Tinh túy của võ thuật Trung Hoa – Võ Đức

04/04/14, 23:41 Cổ Học Tinh Hoa
Tác giả: Li Youfu
 
Giống như sự phát triển của một số văn hóa khác ( như đức tin truyền thống của người Trung Hoa trong sự phát triển đạo đức cá nhân và xã hội) ở Trung Quốc, võ thuật Trung  Hoa đã qua một quá trình thay đổi và suy thoái.
 
1. Tóm tắt lịch sử phát triển của võ thuật Trung Hoa
 
Điều gì đã xảy ra cho võ thuật Trung Hoa trong lịch sử cận đại? Dù rằng là  một di sản độc đáo ở Trung Quốc, tại sao võ thuật Trung Hoa đã suy thoái đến mức như ngày nay?
 
Trước hết, đó là kết quả của sự xuống dốc đạo đức của toàn bộ xã hội. Lịch sử cho chúng ta biết nền văn minh, nghệ thuật và văn hóa của nhân loại tất cả điều bắt nguồn từ sự phát triển đạo đức. Đức hạnh là chủ đề phổ biến trong các nền văn  hóa, nghệ thuật và các nền văn minh khác nhau. Ví dụ, người bác sĩ nên thực hiện theo chuẩn mực đạo đức yêu cầu trong lĩnh vực y tế, người luyện võ nên hành động theo chuẩn mực đạo đức yêu cầu trong lĩnh vực võ thuật – được gọi là Võ Đức; thương nhân nên theo chuẩn mực đạo đức yêu cầu trong lĩnh vực trao đổi hàng hóa, họ nên giao dịch công bằng; nhà chính trị nên theo chuẩn mực yêu cầu trong chính trị, họ nên đem lại lợi ích cho mọi người và không bao giờ bị mua chuộc; trong mỗi bước trên đường đời, người ta theo những chuẩn mực đạo đức trong nghề nghiệp của họ. Nếu một lĩnh vực nghệ thuật hay nghề nghiệp cụ thể thiếu đi yêu cầu đạo đức tương ứng với nó, thì có thể chắc chắn rằng không sớm thì muộn lĩnh vực nghệ thuật hay nghề nghiệp đó sẽ mất đi giá trị của nó.
 
Võ thuật Trung Hoa bắt nguồn từ thời xưa ở Trung Quốc. Làm thế nào mà các bậc thầy võ thuật Trung Hoa truyền dạy kiến thức và kỹ thuật cho thế hệ sau, điều đó thật độc đáo. Vào thời xưa, con người sống cuộc sống đơn giản và họ đã có một tiêu chuẩn đạo đức cao. Những người luyện võ thường tập hợp tại những ngọn núi xa được bao quanh bởi hồ nước, họ có thể gặp những vị Sư phụ với kỹ năng siêu thường và được truyền dạy sau đó. Quả thật người luyện tập võ thuật thường phải theo những nguyên tắc nghiêm khắc và tập luyện võ thuật cho đến khi họ đạt đến trạng thái “Đạo”. Những người này sau đó trở thành người sáng lập của nhiều trường phái võ thuật hay kiếm thuật khác nhau. Tại thời điểm đó, một người luyện võ chân chính đơn giản là vẫy tay đấm theo ý nghĩ của mình, một kiếm thuật chân chính có thể vung kiếm như thể đó là một phần của cơ thể mình. Những bậc thầy võ thuật sẽ xuất hiện trong xã hội lúc bấy giờ và chu du khắp mọi nơi. Dưới ánh trăng và lúc bình minh, những bậc thầy sẽ hướng dẫn đệ tử của họ. Những đệ tử thường được chọn bởi chính tay vị thầy thông qua một quá trình nghiêm ngặt. Chỉ những người có đạo đức cao sẽ được chọn. Nó nói lên rằng bậc thầy sẽ không bao giờ tiết lộ những kỹ năng cho người khác ngoại trừ họ là người có nhiều đức.
 
Sau một vài năm, những đệ tử sẽ trở nên lão luyện. Nếu những bậc thầy không thể tìm được người có nhiều đức, họ sẽ mở một trường dạy võ ngoài xã hội. Các học viên sẽ được dạy cả về tu luyện tâm tính trong khi được dạy võ thuật. Đối với những võ sinh đã phát triển tiêu chuẩn đạo đức cao, Sư phụ sẽ tiết lộ sự huyền diệu về võ thuật của họ cho những võ sinh này. Kết quả là, hai phương pháp đã được áp dụng để dạy võ trong xã hội: tự tay tuyển chọn đệ tử để dạy hay dạy võ thuật trong khi yêu cầu học viên theo tiêu chuẩn đạo đức cao.
 
Mục đích cuối cùng của hai con đường khác nhau này thực sự là giống nhau: đức hạnh là yêu cầu quan trọng bậc nhất đối với bất kỳ người luyện võ nào.
 
Thông điệp của võ thuật Trung Hoa từ Sư phụ đến đệ tử đã đi theo con đường bắt nguồn từ tu luyện tâm tính. Tiêu chuẩn đức hạnh cho người luyện võ bắt nguồn từ những yêu cầu đạo đức xã hội. Ngày nay, đạo đức xã hội ở Trung Quốc đã hoàn toàn bị phá hủy, mỗi người có thể chứng kiến sự suy thoái. Võ thuật Trung Hoa cũng theo con đường suy thoái tương tự, đó là lý do tại sao chúng ta đang chứng kiến sự trượt dốc lớn của võ thuật Trung Hoa. 
 
Nếu một người mất đi niềm tin vào sự phát triển tinh thần và nếu một người bắt đầu từ chối tin vào thần thánh, Đạo, hay những vị Thần tương tự, họ sẽ sớm bị dẫn dắt dễ dàng bởi chủ nghĩa vật chất và khoái lạc. Bất kỳ thứ gì hoàn thành bởi một người vô thần, có thể là một sự kiện văn hóa, loại hình nghệ thuật hay kỹ năng kỹ thuật, sẽ mất đi giá trị cốt lõi của nó. Nếu một cá nhân với tiêu chuẩn đạo đức rất thấp đang biểu diễn nghệ thuật hay kỹ thuật chuyên môn, kết quả sẽ thậm chí tệ hơn nữa.  
 
Lão Tử từng nói: “Quốc Hữu Thập Bá Chi Khí Nhi Bất Dụng” (Một quốc gia có nhiều vũ khí nhưng không dùng đến”)[1]. Tôn Tử từng nói: “Toàn quân vi thượng, phá quân thứ chi”[2] (Làm toàn quân khuất phục là thượng sách, đem quân đi đánh thì kém hơn). Cả Lão Tử và Tôn Tử đều chủ trương không sử dụng bạo lực gây thương vong ngay cả khi sở hữu sức mạnh đó. Đối với người luyện võ, đạo hạnh của họ phải được phát triển từ niềm tin và yêu cầu đạo đức. Với đạo đức, một người có thể dễ dàng phân biệt tốt và xấu, và đạo đức của họ sẽ được đánh giá cao trong xã hội. Những người luyện võ như vậy chắc chắn sẽ loại trừ điều xấu trong khi duy trì sự công bình.
 
Với sự suy thoái của đạo đức xã hội, những thầy dạy võ cũng bắt đầu tìm kiếm danh và lợi, dần dần, yêu cầu đạo đức với người luyện võ trở nên ngày càng ít hơn. Đây cũng là kết quả của cái gọi là cai trị sự phát triển xã hội bằng luật trong lịch sử loài người. Yêu cầu đạo đức đã theo đó mà bị gạt sang một bên. Đúng là thi đấu võ thuật có thể mang huy chương vàng cho một quốc gia, và bậc thầy võ thuật có thể tấn công những nhân tố tà ác trong xã hội và bảo vệ người vô tội. Tuy nhiên, khả năng để phân biệt chính tà, tốt xấu, công bằng hay bất công luôn là yêu cầu cơ bản và quan trọng đối với người luyện võ. 
 
Trong thời thượng cổ, con người chú trọng vào đức tin và đạo đức và xem nhẹ danh hay lợi. Bất cứ học viên nào được chọn phải có tiêu chuẩn đạo đức cao. Kết quả là, nhiều học viên sẽ đạt tới được cảnh giới cao trong võ thuật do sự nhấn mạnh vào sự phát triển đạo đức. Lúc xã hội loài người đi vào thời mạt Pháp, toàn bộ đạo đức xã hội đã trượt dốc quá lớn; người luyện võ cũng chưa đủ đức và kỹ năng của họ khó có thể đạt tới mức tổng thể đáng kể.
 
Nếu một người mất đức tin vào Thần, người này sẽ không thể đối xử với người khác được tốt và không thể tránh xa tham nhũng nếu là một chính trị gia; người này sẽ chắc chắn không tuân theo những yêu cầu cơ bản của nghề thuốc nếu là một thầy thuốc. Nếu một ngành công nghiệp được bắt đầu mà không có bất kỳ ràng buộc đạo đức, ngành công nghiệp này chắc chắn sẽ gây ô nhiễm cho môi trường. Nếu một người luyện võ không tuân theo yêu cầu của võ đức, người này chắc chắn sẽ trợ Trụ vi ngược và sẽ thoái hóa thành một kẻ côn đồ. Nếu không có đạo đức trong bất kỳ nghề nghiệp nào trong xã hội, xã hội chắc chắn sẽ ở trong một trạng thái dễ sợ, dân tộc đó sẽ rơi vào một tình trạng nguy hiểm. Nếu toàn bộ thế giới bắt đầu sao lãng đạo đức, thì tai họa sẽ sớm xuất hiện và loài người chắc chắn sẽ bị tiêu diệt!
 
Để có thể phân biệt thiện và ác, có thể loại trừ điều xấu trong khi duy trì chính niệm là yêu cầu võ đức quan trọng nhất đối với người luyện võ. Nếu một người không biết làm thế nào để phân biệt thiện và ác, họ dứt khoát sẽ mất đi thanh danh của người luyện võ nếu làm một việc xấu. Người luyện võ này sẽ gây nhiều nguyên nhân cho sự hủy diệt của mình sau đó. Bất cứ người nào đánh mất tiêu chuẩn đạo đức sẽ sớm đi đến thất bại, đó chắc chắn là kết quả cuối cùng. Bây giờ, đạo đức đã xuống dốc rất nhiều mà xã hội đã không ý thức được điều đó. Người Trung Quốc gần như toàn bộ đã đến một trạng thái mà nhiều thứ trong tâm hồn đã bị đánh mất. Làm thế nào chúng ta hồi phục lại nền văn hóa Trung Hoa truyền thống?
 
2. Hiểu đặc tính của vũ trụ
 
Các nhà hiền triết cổ đại đã bảo chúng ta rằng đến thời kỳ mạt Pháp (bây giờ) toàn bộ ba tôn giáo lớn sẽ bị suy thoái. Xã hội loài người sẽ ở trong một tình trạng nguy hiểm cận kề hủy diệt. Sẽ có một bậc giác ngộ xuất hiện trên thế giới, truyền rộng phúc lành của Đại Pháp, cứu độ chúng sinh và nâng cao tiêu chuẩn đạo đức cho loài người một lần nữa.
 
Trong vài năm trở lại đây, Đài truyền hình Tân Đường Nhân đã tổ chức ba cuộc thi võ thuật để quảng bá văn hóa truyền thống Trung Hoa và sửa lại tâm trí của mọi người. Ủng hộ văn hóa truyền thống Trung Hoa sẽ chắc chắn dẫn đến sự nhấn mạnh vào các yêu cầu đạo đức cho người luyện tập võ thuật cổ truyền Trung Hoa. Trên hết, khả năng phân biệt thiện ác, để bảo vệ người bị hại và chiến đấu chống lại điều ác là yêu cầu đạo đức cơ bản của người luyện võ. Làm thế nào chúng ta quảng bá văn hóa truyền thống, nâng cao yêu cầu đạo đức? Chúng tôi đã rõ ràng nhấn mạnh rằng yêu cầu chủ yếu cho việc nâng cao đạo đức trong võ thuật là theo nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”. Cái gì là “Chân Thiện Nhẫn”. Trong sách Chuyển Pháp Luân giảng: “Nó là đặc tính “Chân Thiện Nhẫn” của vũ trụ, [với] những luận thuật khác nhau của các tầng khác nhau; cũng chính là điều Đạo gia gọi là “Đạo”, Phật gia gọi là “Pháp”.”
 
Tôi đã thảo luận vấn đề với những người thuộc nhiều tôn giáo khác nhau. Tôi đã hỏi họ: “Có sự mâu thuẫn nào giữa nguyên lý “Chân Thiện Nhẫn” và niềm tin trong những tôn giáo khác?” Tất cả mọi người trả lời rằng không. Vì thế, trong thời kỳ mạt Pháp, đó chẳng phải là một giải pháp tuyệt vời để người luyện võ nâng cao yêu cầu đạo đức theo sự hướng dẫn của “Chân Thiện Nhẫn”?
 
Nếu một người chiểu theo đặc tính vũ trụ “Chân Thiện Nhẫn” để tu luyện bản thân, đạo đức của họ sẽ nâng cao rất nhanh, tiêu chuẩn đạo đức của người luyện võ sẽ dễ dàng đạt được, và kỹ năng võ thuật của một người sẽ có thể vì vậy mà đạt đến một cảnh giới cao hơn.
 
Khi một người chiểu theo tiêu chuẩn đạo đức cao trong khi luyện tập võ thuật, người như vậy sẽ chắc chắn chiểu theo đặc tính vũ trụ trong sự tu luyện của mình và luyện tập võ thuật, người đó sẽ có thể phân biệt tốt xấu, thiện ác. Người đó chắc chắn sẽ nhẫn chịu được bất kỳ khó khăn nào và hầu như chắc chắn, người đó sẽ đạt đến một sự hiểu biết tổng thể. Người đó sẽ không bị lôi kéo vào những cuộc chiến tranh giành danh lợi ở xã hội ngày nay, anh ta sẽ tu dưỡng đức, anh ta thậm chí sẽ bắt đầu coi nhẹ kết quả thi đấu và coi nhẹ danh tiếng và tài năng. Người đó chắc chắn sẽ bắt đầu tập trung vào tu luyện bản thân mình. Quan trọng hơn hết, người đó sẽ nhận ra rằng tài năng võ thuật chỉ nên sử dụng để giúp đỡ kẻ yếu và ngăn chặn tà ác. Theo quy luật nhân quả, cuối cùng người đó chắc chắn sẽ có một một kết quả tốt, vì anh ta là một người có trái tim nhân hậu. Cái mà tôi đang nói ở đây là yêu cầu chân chính cho người luyện tập võ thuật; mỗi người đam mê võ thuật nên theo những yêu cầu như vậy.
 
Yêu cầu nâng cao đạo đức của người luyện võ cũng bao gồm cả những kỹ năng có thể được sử dụng để chiến đấu chống lại tà ác. Như những kỹ năng bao gồm trí tuệ phát triển qua tu dưỡng đạo đức. Mục đích cuối cùng của võ thuật không phải để đạt được kỹ năng chiến đấu. Kỹ năng chiến đấu một người học từ võ thuật Trung Hoa không phải là một yếu tố quan trọng nhất. Kỹ năng chiến đấu thực sự là sản phẩm của sự tu luyện đạo đức của một người. Yêu cầu đạo đức đối với một người luyện võ bao gồm tu luyện đạo đức và nghệ thuật nhiều hơn. Thông qua sự chịu đựng, một người sẽ đạt đến giác ngộ và trí tuệ và vì vậy phát triển được công năng đặc dị trong võ thuật. Người luyện võ đó sẽ nâng cao tiêu chuẩn đạo đức cá nhân, người đó sẽ có thể trông cậy được để ngăn chặn cái ác và bảo vệ công bình.
 
Sự thật là, kỹ năng chiến đấu một người học từ võ thuật Trung Quốc là khả năng tự nhiên của trí tuệ một người từ sự tu luyện của người đó. Một sư phụ võ thuật chân chính có thể dễ dàng làm tiêu tan sức mạnh của người tấn công và dừng ngay tại đó; theo cách này, đức hạnh của việc ngăn chặn cái ác và bảo vệ công bình sẽ được trình diễn cho công chúng. Nếu võ thuật chỉ tập trung vào chiến đấu, như vậy những động vật như sư tử hay voi là hung dữ và mạnh mẽ nhất. Con người có thể dùng trí tuệ để chiến đấu chống lại những động vật này và thành công trong việc bắt giữ chúng. Giống như những câu chuyện truyền thuyết kể lại, Đức Phật dễ dàng làm một con voi khuất phục trước ngài mà không sử dụng bất kỳ sự chiến đấu nào. Chúng ta cũng nghe những câu chuyện về những người tu luyện Đạo gia trong núi bắt những thú vật hoang dã với tay của họ. Ngày nay, con người cũng có thể chiến thắng mặt đối mặt với những động vật hung dữ khi họ áp dụng một cách khôn ngoan. Nguyên lý này cũng áp dụng khi con người tiến hành thi đấu võ thuật. Mỗi cuộc thi đấu có luật riêng của nó. Ví dụ, đô vật không bao giờ được bẻ trật khớp đối thủ trong khi bắt giữ trong thi đấu; một người sẽ cố gắng tốt nhất để khóa khớp đối phương. Luật lệ của quyền anh thì khác với Karate trong khi quyền Thái lại có những quy định linh hoạt hơn của riêng mình. Đô vật của Trung Quốc là thanh lịch nhất và các quy định hợp lý hơn. Nếu những cuộc thi đấu võ thuật truyền thống Trung Quốc có thể thích nghi với những quy định của thi đấu đô vật Trung Quốc, nó sẽ chắc chắn giúp người luyện võ Trung Quốc phát triển cả về kỹ năng và trí tuệ. Trương Tam Phong (người sáng lập Thái Cực Quyền) đã không bao giờ sử dụng Thái Cực Quyền để tham gia thi đấu, ông đơn giản là sử dụng Thái Cực quyền như một hình thức hỗ trợ tu luyện tâm tính. Ngày nay, Thái Cực Quyền đã thực sự đánh mất nét đặc biệt nguyên thủy; không có tu luyện tâm tính nào nữa. Tuy nhiên, chỉ đơn giản là sử dụng cánh tay và nắm tay, Thái Cực Quyền vẫn có thể làm tiêu tán sức mạnh của đối phương thành hư không; vì vậy một người có thể đối mặt với một đối thủ mạnh hơn và chiến thắng bằng cách áp dụng những kỹ năng của Thái Cực Quyền. Trí tuệ của một người xuất hiện từ sự tu luyện đạo đức có thể được trông thấy.
 
Bởi vậy, tu luyện đạo đức của một người là hy vọng duy nhất mà chúng ta có thể làm bây giờ để cố gắng đưa sự tráng lệ của võ thuật cổ truyền Trung Hoa quay trở lại.
 
Võ đức bao gồm nhiều yếu tố và một trong số chúng, với một tiêu chuẩn đạo đức cao, một người có thể được chọn  để học các kỹ năng từ sư phụ. Một người có nhiều đức có thể nhẫn chịu những khổ cực trong khi luyện tập võ thuật; người đó thường sẽ nhanh chóng đạt đến sự hoàn thiện. Kết quả là, người đó có thể đạt được trí tuệ và có thể tự nhiên phân biệt tốt xấu. Người đó sẽ không bao giờ giúp kẻ ác. Khả năng phân biệt tốt xấu, để ngăn chặn cái ác và giúp đỡ người thiện là một yêu cầu cốt lõi cho người luyện tập võ thuật.
 
3. Coi nhẹ danh và lợi
 
Một trong những yêu cầu của võ đức đối với người luyện tập võ thuật là một người nên có lòng dũng cảm để chiến đấu cho đến chết vì chỉ một mục tiêu và đó được gọi là sự công bình. Mạnh Tử từng nói: “Cuộc sống, ước muốn của tôi; công lý, cũng là ước muốn của tôi. Khi tôi không thể có cả hai cùng một lúc, tôi sẽ bảo vệ công bằng bằng cái giá của cuộc đời mình”. Xuyên suốt lịch sử Trung Hoa, công bình luôn được coi là một đức tính của những người luyện tập võ thuật. Các triều đại cổ và nước Yên, nước Triệu nổi tiếng vì có nhiều người công bình vào thời điểm đó. Sự công bình của những người nổi tiếng như Kinh Kha và Lạn Tương Như được cho là có sức mạnh hơn cả ngàn quân. Lỗ Trọng Liên là một người chân chính khác. Sau khi Lỗ giúp đỡ Bình Nguyên Quân giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại kẻ thù, Lỗ quyết định ra đi. Bình Nguyên Quân yêu cầu ông ở lại và hứa phong tước và đất đai cho ông, Lỗ từ chối với một quyết tâm mạnh mẽ. Bình Nguyên Quân sau đó thiết đãi yến tiệc và trong buổi yến tiệc, Bình Nguyên Quân đột nhiên rời khỏi chỗ ngồi và tiến tới Lỗ, Bình Nguyên Quân muốn đưa một ngàn thỏi vàng tặng Lỗ, Lỗ cười và nói với Bình Nguyên Quân: “Mọi người tôn trọng kẻ sĩ trong thiên hạ là bởi vì người đó có thể giúp họ vượt qua khó khăn và giải trừ những loạn lạc mà không cầu bất cứ thứ gì đền đáp. Nếu như muốn cái gì đó đền đáp, đó là buôn bán thương nhân rồi, ta không phải hạng người như thế.” Lỗ sau đó nói lời từ biệt với Bình Nguyên Quân và rời khỏi thành phố mã mãi, ông không xuất hiện ngoài xã hội kể từ khi từ biệt Bình Nguyên Quân. Trong suốt thời kỳ Tam Quốc, Quan Vân Trường từ chối chức tước và vàng bạc mà Tào Tháo đã tặng ông ta, sau đó ông rời khỏi doanh trại Tào Tháo và bắt đầu hành trình nghìn dặm để tìm chủ của mình khi ông biết nơi ở của chủ nhân. Nghĩa khí của ông đã cảm động trời xanh. Trương Tam Phong thích luyện kiếm khi ông còn trẻ, ông thậm chí đã thành công trong tu luyện Đạo, nhưng ông đã không tiết lộ mình cho công chúng. Khi một kẻ côn đồ tấn công Trương, Trương Tam Phong chỉ đơn giản dùng Thái cực để làm tên côn đồ chệch sang một bên và ngã xuống đất. Bời vì hậu nhân ít đức mà khiến tâm pháp của Trương Tam Phong bị thất truyền và người ta chỉ học cách chuyển động bề ngoài của Thái Cực Quyền. Vào thời nhà Minh, chưởng môn Vương Chinh Nam của Võ Đang nội gia quyền thành công trong việc thoát khỏi rất nhiều đòn tấn công ông bởi nhiều lực mạnh. Học giả Hoàng Tông Hi thời Thanh đã viết một nhận xét cho Vương Chinh Nam: “Kỹ năng tuyệt vời, không áp dụng trong trận chiến, giữ tài năng với mình, đó là một quyết định! Nước đã cạn, núi đã già và ai sẽ đến viếng thăm ngôi mộ cô đơn này?” Thật sự mà nói, Hoàng Tông Hi đã ca ngợi tài năng võ thuật xuất chúng của Vương Chinh Nam, và khâm phục quyết định của Vương Chinh Nam sống một cuộc sống bình dị mà không truy cầu danh lợi, mặc dù Vương Chinh Nam trở thành nghèo khó trong những năm sau này, ông vẫn từ chối sử dụng kỹ năng của mình chỉ vì tiền.
 
Ngày nay, người luyện võ chỉ mưu cầu danh lợi, tiền tài và tranh đấu. So với cổ nhân, thật đáng hổ thẹn? Vì vậy, có thể thấy được sự công bình là tinh thần hy sinh mà một người chân chính sở hữu; nó cũng là hiện thân của trí khôn và lòng dũng cảm của người đó. Làm sao mà một người luyện võ có thể đánh mất một yếu tố quan trọng như vậy? Cổ nhân xem thi đấu võ thuật, không quan trọng vào sự chém giết mạnh bạo. Quan Vân Trường được hậu thế gọi là Võ Thánh là vì nghĩa khí của ông ta. Một nhân vật khác cùng thời là Lữ Bố bị khinh miệt bởi công chúng mặc dù ông rất giỏi võ nghệ. Tại sao? Bởi vì Lữ Bố không phải là một người nghĩa khí, ông bán mình cho ba chủ nhân bất cứ khi nào ông có thể hưởng lợi từ sự quy phục của mình. Trong suốt triều đại nhà Thanh, ba võ sư nổi tiếng được biết đến bởi công chúng, ba người này tôn trọng lẫn nhau và thường bàn luận với nhau để nâng cao kỹ năng của họ, họ không bao giờ quan tâm ai giỏi nhất, và người ta gọi họ là người sáng lập nội gia quyền thuật. Một người có thể dễ dàng nhìn thấy cổ nhân đã tu luyện đạo đức của họ trong khía cạnh của võ thuật. 
 
4. Đoàn kết và đạo đức
 
Tóm lại, tinh hoa của võ thuật truyền thống Trung Hoa là yêu cầu của võ đức, đó là, một người học võ thuật để ngăn chặn tà ác và bảo vệ công bình. Ví dụ, một thầy thuốc có thể kiếm sống bằng cách trị bệnh cho người khác, nhưng kỹ năng y học không phải chỉ là để kiếm tiền, ông phải có đạo đức trong việc làm giảm cơn đau cho bệnh nhân. Một thương nhân nên giúp xã hội bằng cách cung cấp cho mọi người cái mà họ cần trong cuộc sống hằng ngày; ông ta không nên chỉ là vì kiếm tiền. Đạo đức của một người thương nhân là đem lại sự tiện nghi cho xã hội. Một chính trị gia nên phục vụ mọi người và không nên tìm kiếm quyền lực và lợi ích. Chúng ta cần phát triển quan điểm về đạo đức trên tất cả mọi người. Võ đức mà tôi bàn luận ở đây chỉ là một phần nhỏ của yêu cầu đạo đức tổng thể cho xã hội. Trên hết, nếu tất cả mọi người chiểu theo nguyên lý “Chân Thiện Nhẫn”, và nếu mỗi người nhấn mạnh vào sự tu dưỡng đạo đức, con người có thể bước ra khỏi con đường hủy diệt lẫn nhau, và một tương lai tươi sáng sẽ hiện ra trước mắt chúng ta.
 
 
 
 
 
 
 
 

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x