Tâm huyết với y học cổ truyền, nhà khoa học Tu You You đoạt giải Nobel 2015

06/10/15, 15:59 Thế giới

Ngày 05/10, Nhà khoa học Trung Quốc Tu You You được trao thưởng giải Nobel y học với công trình khám phá ra thuốc Artemisinin, một loại thuốc làm giảm thiểu mức độ tử vong của bệnh nhân mắc bệnh sốt rét. Trong báo cáo của mình, bà Tu You You đã nói rằng ước mơ của bà là dùng y học Trung Quốc cổ truyền để tăng cường sức khỏe cho con người.

Bà Tu You You đoạt giải thưởng Nobel y học 2015, điều trớ trêu là thành tựu nghiên cứu 40 năm của bà không được công nhận ở Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

Nhà khoa học “ba không” Tu You You đoạt giải Nobel Y học

Ngày 05/10, giải thưởng Nobel Sinh lý học và Y học năm 2015 được trao cho ba nhà khoa học người Ireland, Nhật Bản và Trung Quốc. Đó là nhà khoa học gốc Ireland – William Campbell, nhà khoa học Nhật Bản – Satoshi Omura và nhà khoa học Trung Quốc – Tu You You.

Nhà khoa học Trung Quốc Tu You You được thưởng giải Nobel với công trình khám phá ra thuốc Artemisinin, một loại thuốc làm giảm thiểu mức độ tử vong của bệnh nhân mắc bệnh sốt rét.

Điều trớ trêu là ở Trung Quốc, bà Tu You You, năm nay đã 85 tuổi, được gọi là “vị học giả ba không” – không học vị tiến sĩ, không du học nước ngoài, và không có danh hiệu viện sĩ.

Mấy năm trước, bà TuYou You đã được đề cử chức danh viện sĩ nhưng không được bầu.

Bà Tu You You, sinh ngày 30/12/1930 tại thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, là nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu Đông y Trung Quốc và là chủ nhiệm trung tâm nghiên cứu và phát triển Artemisinin. Năm 2011, bà là người đầu tiên ở Trung Quốc được trao giải thưởng Lasker Award (giải nghiên cứu y học lâm sàng).

Ngày 04/10/1971, sau khi trải qua 190 lần thất bại, bà đã chiết xuất thành công Artemisinin từ lá cây thanh hao, khống chế 100% đối với vi trùng sốt rét ở chuột và khỉ.

Trong báo cáo của mình, bà Tu You You đã nói rằng ước mơ của bà là dùng y học Trung Quốc cổ truyền để tăng cường sức khỏe cho con người. Bà Tu không ngờ rằng nghiên cứu của bà đã đem lại lợi ích cho người dân toàn thế giới và “Artemisinin thực sự là một món quà của y học Trung Quốc cổ truyền”.

Trong nhiều thập kỷ qua, loại Artemisinin (chiết xuất từ cây thanh hao tố), được mệnh danh là “thần dược phương đông” này, mỗi năm đã cứu tính mạng của rất nhiều người dân trên thế giới.

Hiện tại, Artemisinin đã trở thành loại thuốc điều trị chuẩn cho bệnh sốt rét. Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp Artemisinin vào trong danh mục những loại “thuốc thiết yếu”.

Thành tựu nghiên cứu 40 năm của bà Tu You You không được chấp nhận tại Trung Quốc

Cựu Viện trưởng Viện Khoa học Đời sống thuộc Đại học Bắc Kinh từng nói thẳng: “Mặc dù là người phát hiện ra Artemisinin và được quốc tế công nhận nhưng bà TuYou You ở trong nước danh tiếng không lớn, nên thật sự điều này là ‘tường lý khai hoa tường ngoại hương’”, nghĩa là dù thành quả gặt hái được ở trong nước nhưng lại được công nhận ở nước ngoài).

Ông Lý Liên Đạt, một người bạn cũ của bà Tu You You ở Viện Nghiên cứu Trung y, cho biết:

“Bà Tu You You đã phát hiện ra Artemisinin được 44 năm nay. Thời gian dài như vậy mà vẫn không được công nhận thì tôi nghĩ đối với bất kỳ một nhà khoa học nào mà nói đều sẽ cảm thấy không công bằng”.

Ông Lý Liên Đạt từng nói: “Bà Tu You You tương đối thẳng thắn, nói thẳng, nói thật, không nịnh bợ. Ví dụ, trong hội nghị hay trong một cuộc nói chuyện, nếu bà có ý kiến đồng ý thì bà sẽ lập tức khẳng định ngay, còn nếu không đồng ý bà cũng nói ngay, cho dù đối phương là bạn bè hay là lãnh đạo”.

Bà Tu You You đã có những cống hiến khoa học được quốc tế công nhận, nhưng bà lại không hề được bầu làm viện sĩ của một viện khoa học nào tại Trung Quốc. Tại Trung Quốc, trường hợp của bà cũng không phải là trường hợp duy nhất. Ông Viễn Long Bình, “cha đẻ của lúa lai ở Trung Quốc”, cũng là một ví dụ như vậy.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc từng thừa nhận rằng, những người này không phải do trình độ học vấn không cao và cống hiến khoa học không lớn mà không được bầu làm viện sĩ, mà là do họ chỉ lặng lẽ nghiên cứu công tác chứ không giao tiếp xã giao với các mối quan hệ bên ngoài.

Theo Daikynguyenvn / secretchina

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

x