Đài Loan: Tổng Thống Tỏ Ý Đối Thoại với Sinh Viên
Các sinh viên tham gia cuộc biểu tình đã bày ra các tấm hình có đánh dấu tên và hình ảnh của tất cả các nhà lập pháp đương nhiệm, kêu gọi các bên chính phủ và dân chúng, các đảng đoàn lập ủy liên kết lại với nhau. (Ảnh: PV Trần Bách Châu)
[Phóng viên Giang Vũ Thiền/Đài Bắc báo cáo] Phong trào chống hiệp định thương mại dịch vụ ký kết giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục của sinh viên tính đến nay đã bước sang ngày thứ 8 kể từ hôm 25 tháng Ba. Văn phòng Tổng thống vừa ra thông báo, Tổng thống Mã Anh Cửu mời đại biểu sinh viên tiến hành một cuộc đối thoại tại phủ Tổng thống. Đại diện học sinh Lâm Phi Phàm đã đồng ý, đồng thời các sinh viên cũng được chấp nhận tham gia cuộc đối thoại, nhưng cả hai bên phải tiến hành thảo luận dưới các vấn đề hợp pháp hóa thỏa thuận qua eo biển, chứ không chỉ là lắng nghe Tổng thống Mã trình bày lặp đi lặp lại một lần nữa.
Chi tiết cuộc gặp mặt hai bên được Trần Vi Đình thông báo trong một cuộc họp báo do anh chủ trì. Hiện, tất cả các yếu tố bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức thảo luận… đều do phía chính phủ quyết định một chiều, trước mắt tất cả mọi thứ vẫn chưa được xác định. Trần Vi Đình chỉ ra, điều này có nghĩa là Mã Anh Cửu vẫn duy ý chí khống chế Đảng đoàn. Áp lực của cuộc biểu tình của sinh viên khiến Tổng thống phải đưa ra cuộc gặp mặt để có hành động trả lời trước sự phản đối của sinh viên, song, về “căn bản là thiếu thành ý”. Ông kêu gọi, Mã Anh Cửu nên hứa sẽ buông lỏng kỷ luật Đảng đối với sự khống chế ủy ban lập pháp, đồng thời cho phép các nhà lập pháp có thể tự tiến hành hiệp thương theo ý riêng của họ, như vậy mới tiếp tục có được những cuộc thảo luận cần thiết sau này.
Lâm Phi Phàm chỉ ra rằng cuộc thảo luận nên tập trung vào hai vấn đề được thế giới bên ngoài chú ý. Gồm giám sát thỏa thuận qua hai bờ eo biển và hợp pháp hóa hiệp định giám sát: “việc giám sát thỏa thuận qua hai bờ eo biển có cần thiết phải giám sát bằng pháp luật hóa hay không?” và “Trước khi xét duyệt hiệp định thương mại dịch vụ tự do, có cần hoàn thành trước việc hợp pháp hóa hiệp định giám sát thỏa thuận qua eo biển hai bờ hay không?”. Hai trọng điểm này đồng thời làm dấy lên một lần nữa yêu cầu “trước lập pháp, sau thẩm tra”.
Những sinh viên phản đối trong nghị trường đã bày ra một bảng lớn, trên đó đánh dấu tất cả các tên và hình ảnh của các nhà lập pháp đương nhiệm, mục đích là nhằm thu hút các nhà lập ủy đảng đoàn chính phủ và dân chúng, khiến cho bản “Điều lệ bản dự thảo hiệp nghị giám sát đôi bờ” của dân chúng sớm được đưa ra và bước vào một cuộc thảo luận quan trọng.
Giống như Trần Vi Đình – đại diện cho các học sinh cho biết, các thành viên bắt đầu tham gia vào các hoạt động khắp Đài Loan bao gồm công dân đoàn thể , học sinh. Họ hy vọng có thể thực hiện đối thoại ngay phía trước sảnh của phủ Tổng thống, không nhất thiết chỉ là cho đoàn thể đại biểu nghe được, mà còn là để tất cả mọi người trước đại lộ Khải Đạt Cách Lan có thể nghe rõ nội dung của cuộc đối thoại giữa hai bên.
Thái độ Lập ủy của chính phủ và dân chúng là nhân tố then chốt
Đối mặt với thiện ý của cuộc trò chuyện giữa Tổng thống Mã và sinh viên, người của Mặt trận Dân chủ Triệu Tập, Lại Trung Cường cho biết: Tổng thống Mã nếu như quan tâm đến nền dân chủ của Đài Loan thì bây giờ không thể chỉ nhìn vào cách nghĩ thay mặt cho Quốc Dân Đảng, mà nên chú trọng vào toàn bộ 112 vị lập ủy chính phủ và nhân dân, dựa vào ý của nhân dân mà chịu trách nhiệm và biểu hiện thái độ.
Lại Trung Cường cũng yêu cầu nghị quyết của đoàn thể hiệp thương chính phủ và dân chúng nên được cam kết đàm phán. Trước khi hoàn thành các quy định về điều lệ lập pháp giám sát hai bờ eo biển, không được thực sự thông qua hiệp định thương mại dịch vụ và sắp xếp trình tự ủy viên vào chương trình nghị sự – Lâm Phi Phàm nói, ít nhất là cho đến khi xem xét giao phó hiệp định thương mại dịch vụ.
Theo Phó nghiên cứu sinh Hoàng Quốc Sương thuộc phòng Nghiên cứu khoa Pháp luật học, Viện nghiên cứu Trung ương đã kêu gọi mỗi nhà lập pháp nên lắng nghe ý kiến của công chúng. Cùng nhau hiệp trợ lập ra bản dự thảo pháp luật quan trọng này không chỉ có thể khiến sinh viên quay trở về nhà, mà còn viết ra một trang lịch sử quan trọng giữa các nhà lập ủy và sinh viên.
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên