Theo Trung Y: Stress quá mức sẽ tác động đến nội tạng dẫn đến mắc bệnh
Cảm xúc quá mức là tác nhân gây ra hỗn loạn khí. Mọi cảm xúc đều tương ứng với một cơ quan nội tạng trong cơ thể, khi cảm xúc đạt lên trạng thái quá mức, cơ thể sẽ dễ sinh ra bệnh. Để có được sức khỏe tốt, cần phải biết cân bằng cảm xúc, có một chế độ sống lành mạnh, tu tâm dưỡng tính.
Trong xã hội ngày nay, mọi người đều phải đối mặt với vấn đề ‘stress’. Một lượng ít, thích hợp áp lực có thể có ích, nhưng căng thẳng quá mức về thân và tâm sẽ gây ra những vấn đề về sức khỏe. Người ta có 7 loại tâm trạng: Hạnh phúc, giận dữ, lo lắng, cô đơn, buồn bã, sợ hãi và hốt hoảng. Dưới điều kiện bình thường thì sẽ không gây ra bệnh tật nào. Tuy nhiên, cảm xúc thái quá sẽ tạo ra sự khó chịu trong cơ thể.
Trung Y tin rằng mục đích chân chính của việc giữ gìn sức khỏe là giữ cho tâm lý và thể chất được cân bằng vào mọi lúc. Một tâm trạng thoải mái vừa đủ sẽ cân bằng khí và huyết. Cảm xúc thái quá sẽ tác động tới nội tạng, gây hỗn loạn khí trong nội tạng và dẫn đến mắc bệnh.
Khi người ta cực kỳ hạnh phúc, khí ở tim của họ bị đình trệ và tâm của họ trở nên rối loạn. Tim sẽ đập nhanh, xuất hiện chứng mất ngủ và mất cân bằng về tâm thần. Nếu nghiêm trọng, họ có thể cười không ngớt và hành động không mục đích. Đó gọi là: “Hạnh phúc thái quá dẫn đến mất khí,” và “hạnh phúc thái quá làm hại tim.”
Khi người ta hoảng hốt, khí ở tim trở nên rối loạn, gây ra hoang mang, hồi hộp, mất ngủ, lo lắng và thậm chí là rối loạn tâm thần. Đó gọi là: “Lo lắng làm khí hỗn loạn.”
Khi người ta giận dữ, họ sẽ trở nên mất kiên nhẫn, đau đầu, đỏ mặt hay thậm chí ngất xỉu. Điều này có thể tác động đến tỳ vị, làm gia tăng những triệu chứng như nôn mửa và mất ngon miệng. Đây gọi là: “Tức giận làm gia tăng khí” và “giận dữ làm hại gan.”
Khi quá buồn bã, người ta sẽ mất giọng và không thể nói với khí lực sung mãn, trở nên chán nản, tức ngực, khó thở, đó gọi là “buồn bã gây ra mất khí”, “lo lắng làm xấu khí” và “buồn chán làm hại phổi.”
Khi quá sợ hãi, người ta sẽ trở nên xanh xao, hoa mắt chóng mặt hay thậm chí suy sụp. Vài người sẽ không thể kiềm chế được đường tiểu tiện. Đó gọi là “sợ hãi làm xuống khí” và “lo sợ làm hại thận.”
Khi một người bị đau đớn, chụp phim là điều cần thiết, nhưng không nên quên điều hòa cảm xúc của họ. Để trở nên mạnh khỏe, điều quan trọng nhất là phải tu tâm dưỡng tính.
Có một sự luyện tập hợp lý, một chế độ ăn uống thích hợp, và duy trì tính khí là liều thuốc lý tưởng cho một cuộc sống mạnh khỏe.
Theo chanhkien.org
Xem thêm:
-
“Liệu pháp hoảng sợ” thần kỳ của Trung y: Một cái tát có thể chữa khỏi bệnh
-
Phương thuốc trị bệnh “thất tình” theo Đông y
-
Phương pháp kỳ diệu giúp cô bé mất ngủ mãn tính tìm được giấc ngủ bình yên