Xem cận cảnh muỗi đâm vòi hút máu dưới da con người
Mới đây, nhà khoa học Valerie Choumet và các đồng nghiệp ở Học viện Pasteur (Paris, Pháp) đã dùng kính hiển vi có thiết bị máy quay siêu nhỏ để ghi lại cận cảnh quá trình một con muỗi đâm vòi vào vật chủ để hút máu. Các nhà khoa học nhận thấy, chiếc vòi của muỗi vô cùng linh hoạt, chúng có thể uốn cong sang bên phải, bên trái.
Phần miệng của muỗi là tập hợp những bộ phận phức tạp.
Chiếc vòi của muỗi sẽ đâm sâu vào vật chủ, thăm dò và tìm kiếm mạch máu.
Chiếc vòi hút hoạt động như một thanh kim loại cứng đủ sức để đâm xuyên qua lớp da thịt của vật chủ. Sau khi đâm vào vật chủ, chiếc vòi sẽ thăm dò phần xung quanh dưới da để tìm mạch máu.
Khi tìm được mạch máu ưng ý, chiếc vòi của muỗi sẽ hút máu rất nhanh.
Từ bên trong vòi này, nhiều vòi nhỏ hơn khác sẽ tách ra để mở rộng vùng tìm kiếm. Sau khi tìm được mạch máu, chiếc vòi sẽ bắt đầu hút máu rất nhanh, nó hút mạnh đến mức làm cho mạch máu đó gần như biến mất khỏi màn hình. Theo các nhà khoa học, quá trình hút máu này của muỗi sẽ diễn ra khoảng 4 phút.
Khi muỗi đốt đồng nghĩa với việc chúng đang tiêm một chút nước bọt để gây tê tại chỗ. Lượng nước bọt này của muỗi hoạt động như chất đông máu, khiến cho vật chủ (con người) khó nhận ra mình đang bị muỗi đốt trong vài giây và chúng cũng thoải mái hút máu cho đến khi no.
Sử dụng kính hiển vi tiên tiến, nhóm nghiên cứu đã nhìn thấy các tế bào máu đỏ đổ xô lên phần miệng của muỗi.
Nhà khoa học James Logan thuộc Viện Y học nhiệt đới London đã chia sẻ: “Tôi thực sự ngạc nhiên trước những cảnh quay này. Trước đây, tôi nghĩ đó là cấu trúc khô khan, cứng nhắc nhưng sự thật là chiếc vòi vô cùng linh hoạt khi di chuyển để tìm ra mạch máu lớn để hút được nhiều máu. Sự kỳ diệu của cơ thể côn trùng luôn khiến nhà khoa học như chúng tôi bất ngờ”.
(Nguồn tham khảo: Dailymail)
(kenh14.vn)