Nội hàm tu luyện trong hội họa truyền thống Tây phương (Phần 3)

21/08/12, 07:36 Cổ Học Tinh Hoa

—Luận văn tuyển đăng trong “Hội nghiên cứu thảo luận văn hóa và khoa học tương lai” tại Đài Loan

Tác giả: Chu Di Tú

 (Tiếp theo Phần 1,   Phần 2)

Những nội dung mà hội họa truyền thống Tây phương thường biểu hiện bao gồm:

1. Dị tượng—Hiển hiện ở không gian khác:

—Hoặc nhìn thấy bằng thiên mục trong trạng thái thanh tỉnh, hoặc nhìn thấy trong mộng.
—Hoặc nhận thiên mệnh từ thần linh, tức chỉ thị của Thần, hoặc được khích lệ bởi Thần, tức cấp tín tâm.

Hình 3: Bức tranh “Chúa ôm Thánh Bernard” (Christ embracing St. Bernard) của họa sĩ Francisco Ribalta.

* Trong bức tranh “Chúa ôm Thánh Bernard” (Christ Embracing St. Bernard) của họa sĩ Francisco Ribalta (1565-1628) (Hình 3), Chúa Jesus đang khích lệ vị tu sĩ.

Hình 4: Bức tranh “Linh ảnh của Ezekiel” (Ezekiel’s Vision) của họa sĩ Rafael.

* Trong bức tranh “Linh ảnh của Ezekiel” (Ezekiel’s Vision) của họa sĩ Rafael (1483-1520) (Hình 4), Thượng Đế hiển hiện cảnh tượng cho Ezekiel để chỉ ông biết phải làm như thế nào.

Hình 5: Bức tranh “Bữa tiệc của thiên sứ” của họa sĩ Murillo.

Hình 2: Một phần bức tranh”Bữa tiệc của thiên sứ” của họa sĩ Murillo.

* Trong bức tranh “Bữa tiệc của thiên sứ” của họa sĩ Murillo (1617-1682) (Hình 5); vào một ngày nọ, một tu sĩ khổ hạnh đột nhiên nhìn thấy rất nhiều thiên sứ đang làm rau cải trong bếp ông; điều này đã khích lệ ông tinh tấn tu hành.

2. Khảo nghiệm trong tu luyện:

Không phải tín đồ hoặc người tu luyện nào cũng đều có thể nhìn thấy; vậy thì khi nhìn không thấy hoặc gặp phải cảnh ngộ bất công thì liệu có thể kiên trì tín ngưỡng hay không?

Hình 6: “Sự hoài nghi của Thánh Thomas” (The Incredulity of Saint Thomas) của họa sĩ Caravaggio.

* Trong bức tranh “Sự hoài nghi của Thánh Thomas” (The Incredulity of Saint Thomas) của họa sĩ Caravaggio (1571-1610) (Hình 6), Thánh Thomas không tin Chúa Jesus phục sinh. Chúa Jesus đã tìm đến ông, để ông kiểm tra vết thương, và còn trách ông “nhìn thấy thì mới tin”.

Hình 7: “Sự hy sinh của Isaac” (Isaac’s Sacrifice) của họa sĩ Caravaggio.

Hình 8: Một phần bức tranh “Sự hy sinh của Isaac” (Isaac’s Sacrifice) của họa sĩ Caravaggio.

* Trong bức tranh “Sự hy sinh của Isaac” (Isaac’s Sacrifice) của họa sĩ Caravaggio (1571-1610) (Hình 7), Thượng Đế đã để con một của của Abraham là Isaac làm vật hiến tế. Tuy buồn, nhưng Abraham vẫn tin vào chỉ dẫn của Thượng Đế để làm điều đó. Vào thời khắc then chốt, Thượng Đế đã phái thiên sứ đến ngăn cản, nói: “Giờ ta đã biết ông kính sợ Thượng Đế.”

3. Tử vì đạo—Khi phải lựa chọn giữa chân lý và tính mệnh:

Khốc hình mà những bậc Thánh tử vì đạo ấy phải chịu đựng là không cách nào miêu tả nổi.” (Tử vì đạo)

Hình 9: “Thánh Stephen tử vì đạo” (The Martyrdom of St. Stephen) của họa sĩ Peter Paul Rubens.

* Bức tranh “Thánh Stephen tử vì đạo” (The Martyrdom of St. Stephen) của họa sĩ Peter Paul Rubens (1577-1640) (Hình 9). Thánh Stephen là vị Thánh tử vì đạo đầu tiên. Sau khi Chúa Jesus chịu nạn, Thánh Stephen đã công khai biện luận với giáo hội Do Thái (thể hiện của chính niệm, can đảm và trí tuệ); điều này khiến giáo hội Do Thái nổi giận. Người Do Thái đã đưa ngài ra ngoài thành, và dùng đá đập vào ngài. Khi ấy Thánh Stephen nhìn thấy cổng trời khai mở và Chúa Jesus đứng bên cạnh Thượng Đế. Cổng trời khai mở biểu hiện rằng Thánh Stephen đã đạt đến tiêu chuẩn viên mãn để đi lên Thiên quốc, vì thế Thần đã hiển hiện để khích lệ ngài, nghênh đón ngài. Trước khi bị ném đá đến chết, Thánh Stephen nói: “Chúa Jesus, xin Ngài tiếp nhận linh hồn của con! …xin đừng quy tội cho họ.”

* Sở dĩ Thánh Stephen có thể đạt tiêu chuẩn viên mãn, là bởi mấy điểm chủ yếu sau:

—Kiên định tín ngưỡng, vứt bỏ sinh tử.
—Không hề thù hận, sợ hãi.
—Đại từ bi, không đổ tội cho những người làm hại ngài.
—Thông qua chịu nạn để tẩy sạch những tội nghiệp cuối cùng.

Tác phẩm tương tự:

Hình 10: “Thánh Eramus tử vì đạo” (Martyrdom of St. Erasmus) của họa sĩ Nicolas Poussin.

* Bức tranh “Thánh Eramus tử vì đạo” (Martyrdom of St. Erasmus) của họa sĩ Nicolas Poussin (1594-1665) (Hình 10). Trong thời kỳ đế chế La Mã bức hại Cơ Đốc giáo, Thánh Eramus đã bị mổ bụng; ruột ngài bị kéo ra bởi ròng rọc. Poussin đã dùng màu sắc tươi sáng để làm dịu bớt bầu không khí khủng bố của màn tra tấn man rợ. Ngoài ra, ông còn vẽ phía trên bức tranh hai tiểu thiên sứ cầm tràng hoa và cành cọ nghênh tiếp Thánh Eramus lên Thiên quốc. Ở nhân gian, tuy biểu tượng là cái chết đáng sợ, nhưng trên Thiên giới, đây là sự phục sinh chân chính của sinh mệnh—tức “vĩnh sinh”.

Hình 11: “Thánh Matthew tử vì đạo” (The Martyrdom of Saint Matthew) của họa sĩ Caravaggio.

Hình 12: Một phần bức tranh “Thánh Matthew tử vì đạo” (The Martyrdom of Saint Matthew) của họa sĩ Caravaggio.

* Bức tranh “Thánh Matthew tử vì đạo” (The Martyrdom of Saint Matthew) của họa sĩ Caravaggio (1571-1610) (Hình 11). Thiên sứ cầm cành cọ tượng trưng cho viên mãn đưa cho vị Thánh tử vì đạo (Hình 12).

Hình 13: “Thánh Sebastian” (St. Sebastian) của họa sĩ Il Sodoma.

* Bức tranh “Thánh Sebastian” (St. Sebastian) của họa sĩ Il Sodoma (1477-1549) (Hình 13). Thánh Sebastian chỉ vì khuyên nhủ Hoàng đế La Mã không được bức hại giáo đồ Cơ Đốc mà chịu khốc hình là bị bắn tên vào người. Bức họa miêu tả khi Thánh Sebastian chịu khổ nạn, ngài ngẩng đầu lên và nhìn thấy thiên sứ mang vương miện đội lên đầu ngài.

Tất cả những bức họa trên đều thể hiện đầy đủ sự tương phản giữa Thiện và ác: người tu luyện thiện lương mà bình tĩnh, còn kẻ bức hại vừa tà ác lại vừa tàn khốc.

(còn tiếp)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x