Cuộc khủng hoảng thực phẩm toàn cầu

15/05/11, 12:53 Thảm họa

Cuộc khủng hoảng thực phẩm toàn cầu

Trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều tổ chức quốc tế và chuyên gia báo động về nguy cơ khủng hoảng thực phẩm toàn cầu giữa lúc vật giá, nhất là giá lương thực, thực phẩm, đang trên đà leo thang nhanh chóng và đáng ngại.

AFP

Sau bữa cày-ngoại ô Hà nội. Ảnh minh họa

Giá thực phẩm thế giới chắc chắn gia tăng

Lên tiếng tại cuộc họp báo qua điện thoại hôm thứ Tư (03/09/11), ông Lester Brown, sáng lập viên và là Chủ tịch Viện Chính Sách địa Cầu trụ sở tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ cảnh báo rằng tình trạng giá thực phẩm tăng vọt chính là nguyên nhân gây ra nạn đói tràn lan cũng như bất ổn chính trị. Và, theo phân tích gia nông nghiệp này, hiện xem chừng như giá thực phẩm sẽ tăng thêm nữa trong những tháng sắp tới.

Tưới ruộng-Hà Tây. AFP photo
Tưới ruộng-Hà Tây

Theo chuyên gia Lester Brown, thì điều quan trọng là chúng ta chắc chắn sẽ chứng kiến trong vài tháng tới chỉ số giá thực phẩm trên thế giới gia tăng, dù tăng bao nhiêu và trong bao lâu thì hãy chờ xem. Ông Brown lưu ý rằng nếu mức dự đoán trước đây trong năm gần đúng thì nhân loại sẽ phải đối diện với mức cung ep hẹp về thực phẩm, tình trạng thiếu an toàn lương thực, bất ổn chính trị, ít ra cho đến vụ mùa sắp tới.

“nền nông nghiệp thế giới khó có thể đạt được mức tăng 100 triệu tấn như vừa nói, khiến kho lương thực thế giới lại càng cạn kiệt thêm nữa”

Chuyên gia Mỹ Lester Brown

Phân tích gia Lester Brown cho biết trong năm nay, vụ ngũ cốc trên thế giới phải tăng thêm ít nhất 100 triệu tấn – tức tổng cộng gần 2.300 triệu tấn cho năm nay – mới có thể duy trì mức cung-cầu vốn đang trong tình trạng bấp bênh.
Nhưng, ông cảnh báo, vào thời điểm này xem chừng nền nông nghiệp thế giới khó có thể đạt được mức tăng 100 triệu tấn như vừa nói, khiến kho lương thực thế giới lại càng cạn kiệt thêm nữa.
Cách nay khoảng 1 tháng, một chuyên gia khác cũng thuộc Viện Chính Sách Địa Cầu, ông Matthew Roney, đề cập một bản phúc trình của Tổ chức Lương Nông LHQ bày tỏ quan ngại về tình trạng giá thực phẩm leo thang ngày càng phi mã.
Bản phúc trình của Tổ chức Lương Nông LHQ, gọi tắt là FAO, cảnh báo rằng thế giới ngày càng tiến gần tới nguy cơ khủng hoảng thực phẩm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bản phúc trình lưu ý rằng trong năm nay giá một số loại thực phẩm đã tăng hơn gấp đôi ngay tại những nước sản xuất nông phẩm hàng đầu. Và, theo như dự đoán, giá cả tiếp tục gia tăng trong thập niên tới khiến ảnh hưởng tới an toàn lương thực, tới khả năng sản xuất của nông dân và có thể dẫn tới sự sụt giảm về đầu tư nông nghiệp.

Sẽ thêm hằng triệu người vào cộng đồng 44 triệu nghèo xơ xác, thiếu ăn

Chuyên gia Thierry Kesteloot, cố vấn thực phẩm cho Tổ chức từ thiện  Oxfam tại Anh bày tỏ quan ngại sâu xa rằng tình trạng giá thực phẩm leo thang sẽ khiến có thêm hàng triệu người lâm cảnh nghèo khổ, làm tăng số người thiếu ăn, cho dù, theo Ngân hàng Thế giới, đã có 44 triệu người lâm cảnh nghèo xơ xác vì giá thực phẩm leo thang kể từ giữa năm ngoái.
Lên tiếng tại cuộc họp báo bằng điện thoại, chuyên gia Lester Brown lưu ý rằng chúng ta chứng kiến giá thực phẩm gia tăng từ năm 2007, tiếp tục leo thang tới mức kỷ lục vào năm 2008 với các loại lúa mì, bắp, đậu nành, gạo, rồi sau đó có sụt giảm đôi chút khiến người ta nghĩ rằng tình trạng tăng giá đã tới hồi kết thúc. Nhưng những gì xảy ra cho thấy đó thực sự là khởi điểm của cuộc suy thoái lớn toàn cầu.

khan hiếm là do dân số thế giới mỗi năm tăng thêm 80 triệu miệng ăn; 3 tỷ người tiêu thụ nhiều thịt gia cầm vốn được nuôi bằng ngũ cốc; và tình trạng sử dụng số lượng lớn ngũ cốc, cụ thể là bắp, để chế biến ethanol chạy xe

Lester Brown, chuyên gia Mỹ

Trong tình hình đáng ngại như vừa nói, có lẽ câu hỏi được nêu lên là vì sao nguy cơ khan hiếm – thậm chí khủng hoảng – thực phẩm đang đe doạ nhân loại ? Lên tiếng qua cuộc họp báo bằng điện thoại vừa nói, phân tích gia nông nghiệp Lester Brown đề cập tới 2 khía cạnh cung và cầu. Về mặt cầu, theo ông Brown, nguồn thực phẩm trở nên khan hiếm là do dân số thế giới mỗi năm tăng thêm 80 triệu miệng ăn; thứ hai, có khoảng 3 tỷ người tiêu thụ nhiều thịt gia cầm vốn được nuôi bằng ngũ cốc; và thứ ba, tình trạng sử dụng số lượng lớn ngũ cốc, cụ thể là bắp, để chế biến ethanol chạy xe.
Về mặt cầu, theo chuyên gia Lester Brown, hiện nay ở nhiều nước những vụ thu hoạch ngũ cốc sụt giảm vì tình trạng tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu; tầng nước ngầm bị khai thác cạn kiệt; đất đai bị sói mòn nghiêm trọng khiến không còn canh tác được nữa; và một số nước có nền nông nghiệp tân tiến không tìm ra kỹ thuật mới để tăng lượng nông sản.
Tổ Chức Lương Nông LHQ cho biết hồi tuần rồi rằng giá thực phẩm lên cao nhất trong tháng hai kể từ khi cơ quan này bắt đầu theo dõi tình hình giá cả trong năm 1990, và cảnh báo là giá dầu leo thang có thể đẩy giá thực phẩm tăng cao thêm nữa.

Châu Á: vựa lúa cứu thế giới, hãy quan tâm

Giữa lúc tình hình thực phẩm khó khăn, giá cả gia tăng, kinh tế gia Abdolreza Abbassian của cơ quan FAO lưu ý rằng có lẽ lúa gạo là thứ nông phẩm giúp chúng ta tránh được nguy cơ khủng hoảng thực phẩm.

Ruộng trong hạn hán-Vĩnh Phúc. AFP photo
Ruộng trong hạn hán-Vĩnh Phúc

Gạo là loại mà chuyên gia Lester Brown cho là khá ổn định về mặt sản lượng so với những loại nông phẩm khác. Một chuyên gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế nói rằng 2 phần 3 số người bị khan hiếm thực phẩm trên thế giới phần lớn sống nhờ vào gạo.
Nói tới gạo có lẽ phải nhắc tới vùng Á Châu, nơi sản xuất chừng 90% lượng lúa gạo thế giới. Hôm thứ tư (03/09/11), cơ quan FAO kêu gọi các nước Châu Á hãy trợ giúp tiểu nông gia tăng sản lượng lúa gạo để ngăn chận tình trạng khan hiếm thực phẩm giữa lúc dân số thế giới tăng vọt.

“quan tâm đến sản xuất nông nghiệp: điều kiện tiên quyết để ứng phó”

Phụ tá TGĐ/FAO Konuma

Theo ông Hiroyuki Konuma, Phụ tá Tổng Giám Đốc Cơ quan Lương Nông LHQ, thì Á Châu là “vựa lúa” thế giới. Viên chức này cảnh báo rằng cần phải chấm dứt tình trạng cộng đồng thế giới và các chính phủ thiếu quan tâm về nông nghiệp cùng việc sản xuất thực phẩm. Và đây là điều kiện tiên quyết để ứng phó với nạn giá thực phẩm leo thang.

Theo rfa

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

    Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

    Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

x