6 cách đã được chứng minh giúp làm sạch gan & giảm cơn nóng giận của bạn
Gan là một trong năm bộ phận rất quan trọng ngũ tạng con người, nó giữ vai trò chính yếu trong công tác biến đổi thực phẩm, sau đó dự trữ những chất bổ thiết yếu cho sự sống cơ thể. Vậy một khi gan bị bệnh, có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của chúng ta.
Gan bị nhiễm độc có thể dẫn đến tâm trạng nóng nảy. Trong Đông y, cơ quan giải độc lớn nhất của chúng ta – gan – là bộ phận có liên hệ với sự nóng giận. Khi thay đổi lối sống và những thói quen hàng ngày, chúng ta sẽ cảm thấy có một ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng cũng như sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Khi độc tính càng nhiều ta sẽ càng cảm thấy khó kiểm soát cơn giận hơn. Cơ thể chúng ta đang tích tụ nhiều hóa chất độc hại vì chúng ta đang sống trong một thế giới độc hại. Chúng ta để đồ nhựa trong lò vi sóng, nấu thức ăn trong chảo chống dính, chúng ta hút thuốc và uống thuốc, dùng đồ ăn chế biến sẵn và thực phẩm chiên rán.
Những thức ăn đó chứa nhiều chất bảo quản độc hại, glyphosate (thuốc diệt cỏ), thực phẩm biến đổi gen và thuốc trừ sâu. Hấp thu các độc tố này hàng ngày sẽ khiến con người mắc các bệnh liên quan tới suy giảm miễn dịch, rối loạn tâm trạng, giảm hiệu suất tinh thần, và thậm chí là ung thư.
Vì vậy, bên cạnh việc tránh xa những thứ góp phần đầu độc gan ra – chúng ta còn có thể làm gì những gì ?
1. Ăn ít đường và hạn chế sự phát triển quá mức của nấm men trong ruột
Nấm men có thể gây ra quá trình lên men thực phẩm thay cho tiêu hóa và gây ra đầy hơi hoặc xì hơi. Việc này có thể góp phần vào “hội chứng rò rỉ ruột” – dần dần sinh ra các độc tố ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh. Nấm men phát triển quá mức có thể tạo ra sản phẩm phụ như cồn làm chúng ta có cảm giác “nôn nao”. Nó cũng có thể làm tổn thương gan, ngăn cản các hoạt động giải độc, làm tăng độc tính của các chất độc khác.
2. Giải độc gan bằng thảo dược
>>> 8 tuyệt chiêu để có một lá gan khỏe mạnh
Các loại thảo dược như cây kế sữa (milk thistle) và rễ bồ công anh (dandelion root) có thể giúp làm sạch gan. Cả hai thảo dược này được biết đến là khá an toàn và lành tính, những phản ứng phụ trong thử nghiệm lâm sàng dường như rất ít. Chỉ những người dị ứng với cỏ phấn hương, iod hoặc nhựa mủ thì nên thận trọng với bồ công anh.
3. Uống nước ép lô hội hữu cơ
Lô hội hữu cơ tự nhiên là một trợ thủ đắc lực của hệ tiêu hóa. Dưỡng chất này có tác dụng làm lành thành ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, có đặc tính chống viêm, hỗ trợ hệ miễn dịch, giải độc gan, da và đại tràng.
>>> Thức uống từ củ sả dễ làm, giải độc gan, thận cực tốt mà bạn không thể không biết
4. Thường xuyên sử dụng nghệ & tiêu đen để giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn
Tiêu đen có chứa một hợp chất gọi là piperine, có tác dụng làm tăng mức độ hấp thu của thức ăn bằng cách giảm hoạt động trong đường ruột và ức chế sự chuyển hóa của các enzym nhất định. Hơn thế nữa, khi nấu ăn mà kết hợp nghệ và tiêu đen có thể giúp cơ thể hấp thụ hoạt chất curcumin trong củ nghệ tốt hơn.
Thành phần này có thể chữa lành thành ruột nhờ tính chất chống viêm tuyệt vời. Nó cũng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện bệnh hen suyễn, chữa lành vết thương, ngăn chặn sự phát triển của bệnh mất trí nhớ, kiểm soát bệnh tiểu đường, cải thiện chức năng gan, làm giảm cholesterol và chống lại ung thư.
>>> 10 điều thú vị về gan có thể bạn chưa biết
5. Kết hợp thực phẩm làm sạch gan vào chế độ ăn uống của bạn
Bạn cũng nên kết hợp thực phẩm làm sạch gan như rau xanh, quả bơ, táo, tỏi, dầu ô liu, trái cây cam quýt, củ cải, và các loại rau họ cải vào chế độ ăn uống hàng tuần của mình.
6. Châm cứu
Được sử dụng từ hàng ngàn năm nay, phương pháp châm cứu có thể giải độc gan và cân bằng kinh lạc của gan, có tác dụng giảm thiểu sự nóng nảy, các vấn đề về cảm xúc và thần kinh khác. Đối với trẻ em thường sử dụng phương pháp đơn giản hơn là bấm huyệt.
Hồng Liên, theo collective-evolution