2019 và những câu chuyện cảm động lòng người chỉ có ở Hồng Kông

07/01/20, 20:24 Cuộc sống, Thế giới

…Họ đều là những “phụ huynh” chưa có con, nhưng lại phải chăm sóc cho rất nhiều “đứa con” trong nửa năm nay.

Trốn tránh đã xấu hổ còn thấy mình vô dụng

Cuộc phỏng vấn được thực hiện bí mật tại một vùng ngoại ô Hồng Kông. Hai người thay phiên đưa đón chúng tôi là A Bảo (40 tuổi – thương nhân) và Chris (45 tuổi – thương nhân). Họ đều lái những chiếc xe hơi nổi tiếng loại có cửa sổ trời. Kể từ mùa hè năm 2019, những chiếc xe tư nhân này thường xuyên xuất hiện vào dịp biểu tình của người dân Hồng Kông, không biết họ đã đưa đón những người biểu tình được bao nhiêu chuyến rồi.

2019 và những câu chuyện cảm động lòng người chỉ có ở Hồng Kông - ảnh 1
A Bảo trợ giúp việc đưa đón người biểu tình trong cuộc vận động, đồng thời cũng là một nhân viên cấp cứu. (Ảnh: mirrormedia)

Trên xe trang bị những vật dụng tiêu chuẩn như: nước, đồ uống, thực phẩm và quần áo sạch nhằm ứng phó với các tình huống bất ngờ xảy ra. A Bảo và Chris mới quen biết nhau qua cuộc vận động năm 2019 này, giống như nhiều người được phỏng vấn khác, họ đều là những “phụ huynh” chưa có con, nhưng lại phải chăm sóc cho rất nhiều “đứa con” trong nửa năm nay.

Họ gọi những chiếc xe của mình là “xe buýt trường học”,  những người biểu tình bất kể tuổi tác bao nhiêu, hễ được họ đưa đón thì đều được gọi là “các bạn nhỏ”. Vào ngày 18/11, cảnh sát chống bạo động và các bạn sinh viên nhóm “Dũng Vũ” {cách gọi của người Hồng Kông dành cho những người biểu tình tuyến đầu – Frontliner} đã đối chiến kịch liệt với nhau tại trường Đại học Bách khoa.

Chris – một người đàn ông trung niên đã túc trực gần ngôi trường ấy, và đã hỗ trợ đưa đón 2 chuyến “tan trường” cho những người biểu tình Dũng Vũ. “Thật kinh ngạc, gương mặt của họ thực sự khiến tôi rất kinh ngạc”, Chris nhớ lại. Trong hai chuyến xe ấy, những bạn trẻ Dũng Vũ sau khi lên xe họ đều im lặng. Trong khi xoay tay lái, anh nhìn những gương mặt đang hoảng sợ của các bạn trẻ từ gương chiếu hậu, anh rất muốn hỏi rằng các bạn có đói không? Có muốn ăn chút gì không? Nhưng không thể mở miệng được.

2019 và những câu chuyện cảm động lòng người chỉ có ở Hồng Kông - ảnh 2
Không ít người thuộc tầng lớp trung lưu ủng hộ phong trào “Phản đối luật dẫn độ”, tự xưng là “phụ huynh” và đưa đón những người biểu tình “tan trường”. Cư dân mạng đã triển khai một hoạt động tại sân bay quốc tế Hồng Kông vào đầu tháng 9 nhưng đã bị cảnh sát xua đuổi. Một lượng lớn người biểu tình đã buộc phải rời khỏi sân bay bằng cách đi bộ dọc quốc lộ Bắc Đại Dữ Sơn. Hình ảnh cho thấy một số lượng lớn xe ô tô tư nhân tràn vào Đại Dữ Sơn để kêu gọi người biểu tình lên xe, sự kiện này được gọi là “Cuộc di tản Dunkirk” phiên bản Hồng Kông. A Bảo là một trong những “phụ huynh” đến đón những người biểu tình trẻ tuổi. (Ảnh chụp từ Facebook)

“Họ sợ đến nỗi không nói ra được những từ như ‘xin chào’, ‘cảm ơn’ hay ‘tạm biệt’… Tôi có thể khẳng định rằng trong đầu họ khi ấy hoàn toàn trống rỗng. Tôi không thể tìm nổi từ nào để mô tả mức độ kinh khủng ấy. Không có ai trên xe tôi khóc cả. Nhưng ngay lúc đó, tôi biết rằng ngay cả ăn uống cũng trở thành một việc thừa thải”. Chris dường như cũng bị cảm nhiễm nỗi sợ hãi ấy: “Tôi vừa lái xe vừa nghĩ, nếu trong lúc đưa đón, mình bị cảnh sát chặn lại kiểm tra, thì chuyện gì sẽ xảy ra với mình đây?”

Đau lòng, cảm động và xấu hổ

Cuối cùng, anh đã thoát khỏi sự tra soát và bảo đảm an toàn cho các bạn biểu tình trên xe cũng như bản thân. “Tôi biết có hỏi họ điều gì cũng vô ích”, anh nhớ lại tối hôm đó, “Tôi chỉ muốn họ cảm thấy an toàn là được rồi… Nhìn thấy họ, tôi cảm thấy mình đã phó xuất cho Hồng Kông quá ít ỏi…” Trong khi phỏng vấn, bên cạnh Chris còn có một cậu thiếu niên được anh phụ trách đưa đón, cậu bé không hề khóc mà bình tĩnh lặng lẽ, còn người đàn ông vạm vỡ này thì lại tháo kính ra và khóc một cách cay đắng, “Điều làm tôi đau lòng nhất, cảm động nhất, cũng là việc mà tôi thấy mình có thể làm nhất, là đưa đón những ‘cục cưng’ {còn gọi là ‘bảo bảo’ – cách gọi những đứa trẻ một cách thân thương} đi biểu tình, cũng là việc mà tôi cảm thấy xấu hổ nhất”.

“Trước đây tôi từng nghĩ rằng mình là một người Hồng Kông thông thường, không có vai trò đặc biệt gì trong chính trị. Tôi biết những gì đang diễn ra trong xã hội, nhưng nó không liên quan đến việc của tôi, và tôi không quan tâm đến chúng”. “Tôi là một doanh nhân, sự thịnh vượng của Hồng Kông, tôi cũng kiếm được lợi ích từ đấy. Thông thường cách nghĩ của những người như chúng tôi, là hy vọng xã hội được yên ổn thì chúng tôi mới có thể kiếm tiền được chứ”.

Anh nói bản thân đã sống hơn 40 tuổi rồi, mới biết được có thứ quan trọng hơn việc kiếm tiền. Chris cũng không ngại nói rằng, từ trước đến nay anh là một con lợn Hồng Kông, anh tự mỉa mai mình trong sự ân hận: Năm 2003 có 500.000 người Hồng Kông đã xuống đường để biểu tình phản đối Bắc Kinh thúc đẩy điều luật 23 thành luật pháp, anh đã không tham gia; các hoạt động kỷ niệm vào ngày 1/7 {Anh quốc trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc} và ngày 4/6 {Sự kiện thảm sát Thiên An Môn ở Trung Quốc} hằng năm trong 10 năm nay, anh cũng chưa từng đến dự. Trong Phong trào Dù năm 2014, anh có đến hiện trường, “Trước kia, tôi cảm thấy từ xưa đến giờ người dân và sức mạnh của họ không thay đổi được gì, nhưng lúc đó tôi lại cảm thấy có lẽ sẽ thay đổi được gì đó…”. Nhưng khi Phong trào Dù thất bại, anh đã ngừng hy vọng vào sự thay đổi đó; trong cuộc Cách mạng Trứng cá 2016, anh đã xem tin tức nhưng chưa bao giờ đến hiện trường.

Anh vừa khóc thành tiếng vừa nói: “Thế hệ của chúng tôi, đã trốn tránh mọi thứ, đã thỏa hiệp nhiều điều với chính phủ, để giờ đây thế hệ tiếp theo phải gánh chịu hậu quả từ sự thỏa hiệp của chúng tôi, những điều bọn trẻ phải chịu đựng, không biết gấp bao nhiêu lần chúng tôi nữa”.

Điều ấy thật đớn đau

A Bảo cũng là một người làm ăn rất thành công, trong quá trình kinh doanh, khách hàng cô kết giao được có đủ hạng người, trong số đó có không ít là cảnh sát hoặc người thân cảnh sát. Cô quen một cặp vợ chồng đều là cảnh sát, con của họ đã bị bắt nạt ở trường, bị bạn học nói rằng “Cha mày là cảnh sát, là tội phạm giết người”. Thái độ của giáo viên đối với đứa bé đó cũng không tốt, đứa bé suốt ngày khóc lóc trở về nhà, cuối cùng phải chuyển trường. A Bảo thường nói chuyện phiếm với khách hàng về vấn đề Hồng Kông, mới biết được có rất nhiều người biểu tình là con của cảnh sát, “Trong lòng họ (cảnh sát) rất mâu thuẫn, nhưng bản thân họ cũng hiểu rõ vấn đề”.

Có nhiều điều A Bảo rất hiểu rõ nhưng cũng lại cảm thấy mâu thuẫn. Cha cô sinh ra ở Đại Lục, hiện nay đã hơn 80 tuổi rồi, mỗi ngày ông đều thở dài rằng, năm xưa từng đánh trận ở Đại Lục, giờ già rồi, mà tình hình ở Hồng Kông so với đánh trận cũng không khác gì. Cha của A Bảo mỗi ngày đều hát “Nguyện vinh quang trở về Hồng Kông”, cô cùng chị gái và anh rể đều là những “phụ huynh” đưa đón nhóm Dũng Vũ. Ban ngày A Bảo là một doanh nhân, buổi tối thì làm nhân viên cấp cứu, vì không để cho người cha tuổi đã cao phải lo lắng, cả ba đã phối hợp lặng lẽ làm việc rất ăn ý mà không để cho gia đình biết được.

2019 và những câu chuyện cảm động lòng người chỉ có ở Hồng Kông - ảnh 3
A Bảo nói rằng vì sự thờ ơ của người Hồng Kông thế hệ trước đối với chính phủ, mà mọi người đều không dám đối mặt với nó, khiến cho thế hệ sau vì thế mà phải trả giá và gánh chịu, lương tâm của cô không thể trốn tránh được. (Ảnh: mirrormedia)

Tháng 11/2019, những người biểu tình và sinh viên Đại học Trung Văn Hồng Kông đã tử thủ ở sân trường và xảy ra xung đột kịch liệt với cảnh sát Hồng Kông, A Bảo đã ở hiện trường để hỗ trợ cấp cứu. Vì không có nền tảng về y tế, lúc đầu ngay cả rửa vết thương bằng nước muối cô cũng rất run tay. Khi trông thấy những viên đạn dính vào và phát nổ trên da thịt người biểu tình, tâm trí cô trở nên trống rỗng. Đêm đó, cô đã chứng kiến những người bị trật khớp, bị gãy xương, bị bỏng, những người bị hạ thân nhiệt do xe pháo nước bắn trúng, điều đau đớn nhất là khi thuốc gây tê đã dùng hết, không có viện trợ từ bên ngoài, cô phải hỗ trợ chăm sóc y tế tại chỗ và phải khâu vết thương cho những người biểu tình dưới tình huống họ không được tiêm thuốc tê.

“Điều ấy thật đau lòng, vô cùng đau lòng”. Cô khóc và nhớ lại rằng, không có nhân viên chăm sóc nào không khóc. Nhưng ký ức khiến cô đau đớn hơn nữa không chỉ có thế. A Bảo đã thiết lập được một cách thức liên lạc với khoảng 10 đứa trẻ ở tiền tuyến trong cuộc phản kháng này. Cô dành rất nhiều thời gian để có được sự tin tưởng của các em, và thường mời các em đi ăn. Vào cuối tháng 7, một cô bé tiền tuyến mà cô quen biết đã bị bắt tại Trung tâm giam giữ San Uk Ling. Mặc dù đã bảo toàn tính mạng, nhưng cô bé không còn trả lời bất kỳ câu hỏi và tin nhắn nào từ A Bảo và cũng không trả lời điện thoại.

Một ngày nọ, A Bảo thấy bài đăng của cô bé trên Facebook: “Các ‘thủ túc’ ơi {cách gọi xem nhau như người thân của người Hồng Kông trong cuộc vận động phản kháng}: Tôi không thể chịu đựng được nữa, các bạn hãy thay tôi tiếp tục chống đỡ nhé. Tôi sẽ dõi theo các bạn từ một thế giới khác”. Đây là một trong những bài đăng thường thấy của người Hồng Kông trong sáu tháng qua, A Bảo đã chạy đi tìm cô bé ở khắp nơi trong cơn hoảng loạn, và cuối cùng đã phát hiện cô bé đã cố tự tử nhưng không thành. A Bảo đã hỏi thăm trong một thời gian dài, người bạn thân của cô bé mới chịu kể rằng, cô bé đã bị cảnh sát Hồng Kông tấn công tình dục, cách thức tấn công tình dục không phải là sử dụng bộ phận tình dục, mà là dùi cui.

“Tôi đã rất đau lòng vì chuyện này”. A Bảo nói, “Bọn trẻ không có nghĩa vụ phải chịu đựng vấn đề này. Chính phủ còn nói rằng bọn chúng đã làm sai nữa chứ. Rất nhiều đứa trẻ đã bị thương, vậy mà Lâm Trịnh vẫn nói rằng cảnh sát không sai, rằng cảnh sát không có lạm dụng bạo lực…”

Mười năm sau, Đài Loan trở thành Hồng Kông, thế chẳng phải là nhảy từ cái hố này sang cái hố khác sao?

“Cuối cùng, chúng tôi cũng sẽ chiến thắng. Bây giờ chính phủ đang tấn công chúng tôi bằng nhiều cách, nhưng chúng tôi có phương án để ứng phó”. Ứng phó thì ứng phó, nhưng khi nói về tương lai, A Bảo vẫn không loại trừ phương án tiếp tục trốn tránh. Cô chia sẻ thực lòng, cô đã nghĩ đến việc di cư sang Đài Loan, “Nhưng nếu bây giờ tôi đến Đài Loan, và 10 năm sau Đài Loan lại trở thành như Hồng Kông, đó chẳng phải là nhảy từ cái hố này sang cái hố khác sao?”. Cô tự hỏi tự giải bày, nhưng lại không có đáp án, cô cũng từng nghĩ đến nửa đời sau này có thể đến Malaysia, hoặc là Thái Lan, “Tôi muốn đến một nơi mà tôi có thể bỏ phiếu bầu cử, và không phải gặp những vấn đề như ở Hồng Kông. Có khi tôi sẽ lựa chọn tiếp tục trốn chạy…”.

Mặt khác, “Sự thờ ơ và không dám đối mặt với chính phủ của những người thế hệ trước như chúng tôi, đã tạo thành ‘nhân quả’ của Hồng Kông”. A Bảo giải thích, “‘Nhân’ chính là sự thờ ơ và trốn tránh của chúng tôi; ‘Quả’ chính là giờ đây bọn trẻ phải ra ngoài để giành lấy tự do. Đây là điều bất công nhất. Điều này cũng có thể giải thích tại sao những ‘phụ huynh’ như chúng tôi đồng lòng đến thế”. Cô nói rằng trong nửa năm qua, cô không thể trốn tránh được nữa, mặc dù cô lo lắng về vấn đề chính quyền sẽ tính sổ, nhưng cô vẫn cần phải hành động, phải nói ra những gì mình trải qua. “Ở bề mặt, việc trốn tránh thì có lợi, nhưng lương tâm lại không cho phép…”

Theo mirrormedia, Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

  • Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

    Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

  • Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

    Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

    Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

x