“Liệu pháp hoảng sợ” thần kỳ của Trung y: Một cái tát có thể chữa khỏi bệnh

29/08/18, 11:49 Y học cổ truyền

Trung y cho rằng, con người có ngũ tạng, hóa thành ngũ khí, sinh ra 5 loại trạng thái tình cảm: hỉ, nộ, bi, ưu, khủng. Chúng ảnh hưởng lẫn nhau, cũng áp chế nhau: “Giận hại gan, buồn thắng giận. Vui hại tim, sợ thắng vui. Lo hại tỳ, giận thắng lo. Buồn hại phổi, vui thắng buồn. Sợ hại thận, lo thắng sợ”.

“Liệu pháp hoảng sợ” thần kỳ của Trung y. (Ảnh: Internet)

>>> Tinh túy của dưỡng sinh nằm ở chỗ giữ gìn tam bảo “tinh, khí, thần”

Mọi người chắc đều đã nghe qua câu chuyện “Phạm Tiến trúng cử”. Phạm Tiến tham gia khoa cử bị trượt nhiều lần, nhà lại nghèo rớt mồng tơi, mãi đến hơn năm mươi tuổi rốt cuộc cũng đã trúng cử. Phạm Tiến nghe thấy vậy vui mừng khôn xiết, vui quá thành ra hóa điên.

Vui mừng quá độ, dẫn đến phát bệnh điên, phải làm sao đây? Lúc này một người chỉ cách, tìm đến người bố vợ mà bình thường Phạm Tiến e sợ nhất, ông ta hét lớn vào tai Phạm Tiến: “Đồ súc sinh chết tiệt! Ngươi bị trúng cái quái gì rồi?”, rồi tát cho Phạm Tiến khùng điên kia một cái trời giáng.

Phạm Tiến bị một tát mà hết bệnh. (Ảnh từ WEIBO)

>>> Mùa hè: Hãy nuôi dưỡng yếu tố “hỏa” trong cơ thể bạn

Trung y dạy rằng “sợ thắng vui”, Phạm Tiến vì vui quá mà hóa điên, cha vợ cho một cái tát, khiến Phạm Tiến sợ hãi, cái vui cũng bị kiềm hãm lại, chữa được khỏi bệnh điên. Cái này tuy chỉ là một câu chuyện được sáng tác, nhưng tác giả Ngô Kính Tử đã vận dụng cả nguyên lý “liệu pháp hoảng sợ” trong Trung y.

Trung y cho rằng, con người có ngũ tạng, hóa thành ngũ khí, sinh ra 5 loại trạng thái tình cảm: hỉ, nộ, bi, ưu, khủng (vui vẻ, tức giận, buồn bã, ưu lo, sợ hãi). Chúng ảnh hưởng lẫn nhau, cũng áp chế nhau: “Giận hại gan, buồn thắng giận. Vui hại tim, sợ thắng vui. Lo hại tỳ, giận thắng lo. Buồn hại phổi, vui thắng buồn. Sợ hại thận, lo thắng sợ”.

Lợi dụng quan hệ áp chế lẫn nhau đó, có thể dùng để trị các chứng bệnh phát sinh từ vấn đề tâm lý. Nói cách khác, khi một loại cảm xúc thất thường gây ra chứng bệnh, thì dùng một loại cảm xúc khác để điều tiết, sửa chữa. Điều này tạo nên liệu pháp tâm lý “dùng tình thắng tình” đặc biệt của Trung y.

Loại liệu pháp này bao gồm: liệu pháp chọc giận, liệu pháp buồn rầu, liệu pháp vui vẻ, liệu pháp hoảng sợ. Trong đó liệu pháp hoảng sợ, chính là dùng phương pháp khiến người ta hoảng hốt hoặc sợ hãi mà chữa bệnh. Trung y cổ đại có nhiều vụ án “liệu pháp hoảng sợ” rất thú vị.

“Mau về nhà đi, thời gian của ngài không còn nhiều nữa”

Trong cuốn “Hồi khê y thư” thời nhà Thanh có ghi lại: Một người sống vào đời nhà Thanh thi đậu trạng nguyên, xin nghỉ về thăm quê, ai ngờ trên đường đi lại đột nhiên sinh bệnh.

Anh ta tìm đến thầy thuốc giỏi ở địa phương xin chữa trị, đại phu sau khi khám qua nói với anh ta: “Bệnh của ngài không có cánh nào chữa, xem ra không còn sống được mấy ngày. Nếu nhanh về nhà, có lẽ trước khi chết còn kịp nhìn mặt người nhà đấy”.

Một người sống vào đời nhà Thanh thi đậu trạng nguyên, xin nghỉ về thăm quê, ai ngờ trên đường đi lại đột nhiên sinh bệnh. (Ảnh từ Djekova)

>>> Bác sĩ Trung y: Đả thông hai mạch “Nhâm – Đốc”, khí huyết sẽ tự lưu thông

Trạng nguyên sau khi nghe đại phu nói xong, lập tức tinh thần buồn rầu. Vì vậy anh ta ngày đêm đi gấp, bảy ngày sau đã về đến nhà. Sau khi về nhà, anh ta phát hiện mình vẫn còn bình yên vô sự. Lúc này người hầu đến nói: “Đại phu có một phong thư, dặn dò tiểu nhân đưa cho ngài xem”.

Trạng nguyên mở ra xem thì thấy thầy thuốc kia viết: “Sau khi ngài đậu trang nguyên, quá đỗi vui mừng đến nỗi làm tổn thương tinh thần, không thuốc nào có thể trị. Cho nên tôi dùng cái ‘chết’ hù dọa ngài, làm ngài sợ hãi, dùng cách này chữa bệnh. Hiện tại bệnh của ngài đã khỏi hẳn, có thể yên tâm rồi”. Sau khi trạng nguyên xem xong, cảm thấy rất thuyết phục.

Người này đậu trạng nguyên, đương nhiên đáng vui mừng, nhưng vui quá độ thì làm tiêu tan chính khí (khả năng kháng bệnh), tạo thành bệnh. Thầy thuốc dùng cái chết để lừa gạt, dùng sợ hãi ức chế vui sướng, đồng thời tạo ra lo âu, phá giải bệnh khí, chữa được bệnh của anh ta.

Đập chậu sành chữa hết bệnh đầu lưỡi

“Thiệu thị văn kiến lục” ghi lại một chuyện khác: Vào thời Tùy Đường, có một vị phu nhân sinh con, bà mụ cho sản phụ uống nước ấm, lại bất cẩn uống mỡ sừng hươu (vật phụ nữ dùng bôi tóc). Sản phụ “ọe” một tiếng nôn ra, rồi đầu lưỡi duỗi ra ngoài. Rồi từ sau khi sinh con, đầu lưỡi bà nhiều lần bị đơ, không thụt lại được, dùng đủ loại thuốc cũng vô dụng.

Người nhà vì vậy mời đến vị danh y thời ấy là Chân Lập Ngôn. Chân Lập Ngôn dùng chu sa thoa lên đầu lưỡi, kêu bà nằm lại tư thế lúc sinh con, để cho hai người hầu giữ lại. Sau đó gọi người lén trốn ở ngoài tường cầm một chiếc chậu sành đập xuống đất, đột nhiên “xoảng” một tiếng, vị phu nhân đó nghe thấy tiếng động lớn, giật mình hoảng sợ, đầu lưỡi cũng thụt vào.

Chân Lập Ngôn đầu tiên dùng chu sa, sau đó trấn an tinh thần của phu nhân, rồi lại để cho người trốn sau tường ném bể đồ vật, khiến cho sản phụ đột nhiên kinh sợ, “sợ hãi thì khí co lại”, đầu lưỡi của bà liền thụt lại.

Phương pháp chữa bệnh dùng cảm xúc áp chế lẫn nhau vô cùng xảo diệu. Tuy nhiên, danh y Trương Tùng Chính cũng có nói, phương pháp này không phải ai cũng có thể dùng được. Chỉ có những thầy thuốc tài năng mới biết các vận dụng đúng. Những liệu pháp hoảng sợ ở trên được vận dụng rất chính xác, khiến cho người bệnh nhanh chóng được chữa khỏi.

Tuệ Tâm, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

    Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

    Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

x