Dù lượn, môn thể thao kỳ thú lần đầu tới Sea Games

27/10/11, 06:39 Không đặt tên

Chỉ cần một chiếc dù, chút dũng cảm và kỹ thuật điều khiển tốt, phi công có thể tự do ngắm khung cảnh thiên nhiên ở độ cao hàng nghìn mét.

Phi công chơi dù lượn tại Áo.

Dù lượn ban đầu là một hình thức giải trí hàng không, sau đó được đưa vào các giải thi đấu mang tính chuyên nghiệp.

Dù lượn tương tự hình thức bay tự do, cất cánh bằng chân. VĐV (phi công) cất cánh từ độ cao nhất định, sau đó ngồi vào ghế điều khiển dù bay theo ý muốn. Ghế ngồi thường được may bằng những dây đai bền chắc, dù được làm bằng vải chuyên dụng và được bơm căng không khí để giữ hình dáng khí động học.

Các luồng gió sẽ giúp dù ở trên cao hàng giờ đồng hồ. Khi điều khiển dù, phi công dùng tay giữ hai dây lái được nối với phần sau của cánh dù. Gần ghế ngồi có dây tăng tốc – bộ phận giúp dù bay nhanh hơn khi phi công dùng chân kéo căng. Trong trường hợp cần giảm độ cao khẩn cấp, phi công sẽ làm giảm diện tích dù bằng cách làm xẹp một phần ở cả hai bên đầu mút cánh dù.

Dù lượn có rất nhiều yếu tố mạo hiểm. Nguy hiểm có thể phát sinh từ các luồng gió mạnh, gió cuộn, địa điểm đáp có nhiều yếu tố nguy hiểm như cây cối, đường dây điện… Đôi khi phi công coi thường chỉ dẫn an toàn bay cũng tự gây nguy hiểm cho chính mình hoặc các phi công khác.

Thi đấu

Nhiều phi công hoàn toàn không hài lòng khi chỉ bay lượn đơn thuần, họ muốn chinh phục những đoạn đường xa hơn, bay cao hơn, hoặc bay nhào lộn như làm xiếc xem ai đẹp hơn. Để có thể phân định ai giỏi hơn, các giải đấu vì vậy ra đời, không những có thể phân thắng bại cho việc ai bay xa hơn, ai nhào lộn đẹp hơn, ai đáp chính xác hơn… mà còn là dịp phi công của nhiều quốc gia gặp nhau trao đổi kinh nghiệm, kết bạn, nhà sản xuất giới thiệu công nghệ và sản phẩm mới.

Dù lượn đòi hỏi kỹ thuật điều khiển tốt và lòng dũng cảm.

Một số giải đấu trên thế giới

Giải bay đường trường – tổ chức hàng năm xem ai bay xa nhất.

Giải vô địch thế giới, với những bài bay bắt buộc như bay qua những điểm định trước.

Giải bay và đáp chính xác, điểm đáp là một vòng tròn nhỏ.

Giải bay nhào lộn và bay nguy hiểm. Được tổ chức với các qui tắc an toàn nghiêm ngặt như: phải nhào lộn trên mặt nước, có dù dự phòng, tàu cao tốc cứu hộ…

Các kỷ lục

Bay xa: ngày 14/12/2008, phi công người Nam Phi Nevil Hulett xác lập kỷ lục thế giới với độ dài đoạn đường 502,9 km trong 7 giờ 39 phút, địa điểm bay tại Nam Phi.

Bay cao: ngày 6/1/1993. phi công người Anh Robbie Whittal xác lập kỷ lục thế giới với độ cao 4.526 m so với mực nước biển tại Brandvlei, Nam Phi.

Dù lượn tại Việt Nam

Dù lượn được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu thập niên 1990. Hiện số lượng phi công dù lượn tại Việt Nam đã lên đến khoảng 100, thuộc các CLB Vietwings, Mê Kông, Vietwings Hanoi, Hà Nội Paragliding, Saigon Flying Club…

Dù lượn tại Sea Games 26

Giữa tháng 11 tại Indonesia, lần đầu tiên dù lượn được đưa vào chương trình thi đấu ở Đại hội thể thao Đông Nam Á (Sea Games). Với 12 bộ huy chương chia theo thể thức cá nhân, đồng đội, nam và nữ, các VĐV sẽ tranh tài ở ba nội dung đáp chính xác, bay xa và bay nhanh.

Các VĐV chủ nhà Indonesia được dự đoán sẽ giành số huy chương nhiều nhất. Thái Lan và Philippines cũng có không ít hy vọng giành huy chương.

Tuấn Nguyễn

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Lã Động Tân 3 năm không độ được 1 người

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

    Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

    Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Lã Động Tân 3 năm không độ được 1 người

    Vì sao Lã Động Tân 3 năm không độ được 1 người

x