5 tỷ người sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước vào năm 2050

11/06/19, 10:09 Khoa học, Tri thức

Một báo cáo của Liên Hợp Quốc gần đây đã cảnh báo rằng 5 tỷ người trên toàn thế giới có thể sẽ bị thiếu nước vào năm 2050. Tình trạng này đang dần hình thành do nhiều yếu tố như nhu cầu nước tăng, nguồn cung bị ô nhiễm và biến đổi khí hậu.

5 tỷ người sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước vào năm 2050.1
Người dân ở Bắc Phi và Trung Đông sẽ bị đe dọa nhiều nhất khi thế giới trở nên khan hiếm nước. (Ảnh qua Twitter)

Một cuộc khủng hoảng đang gần kề

Theo ước tính, con người sử dụng gần 4.600km3 nước hàng năm, 70% trong số đó được sử dụng cho nông nghiệp. 20% được dùng cho các ngành công nghiệp, chỉ có 10% được con người trực tiếp sử dụng.

Như vậy, chỉ riêng việc kiểm soát lượng nước sử dụng trong nông nghiệp cũng có thể giải quyết cuộc khủng hoảng nước ở hầu hết các quốc gia. Có một số phương pháp có thể cho phép nông dân cắt giảm việc sử dụng nước từ 50% trở lên. Báo cáo khuyến khích ngành nông nghiệp nên tập trung vào các giải pháp thiên nhiên truyền thống thay vì dựa vào các cách thức hiện đại khi xử lý nước.

Nghiên cứu cho biết trong phần lời nói đầu: “Sau một thời gian dài, thế giới đã chuyển sang thời kỳ xây dựng cơ sở hạ tầng để cải thiện việc quản lý nước. Trong quá trình đó, người ta thường gạt đi những kiến ​​thức truyền thống và bản địa vốn bao hàm các phương pháp “xanh” hơn. Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng gia tăng, suy thoái môi trường ngày càng mạnh và tác động nhiều mặt của biến đổi khí hậu, rõ ràng chúng ta cần những cách thức mới để giải quyết vấn đề nhu cầu tài nguyên nước ngọt hiện nay”. 

Trong thế kỷ qua, nhu cầu về nước đã tăng lên 600%. Ngày nay, nhu cầu này vẫn đang tăng trưởng 1% mỗi năm. Đến năm 2050, dân số toàn cầu sẽ nhảy vọt lên 9,4 tỷ so với 7,7 tỷ người hiện tại. Trong số này, khoảng 4,8-5,7 tỷ người sẽ buộc phải sống trong những khu vực có khả năng thiếu hụt nước ít nhất mỗi tháng một lần. Đồng thời, gần 1,6 tỷ người sẽ phải đối mặt với nguy cơ lũ lụt.

5 tỷ người sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước vào năm 2050.2
Đến năm 2050, khoảng 4,8-5,7 tỷ người sẽ buộc phải sống trong những khu vực có khả năng thiếu hụt nước. (Ảnh qua Vision Times)

Ô nhiễm lại là một vấn đề lớn khác. Mỗi con sông lớn ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh đều đang bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm. Do các khu vực này chưa phát triển toàn diện để xử lý lượng nước thải từ các ngành nông nghiệp và công nghiệp, nên tình trạng ô nhiễm nước sông ở những nơi này vẫn tiếp tục gia tăng.

Do gần 80% nước thải đô thị và công nghiệp hiện vẫn chưa được xử lý đúng cách, nên một số dòng sông sẽ sớm trở nên cực kỳ ô nhiễm. Hậu quả là các loài động thực vật xung quanh các con sông sẽ không được tiếp cận với nước sạch, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự đa dạng sinh học trong khu vực.

Tổng giám đốc tổ chức UNESCO, Audrey Azoulay, cũng cho biết trong một tuyên bố: “Nguy cơ đang ngày càng tăng cao… Xu hướng hiện tại cho thấy khoảng 2/3 rừng và đất ngập nước đã biến mất hoặc suy thoái kể từ đầu thế kỷ 20. Đất đai đang dần bị xói mòn và suy giảm chất lượng”.

Mối đe dọa đến các quốc gia Ả Rập

Bắc Phi và Trung Đông là một trong những khu vực bị đe dọa nhiều nhất khi thế giới trở nên khan hiếm nước. Tỷ lệ nước ngọt bình quân đầu người ở các khu vực này chỉ bằng 10% mức trung bình toàn cầu. Tỷ lệ này dự kiến sẽ lại giảm đi một nửa vào năm 2050. Sa mạc hóa và biến đổi khí hậu sẽ càng góp phần khiến tai ương trầm trọng hơn. Ông José Graziano da Silva, Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, tin rằng tình trạng thiếu nước là một “vấn đề cấp bách” ở khu vực này.

Sông Nile đang bị ô nhiễm không kiểm soát. (Ảnh qua Nicola Zolin)

Ông phát biểu với trang Reuters: “Không thể tin được khu vực này lại thiếu vắng chế độ quản trị tốt về mặt kiểm soát nguồn nước và đất đai đến thế… Họ có 32 bộ trưởng [ở Ai Cập]. Có lẽ trong số đó, hết 30 bộ trưởng đang chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề về nước, vì đối với họ, nước là một vấn đề nan giải. Tuy nhiên, họ lại không biết cách phối hợp hiệu quả cho lắm”.

Khoảng 97% nước được sử dụng ở Ai Cập bắt nguồn từ dòng sông Nile nổi tiếng. Tuy nhiên, dòng sông này đang bị ô nhiễm nhanh chóng do chất thải dân dụng và nông nghiệp. Theo Liên Hợp Quốc, tình trạng thiếu nước nghiêm trọng sẽ tấn công nước này vào năm 2025. Còn đối với Iran, nơi người dân đang tiêu thụ lượng nước nhiều gấp ba lần so với mức trung bình của thế giới, cuộc khủng hoảng nước sạch dự kiến sẽ lên đến đỉnh điểm vào năm 2030.

Bảo San biên dịch

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

    Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

x