91% rác thải nhựa ở đại dương bắt nguồn từ các con sông lớn của Trung Quốc
Có tới 91% trong số 8,8 triệu tấn chất thải nhựa tuồn vào đại dương mỗi năm bắt nguồn từ các dòng sông, mà thủ phạm chủ đạo là từ sông Dương Tử và 5 con sông lớn khác của Trung Quốc.
Ô nhiễm môi trường biển do rác thải nhựa đã nhận được sự chú ý của cộng đồng thế giới và được xem là mối e ngại lớn có tác động ngày càng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển, do thành phần hóa học khó phân hủy của nhựa và sự phân mảnh của chúng thành các hạt “vi nhựa”, các sinh vật nhỏ có thể ăn phải loại hạt độc hại này, đặc biệt là các động vật phù du, loài sinh vật đóng vai trò mấu chốt trong chuỗi thức ăn ở đại dương.
Việc sản xuất nhựa bắt đầu từ năm 1950 với 2,3 triệu tấn, và đã tăng vọt lên tới 450 triệu tấn vào năm 2015. Hơn 18% lượng nhựa đã sản xuất không được xử lý đúng cách sau khi sử dụng qua. Các nhà nghiên cứu gọi chúng là chất thải nhựa bị xử lý sai. người ta ước tính rằng “rác thải nhựa được xử lý không đúng cách” sẽ tăng gấp ba, lên tới 170-292 triệu tấn vào năm 2060.
Trung Quốc hiện đang thống trị ngành công nghiệp nhựa với khoảng 143 triệu tấn được sản xuất mỗi năm, tương đương khoảng 29% thị phần toàn cầu. Trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc cũng đã cung cấp dịch vụ tái xử lý cho khoảng 70% công nghiệp tái chế nhựa toàn cầu.
Theo thống kê, gần ⅔ lượng nhựa mới sản xuất được sử dụng cho các mục đích thương mại có tuổi thọ trung bình khoảng mười năm. Nhưng Trung Quốc sản xuất khoảng một nửa số vật liệu bao bì nhựa có thời hạn sử dụng chỉ sáu tháng.
Theo báo cáo điều tra trực tiếp của Đài phát thanh công cộng quốc gia, vì hầu hết các bao bì nhựa này không thể tái chế để sử dụng lại được nữa, nên phần lớn rác thải nhựa trong nước và nhựa nhập khẩu của Trung Quốc đã được “những nhà tái chế chui” xử lý, đó là “các loại rác thải mà họ không thể tái chế”, gây ô nhiễm trên đất liền và hệ thống đường thủy”.
Trong số 8,8 triệu tấn rác thải nhựa chảy vào các dòng chảy nhỏ đầu tiên thế giới rồi theo các dòng sông lớn tuôn ra biển, các dòng sông gây ô nhiễm hàng đầu thế giới chiếm tới 88-95% lượng chất thải nhựa chảy vào các đại dương trên khắp thế giới mỗi năm .
6 con sông của Trung Quốc trên danh sách top 10 các dòng sông ô nhiễm trên thế giới: sông Dương Tử, sông Hoàng Hà, sông Hải Hà, sông Châu Giang, sông Hắc Long Giang giáp Nga và các mũi sông Mê Kông chiếm khoảng 3,8 triệu tấn rác thải nhựa, hoặc gần một nửa dòng chảy nhựa của thế giới tuồn vào các đại dương. Chỉ riêng sông Dương Tử đã chiếm tới 1,6 triệu tấn nhựa thải ra đại dương.
Chính quyền Trung Quốc bắt đầu thắt chặt vấn đề ô nhiễm nhựa từ đầu năm 2017, với việc chính quyền trung ương chuyển sang cấm gần như tất cả các họat động nhập khẩu rác vào giữa năm 2018. Động thái này đã chấm dứt mức 700.000 tấn nhựa xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc mỗi năm.
Video: Các con sông và kênh đập ở Trung Quốc tràn ngập rác
Tờ Huffington Post báo cáo rằng thành phố Thượng Hải đã bắt đầu thực thi việc phân loại rác bằng thùng màu trong các khu thương mại và dân cư đối với từng loại rác: thùng màu đen cho rác “khô”, màu nâu cho rác “ướt”, màu xanh da trời cho rác “có thể tái chế” và màu đỏ cho các loại “rác nguy hiểm”. Những danh mục này đã trở thành điều bắt buộc trong thành phố kể từ ngày 1/7.
Trung Quốc chỉ tái chế khoảng 20% chất thải, thấp hơn so với mức 35% tại Hoa Kỳ. Trong lịch sử thì quốc gia này đã dựa vào hàng triệu doanh nhân “chui”, tách nhựa và thủy tinh chứa trong các thùng rác để bán. Để tăng khối lượng tái chế, số tiền phạt cho mỗi lần vi phạm màu tái chế ở Thượng Hải hiện là 200 nhân dân tệ, tương đương khoảng 28 usd.
Thiện Thành (Theo Epoch Times)