Về chế độ phân cấp trong phim ảnh và chương trình truyền hình
Lúc ban đầu, điện ảnh và các chương trình truyền hình là một hình thức giải trí đại chúng và nội dung của chúng phù hợp với mọi lứa tuổi. Nhưng xã hội thay đổi đã mang đến sự trượt dốc trong đạo đức con người. Đạo đức nhân loại càng suy đồi, các nội dung “giải trí” không lành mạnh đã bắt đầu hình thành. Người ta dường như nhận ra nó, và điều này dẫn tới chế độ phân cấp nội dung.
Phim ảnh và chương trình truyền hình nhìn chung được phân cấp như sau (ở các nước khác nhau có các quy định cụ thể khác nhau): cấp 1 là chấp nhận được với tất cả mọi lứa tuổi; cấp 2 là dành cho người trên 16 tuổi. ngoại trừ trẻ được giám sát bởi cha mẹ; cấp 3 là chỉ dành cho người lớn. [Ban biên tập: Riêng ở Mỹ, ký hiệu chữ “G” là dành cho khán giả phổ thông; ‘P.G.-13′ là dành cho trẻ em dưới 13 tuổi có sự giám sát của che mẹ; ‘R’ là hạn chế khán giả, hay chỉ dành cho người lớn; và ‘X-rated’ là để cảnh báo người xem rằng bộ phim có nội dung khiêu dâm.
Đâu là cơ sở cho sự phân cấp này? Đó là tỷ lệ của khủng bố, bạo lực, và khiêu dâm trong nội dung của bộ phim hay chương trình. Chế độ phân cấp này dường như là một ý tưởng hay và tiến bộ, nhưng thực ra là ngược lại – nó là một phương pháp điển hình để giải quyết vấn đề, và nó cho thấy sự bại hoại trong đạo đức của nhân loại. Lý do như sau:
1. Chế độ phân cấp đã mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của khủng bố, bạo lực và khiêu dâm trong phim ảnh và chương trình truyền hình, quảng bá nó, và thúc đẩy sự tuột dốc của đạo đức nhân loại. Trong xã hội hiện đại, phim ảnh và chương trình truyền hình có ảnh hưởng rất lớn đến con người. Thực ra, chúng có thể làm hại người ta, nhưng người ta không nhận ra nó, đặc biệt khi đạo đức đã bại hoại.
2. Sự phân cấp này tăng cường sự tò mò ở trẻ nhỏ và khiến chúng càng dễ bị tổn hại.
Theo Chanhkien