Dùng ‘hình xăm’ chủng ngừa vắc–xin thay tiêm

30/01/13, 19:09 Khoa học

Việc tiêm vắc – xin gây đau đớn sắp trở thành lỗi thời nhờ sự ra đời của một phương pháp chủng ngừa mới: “hình xăm” vắc–xin không đau.

Miếng dán tạo “hình xăm” cấy vắc-xin vào cơ thể người. Ảnh: Daily Mail




Các nhà nghiên cứu tuyên bố, việc sử dụng miếng dán có phủ dàn kim siêu nhỏ gồm hàng trăm chiếc có thể là cách đưa vắc–xin thế hệ mới vào cơ thể người an toàn hơn và ít đau đớn hơn. Phương pháp này thậm chí có thể được dùng để cấy các loại vắc-xin ADN cho những bệnh nguy cơ cao như HIV.

Khi miếng dán chứa dàn kim siêu nhỏ được gắn trên da, nó ngay lập tức sẽ găm các lớp phủ vắc-xin vào cơ thể, giống như việc tạo ra một hình xăm.

Do các kim siêu nhỏ được thiết kế để chỉ xuyên qua 0,5milimet da, phá vỡ những lớp bề mặt của da, tránh gây tổn hại các đầu mút thần kinh và tế bào máu nên dùng chúng sẽ không gây đau và an toàn hơn kim tiêm dưới da thông thường hiện nay.

Theo Darrell Irvine, giáo sư chuyên ngành công nghệ sinh học và khoa học vật liệu thuộc Học viện công nghệ Massachusetts (MIT), kiểu chủng ngừa như trên cũng sẽ loại bỏ nhu cầu tiêm vắc-xin bằng ống tiêm. Ông giải thích: “Bạn chỉ cần dán miếng dán vài phút, lấy nó ra và tất cả để lại sẽ là các màng polyme mỏng trên da”.

Như ta đã biết, các loại vắc-xin hiện nay giúp cơ thể con người phát triển khả năng miễn dịch chủ động trước các căn bệnh bằng cách cho hệ miễn dịch tiếp xúc với những mầm bệnh tiềm tàng.

Giới khoa học hiện đang phát triển các vắc-xin ADN để cấy gen từ các bệnh lây vào cơ thể người. Tế bào của những người được chủng ngừa sau đó sẽ sản sinh ra các phân tử từ những kẻ xâm nhập tiềm tàng, có chức năng giống như dấu hiệu truy nã, giúp hệ miễn dịch nhận ra các hiểm họa hiệu quả hơn rất nhiều so với vắc-xin thông thường.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từng chật vật tìm kiếm một biện pháp cấy vắc-xin ADN hiệu quả, ngoài cách dùng kim tiêm và dòng điện như hiện nay.

Các thử nghiệm trên khỉ cho thấy, loại “hình xăm” chủng ngừa mới đã giúp giải quyết thách thức này. Mỗi miếng dán phủ dàn kim siêu nhỏ có cấu tạo bao gồm nhiều lớp polyme chứa đựng vắc-xin ADN. Khi dán miếng dán lên da, các màng polyme sẽ được cấy xuống dưới da nhờ dàn kim siêu nhỏ đâm xuyên da, không quá sâu nhưng đủ để đưa ADN của mầm bệnh vào các tế bào miễn dịch ở biểu bì. Một khi ở dưới da, các màng này sẽ phân hủy khi tiếp xúc với nước, giải phóng vắc-xin trong vài ngày hoặc vài tuần.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail, Science Daily)

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

    Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

x