Khoa học chưa có lời giải cho hiện tượng tỉnh táo trước khi chết

25/07/15, 14:15 Khoa học

Những người bị tâm thần phân liệt, bệnh Alzheimer, và các tình trạng khác gây tổn hại ghê gớm đến chức năng tâm thần, không hiểu sao thỉnh thoảng họ lại hồi phục trí nhớ và trở nên tỉnh táo ngay trong thời gian ngắn trước khi chết. Tâm trí của họ dường như đã hồi phục lại đầy đủ và mạch lạc, thậm chí kể cả khi bộ não họ đã hư hỏng thậm tệ nhất.

(Absolut_100/iStock)

Những bệnh nhân thậm chí không thể nhớ tên của họ trong nhiều năm đột nhiên có thể nhận ra các thành viên trong gia đình và nói chuyện bình thường với các thành viên về quá khứ, hiện tại, tương lai. Không ai biết làm thế nào mà nó lại xảy ra.

Những bệnh nhân thậm chí không thể nhớ tên của họ trong nhiều năm đột nhiên có thể nhận ra các thành viên trong gia đình và nói chuyện bình thường.

Ví dụ, Bác sĩ y khoa Scott Haig, đã viết trong một bài báo cho tạp chí Time về một bệnh nhân tên là David có khối u tràn qua lỗ thủng trên hộp sọ, điều này cũng không ngăn anh trở nên sáng suốt trước khi qua đời. David đã ngừng nói và di chuyển trong những tuần trước khi qua đời. Khi đầu của ông được kiểm tra, “Hầu như không có não trái“, Bác sĩ Haig nói. Tuy nhiên vào đêm mà David chết, ông đã tỉnh táo hoàn toàn trong 5 phút, nói lời tạm biệt với gia đình mình.

Đó không phải là bộ não của David đã đánh thức ông dậy để nói lời tạm biệt”, Tiến sĩ Haig nói. “Bộ não của ông đã bị phá hủy. Những di căn của khối u không chỉ đơn giản là chiếm không gian và dồn ép não, nó xóa đi toàn bộ não. Các di căn có thể thực sự thay thế mô tế bào… Bộ não đơn giản là không có”.

Điều gì đã đánh thức bệnh nhân của tôi dậy … đơn giản là tâm trí của ông ấy, được thể hiện thông qua một bộ não đã bị hỏng, một hành động cuối cùng của người cha để an ủi gia đình mình“.

Đối với Tiến sĩ Haig, rõ ràng là tinh thần hiện hữu ngoài bộ não. Những người khác nhìn vào những lý do sinh lý có thể cho hiện tượng này được gọi là sự tỉnh táo vào phút chót, cho rằng một cơ cấu đơn nhất không đáng tin cậy, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Virginia và Đại học Iceland, người đã xuất bản bài báo “Tỉnh táo vào phút chót: Xem xét và thu thập các trường hợp“, trong Cơ quan lưu trữ y học lão nhân vào năm 2012.

Hiện chúng tôi nghĩ rằng không thể trình bày rõ ràng về những cơ chế của sự tỉnh táo vào phút chót“, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Virginia gồm Tiến sĩ Michael Nahm, Bruce Greyson, Emily Williams Kelly và Tiến sĩ Elendur Haraldsson của Đại học Iceland viết. “Thật vậy, sự tỉnh táo vào phút chót trong các loại tâm thần khác nhau là kết quả của những quá trình khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh. Ví dụ, thể chất xuống cấp [ốm yếu và cơ thể bị hao mòn] ở những bệnh nhân bị bệnh kinh niên có thể làm các mô não co lại, làm giảm áp lực lên khoảng không gian chiếm giữ trong hộp sọ bị tổn thương và cho phép một số chức năng của bộ não hoạt động trong một khoảng thời gian ngắn“.

“Một số bệnh nhân được cứu sống lại có thể biểu hiện thoáng qua một loại hoạt động điện não không thể giải thích được”, Tiến sĩ Micahel Nahm.

Họ cũng lưu ý rằng: “Một số bệnh nhân được cứu sống lại có thể thể hiện thoáng qua một loại điện não đồ không thể giải thích được, cũng như huyết áp bị mất ngay lập tức trước khi chết. Mặc dù những bệnh nhân này không cho thấy bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào, những phát hiện này cho thấy khoa học thần kinh về trạng thái sắp chết có thể phức tạp hơn so với những suy nghĩ truyền thống“.

Sự tỉnh táo vào phút chót rất nổi tiếng trong y học thế kỷ 19, họ nói, nhưng hầu như vắng mặt trong tài liệu y học trong thế kỷ 20. Họ đã xem xét 83 trường hợp được đề cập trong các tài liệu của 250 năm qua. Nghiên cứu được tiến hành với hy vọng tìm ra sự liên hệ giữa tâm trí và bộ não hơn nữa. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết rằng hiểu về sự tỉnh táo vào phút chót có thể giúp ích trong việc phát triển các phương pháp điều trị.

Hiểu về sự tỉnh táo vào phút chót có thể giúp ích trong việc phát triển các phương pháp điều trị.

Ví dụ, một bác sĩ người Áo là Julius Wagner-Jauregg (1857-1940) quan sát thấy rằng những triệu chứng của rối loạn tinh thần đôi khi giảm lúc cơ thể sốt cao. Ông đã phát triển phương pháp điều trị sốt cho chứng sa sút liệt trí tuệ (một rối loạn tâm thần kinh ảnh hưởng đến não), và đạt giải Nobel Y học.

Tiến sĩ Alexander Batthyany, một giáo sư Khoa học nhận thức tại Đại học Vienna, đã nghiên cứu sự tỉnh táo vào phút chót trong những năm gần đây. Những phát hiện của một nghiên cứu gần đây của ông đã được trình bày tại Hội nghị Quốc tế về Khoa học Cận tử (ANDS) năm 2014.

Khoảng 10% những bệnh nhân này đã đột ngột tỉnh lại và sáng suốt trong thời gian ngắn.

Ông đã khảo sát 800 người chăm sóc giám hộ, nhưng chỉ có 32 phản hồi. 32 giám hộ này đã chăm sóc tổng cộng 227 bệnh nhân Alzheimer hay bị mất trí nhớ. Khoảng 10% những bệnh nhân này đã đột ngột tỉnh lại và sáng suốt trong thời gian ngắn. Tiến sĩ Batthyany cho biết những người giám hộ là tự chọn. Tỷ lệ trả lời thấp có thể có nghĩa rằng hiện tượng này rất hiếm, và ông đã nhận được câu trả lời chủ yếu từ những người đã chứng kiến sự tỉnh táo vào phút chót của bệnh nhân tử vong mà họ chăm sóc. Tuy nhiên, chứng kiến sự tỉnh táo vào phút chót đã tác động mạnh mẽ đến một vài người giám hộ.

Một người giám hộ được khảo sát cho biết: “Trước khi điều này xảy ra, tôi trở nên khá hoài nghi về những người thực vật mà tôi đang chăm sóc. Bây giờ, tôi hiểu rằng tôi đang chăm sóc cho một mầm cây của sự bất tử. Nếu bạn có thể thấy những gì tôi đã chứng kiến, bạn sẽ hiểu được rằng bệnh mất trí nhớ có thể ảnh hưởng đến các linh hồn, nhưng sẽ không tiêu diệt được nó“.

Sau đây là một vài trường hợp được Tiến sĩ Batthyany và các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Virginia thu thập được.

Những trường hợp tỉnh táo vào phút chót

Một người phụ nữ cao tuổi bị mất trí nhớ, gần như câm, không còn nhận ra người thân… Thật bất ngờ vào một ngày, bà đã gọi cho con gái mình và cảm ơn nó vì mọi thứ… bà đã có một cuộc trò chuyện điện thoại với các cháu, trao đổi lòng tốt và sự ấm áp, nói lời tạm biệt, và không lâu sau đó bà ấy qua đời“, theo trình bày của Tiến sĩ Batthynay tại Hội nghị ANDS.

Tiến sĩ Nahm và các đồng nghiệp của ông đã viết về một trường hợp vào năm 1840 được công bố trong một văn bản y tế: “Một người phụ nữ 30 tuổi được chuẩn đoán bị bệnh u sầu triền miên đã được nhận vào một bệnh viện tâm thần, và không lâu sau đó, cô đã trở nên vui buồn thất thường. Trong bốn năm qua, cô sống cô độc trong trạng thái tinh thần bối rối và lộn xộn. Khi cô bị sốt, cô đã kịch liệt từ chối uống thuốc… Sức khỏe của cô nhanh chóng xuống cấp, nhưng khi tình cơ trạng cơ thể cô yếu đi, tình trạng tinh thần lại được cải thiện. Hai ngày trước khi chết, cô đã trở nên hoàn toàn sáng suốt. Cô đã nói chuyện với một người có học thức và rõ ràng là cô dường như đã cho thấy một trình độ vượt quá tri thức tích lũy trước kia của mình. Cô đã hỏi thăm về cuộc sống của những người thân, rồi khóc hối hận vì đã ngoan cố không uống thuốc. Cô đã chết ngay sau đó“.

Một trường hợp khác được Tiến sĩ Nahm kể lại được A. Marshall sao chép lại trong cuốn sách 1815 của ông: “Giải phẫu bệnh học bộ não về bệnh tâm thần và sợ nước“. “Marshall (1815) đã báo cáo về một trường hợp của một bệnh nhân điên và hung hăng bạo lực, bị bệnh mất trí nhớ đến độ mà anh ta thậm chí không nhớ được tên của mình. Khi ông bị bệnh nặng sau hơn 10 năm ở trong bệnh viện tâm thần, ông đã bình tĩnh hơn. Vào ngày trước khi qua đời, ông đã bình thường và yêu cầu được gặp một mục sư. Ông ấy chăm chú nghe mục sư và bày tỏ hy vọng rằng Chúa sẽ thương xót cho linh hồn của mình. Mặc dù Marshall (1815) đã không mô tả trạng thái tinh thần của bệnh nhân cụ thể hơn, bản báo cáo của ông đã cho rằng người đàn ông đó đã hồi phục trí nhớ về cuộc đời mình một lần nữa“.

Thanh Phong dịch từ The Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x