận đỉnh núi rồi biến mất. Lúc ấy chim không còn chỗ cư trú và kiếm mồi.

Tương tự, những khu rừng ven biển cũng có thể bị tàn phá mạnh hơn bởi xâm thực mặn và bão – những hiện tượng có xu hướng tăng bởi tác động của biến đổi khí hậu. Tình trạng đó khiến cuộc sống của những loài chim phân bố ven biển trở nên khắc nghiệt hơn.

Các loài chim sống trong rừng thấp ở những vùng có ít núi – như rừng Amazon hay vùng châu thổ ở Cộng hòa dân chủ Congo – sẽ không thể tìm được môi trường khác để di trú. Trong khi đó, những loài chim sống trong môi trường mở – như savanna, đồng cỏ, sa mạc – sẽ chứng kiến tình trạng môi trường sống thu hẹp.

“Dư luận nghĩ phần lớn loài chim có tập tính di cư theo mùa nên biến đổi khí hậu không ảnh hưởng tới chúng. Nghiên cứu của chúng tôi giúp chúng ta thấy rõ bức tranh toàn cảnh”, Sekercioglu nói.

Minh Long

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Quỷ dưới địa ngục ăn gì?

Ad will display in 09 seconds

Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Quỷ dưới địa ngục ăn gì?

    Quỷ dưới địa ngục ăn gì?

  • Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

    Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

    Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

x