Thảm họa môi trường ở Trung Quốc
Bởi Li Xia, Báo Đại Kỷ Nguyên | Ngày 6 tháng hai năm 2014
Theo Tin tức truyền thông buổi tối của nhà nước Trung Quốc, Bắc Kinh đã bị khan hiếm nước từ năm 1999 và đang trải qua một đợt thiếu nước nghiêm trọng mấy năm vừa qua.
Bắc Kinh cần tiêu dùng một lượng nước khoảng 3,6 tỷ mét khối nước mỗi năm, trong khi nguồn cung cấp nước chỉ có khoảng 2,1 tỷ mét khối nước, dẫn đến một sự thiếu hụt 1,5 tỷ mét khối mỗi năm.
Theo định nghĩa của quốc tế: nạn thiếu nước là khi lượng nước dùng bình quân đầu người ít hơn 500 mét khối nước [tiêu chuẩn] hàng năm. Thế mà lượng cung cấp nước dùng bình quân đầu người ở Bắc Kinh là ít hơn 100 mét khối nước, khiến nạn thiếu nước ở Bắc Kinh còn tệ hơn cả ở Trung Đông và Bắc Phi.
Trong quá khứ, Bắc Kinh có một nguồn nước dồi dào từ năm con sông chảy qua thành phố này. Sông Vĩnh Định, một nhánh của hệ thống sông Hải Hà và được biết tới là con sông lớn nhất chảy qua khu vực thành phố tự trị Bắc Kinh, hiện nay đã cạn khô.
Trong một nỗ lực để giải quyết vấn nạn thiếu nước này, Bắc Kinh đã bắt đầu nghĩ tới phương án nước ngầm và các bể chứa nước dự trữ. Việc sử dụng quá độ cũng đã dẫn tới việc cạn kiệt những nguồn nước, dẫn tới việc dẫn nước từ các vùng khác về trở thành lựa chọn còn lại duy nhất.
Việc Dẫn Nước
Hàng tỷ Đôla đã được tiêu dùng vào dự án Dẫn Nước Nam-Bắc trong những năm qua. Dù vậy, theo giám đốc Cục Quản Lý Nước Bắc Kinh, Lưu Bân, trong một cuộc họp báo gần đây, thậm chí một tỷ mét khối nước từ miền nam truyền dẫn về mỗi năm cũng là không đủ để hoàn toàn giải quyết vấn nạn thiếu nước ở Bắc Kinh.
Chuyên gia sinh thái bảo tồn nguồn nước, Vương Vĩ La, hiện đang sống ở Đức đã nói với hệ thống phát thanh “Đài Phát Thanh Hy Vọng” rằng nạn thiếu nước ở Bắc Kinh là một thiên tai nhân tạo mà bắt nguồn sau khi việc Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiếp quản đất nước từ năm 1949.
Ông nói rằng quyết định của Mao Trạch Đông cho xây một bể chứa nước cho Bắc Kinh đã chặn đứng 1,4 tỷ mét khối nước lưu lượng của con sông Vĩnh Định, từ đó dẫn đến việc [con sông này bị] cạn khô và ô nhiễm.
Vương nói rằng không hề có bất kỳ dữ liệu nào về tính khả thi của dự án Truyền Dẫn Nước Nam-Bắc và nó chỉ được tiến hành thuần túy theo chỉ thị của Mao Trạch Đông.
Khi Mao thăm sông Hoàng Hà vào năm 1959, ông đề xuất việc “mượn” 100 tỷ mét khối nước từ miền Nam-gấp đôi lượng nước ở sông Hoàng Hà. Vương nói rằng đề xuất của Mao chỉ thuần túy dựa vào ấn tượng của ông ta chứ không được hỗ trợ bởi bất kỳ nghiên cứu hay số liệu nào cả.
Khi Trung Quốc được cho phép tổ chức Thế Vận Hội Olympic năm 2008, Giang Trạch Dân đề xướng tuyến giữa của dự án Truyền Dẫn Nước Nam Bắc trên danh nghĩa mang nước sạch về Bắc Kinh cho Thế Vận Hội. Năm năm sau khi Thế Vân Hội kết thúc, không một chút nước nào được truyền dẫn về cả. Bắc Kinh trái lại nhận được nguồn nước truyền dẫn về từ Tỉnh Hà Bắc kế bên từ năm 2008.
Có một nhân tố nữa liên quan đến nạn thiếu nước ở Bắc Kinh: ưu thế của Bắc Kinh ở Trung Quốc.
Theo luật sư nhân quyền Đường Cát Điền, Trung Quốc đang đặt Bắc Kinh vào một tình cảnh thảm họa khi tập trung rất nhiều nguồn lực vào một mình Bắc Kinh. Khi các vùng khác bị tước mất các nguồn lực và cơ hội để phát triển, và nguồn nhân lực của họ đổ về Bắc Kinh, tạo nên một lượng dân số bùng nổ tiêu tốn và làm cạn kiện các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Bắc Kinh. Theo ông Đường, đến một lúc nào đó, sự bùng nổ của Bắc Kinh sẽ đạt đến một điểm mà các nguồn tài nguyên không còn đủ dùng nữa.
Nguồn:http://www.theepochtimes.com/n3/490688-water-in-beijing-scarce-and-getting-scarcer/?photo=1
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên