“Côn đồ” Trung Quốc đe dọa sinh viên Đài Loan

07/04/14, 09:34 Thế giới

Chang An-lo, a pro-China activist also known as the 'White Wolf', gestures as he speaks during a demonstration to support the government and a controversial Taiwan-China trade pact in Taipei on April 1, 2014. (Sam Yeh/AFP/Getty Images)

Trương An Lạc, một nhà hoạt động thân Tàu nổi tiếng với biệt danh  “Sói trắng”. Bức ảnh chụp ông ta đang nói trong một cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ và hiệp nghị thương mại dịch vụ với Hoa Lục đang gây tranh cãi ở Đài Bắc, vào ngày 1 tháng 4 năm 2014.  (Ảnh Sam Yeh/Getty)

Trương An Lạc – một tên tội phạm khét tiếng với biệt danh “Sói trắng” – cùng đồng bọn đã cố gắng phá nhóm sinh viên Đài Loan, những người đang chiếm đóng cơ quan Lập Pháp Quốc gia, một hành động nhận đủ khen chê, chứ không phải như những hành động bạo lực của nhóm ông Trương.

Trương An Lạc sinh ra ở Trung Quốc và đến Đài Loan khi còn nhỏ; ông ta phải bỏ trốn khỏi Đài Loan và đến Đại lục vào năm 1996, sau khi bị truy nã bởi chính quyền vì những tội ác dính đến băng đảng.

Ông ta đã cố hết sức để kích động những người biểu tình ôn hòa ở bên ngoài Viện Lập Pháp vào hôm thứ Ba vừa qua. Đi cùng với ông ta là một nhóm những tên hề xấu xí đập trống và la hét bằng micro.

“Về nhà đi, mấy đứa sinh viên!” những tiếng la hét bằng bằng tiếng Trung. Họ còn đe dọa sẽ mở đường tiến vào tòa lập pháp và tự mình đuổi cổ đám sinh viên về, những điều mà lực lượng cảnh sát Đài Loan kiềm chế và không làm trước đó.

Nhóm của Trương đã dùng những lời lẽ thô tục (không thích hợp cho việc đăng lên mặt báo) để chửi rủa và kích động; trong khi miêu tả những sinh viên Đài Loan là “con cháu Trung Quốc”

Chiến thuật mới lạ, nhưng bất thành

Cuộc đối đầu vào ngày 1 tháng Tư là ví dụ thứ hai cho thấy nỗ lực trục xuất nhóm sinh viên biểu tình đã có một chuyển biến tiêu cực.

Hàng ngàn thanh niên Đài Loan chiếm đóng Viện Lập Pháp vào ngày 19 tháng 3 để phản đối “hiệp định thương mại dịch vụ” với Hoa Lục. Nhiều người Đài Loan phản đối thỏa thuận này bởi vì họ cho rằng nó sẽ giúp Trung Cộng thâm nhập và cuối cùng phá hủy nền kinh tế của Đài Loan.

Vào ngày 23 tháng 3 vừa qua, cảnh sát chống bạo động sử dụng vũ lực nhằm giải tán các sinh viên trong và xung quanh tòa nhà Viện Lập Pháp, nơi làm việc của Tổng thống Mã.

Những nhà bình luận viên lo ngại rằng sự xất hiện của Trương An Lạc vào hôm thứ Ba là dấu hiệu cho thấy Quốc Dân Đảng, đứng đầu là tổng thống Mã Anh Cửu, đang cố gắng để đe dọa những người biểu tình. Chính Phủ của ông Mã nói rằng việc thông qua thỏa thuận thương mại với Hoa Lục là một việc làm thiết yếu.

Trương đã từng là kẻ cầm đầu “Trúc Liên Bang” và hiện là lãnh đạo Đảng Ủng hộ “Hợp nhất Trung Quốc”.

Ông J. Michael Cole, một nhà phân tích tình hình Đài Loan đã viết “sự thất bại của Ông Mã  trong việc giải quyết vấn đề với Trương, và Bộ Nội Chính đã làm ngơ trước các hoạt động bất chính của Trương, là hệ quả của quyết định cho phép băng đảng tội phạm thực hiện những việc đen tối của Chính quyền”.

Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) là một quốc gia có nền dân chủ với 23 triệu dân, được thành lập bởi Quốc Dân Đảng sau khi Đảng này thất bại trong cuộc nội chiến với Trung Cộng vào năm 1949. Trong sáu năm gần đây, khi chiến sự giữa hai nước nguôi đi, người Đài Loan càng ngày càng lo lắng trước những nỗ lực và các hiệp thương ngầm (hay còn gọi là “Hộp đen”) sẽ lèo lái Đài Loan đi đến thống nhất thực sự với Trung Quốc.

Bằng cách đánh giá những sự kiện đã xảy ra trong vòng hai tuần qua, viễn cảnh đó – ít nhất là việc thống nhất trong hòa bình – có lẽ là xa vời hơn bao giờ hết.

Một vụ bạo động đã xảy ra vào hôm thứ Ba vừa qua khi một tay chân của Trương An Lạc đánh đập một sinh viên biểu tình trong khi một người giữ đầu của người sinh viên này. Một nhóm cảnh sát đã tiến đến và tách họ ra.

“Chúng mày không xứng đáng là người Trung Quốc, Trung Quốc không cần chúng mày!” Trương bực tức hét lên hướng về phía những người biểu tình.

Những người biểu tình cười vang và hét lên đáp trả: “Chúng tôi không phải là người Trung Quốc, chúng tôi là người Đài Loan” – theo Thời báo Đài Bắc.

Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

x