Câu chuyện luân hồi: Tìm Phật Pháp trên cao nguyên Mông Cổ

20/08/12, 12:47 Cổ Học Tinh Hoa

Không như viết tiểu thuyết, khi viết một câu chuyện có thật người ta không thể tạo thêm bất kỳ chi tiết hư cấu nào. Nó phải là một câu chuyện hoàn toàn chân thật. Người ta không thể vì bất kỳ lý do nào mà thêm vào đó chi tiết không thật. Khi viết mỗi bài thuộc thể loại này, tôi xem xét cẩn thận từng câu và từng chi tiết. Tôi phải chịu trách nhiệm với bản thân, với trang web của học viên Pháp Luân Công cũng như con người thế giới. Lẽ dĩ nhiên, tôi cũng phải có trách nhiệm với Pháp và xã hội.

* * * * * * * * * * * * * * * * *

Đây là một câu chuyện có thật bắt đầu ở Tô Châu, một thành phố nổi tiếng ở phía Nam Trung Quốc, nó diễn ra vào khoảng thời hậu Minh. Do triều đình vô cùng hủ bại, dân chúng Trung Quốc thời đó đã lâm vào cảnh đói nghèo. Tình hình còn tồi tệ hơn, khi thái giám trong triều, dẫn đầu là một thái giam có tên là Ngụy Trung Hiền thâu tóm quyền lực trong triều chính khiến đời sống bá tánh càng thêm lầm than. Thời gian đó, một đảng có tên là Đảng Đông Lâm đã chống đối lại Ngụy Trung Hiền và ban thái giám đông và tây cơ mật của ông ta. Ban cơ mật của họ Ngụy bắt đầu bắt giữ thành viên đảng Đông Lâm ở Tô Châu, khiến cho người dân toàn thành nổi giận và khiến máu chảy khắp thành Tô Châu. Câu chuyện luân hồi có thật của tôi trong kiếp đó bắt đầu ở đó.

Ở phủ Thường Châu không xa thành Tô Châu có một góa phụ họ Trương. Chồng chết sớm để lại bà và một nam tử lên 10 tuổi tên là Lạc Thiên. Bà gần như không còn gì để sinh nhai vì người em chồng đã hoang phí tất cả số tiền chồng bà dành dụm. Cả gia sản còn lại của bà là một túp lều tranh và một con lừa què. May thay, bà Trương là người giỏi thêu thùa nên có thể kiếm sống nhờ nghề thêu ở một xưởng thêu tại phủ Thường Châu. Một hôm, có một thương gia sở hữu một xưởng thêu nổi tiếng ở Tô Châu đến Thường Châu. Nhận thấy bà là người có tài nghệ, ông bèn mời bà đến xưởng mình làm việc. Ái ngại trước hoàn cảnh người góa phụ, nên ông giúp bà và cậu con trai Lạc Thiên chuyển đến Tô Châu. Vào thời hậu Minh, Tô Châu đã trở nên nổi tiếng khắp Trung Thổ về nghề thêu. Nó đã tiến cống cho triều đình một lượng lớn hàng thêu cùng với một lượng lớn thuế lượng. Vào thời ấy, Trung Thổ không thịnh vượng cho lắm, nông nghiệp là nguồn thu nhập chủ yếu để duy trì triều đại nhà Minh.

Những thành trấn thịnh vượng chủ yếu dựa vào nghề thủ công như Tô Châu rất hiếm hoi. Do thái giám thâu tóm quyền lực, đặc vụ của đảng Yêm lê la khắp Trung Quốc, đặc biệt ở dọc hai bên bờ sông Trường Giang. Những đặc vụ này tống tiền của những xưởng thủ công lớn ở Tô Châu. Nếu ai đó buông lời phàn nàn, người đó sẽ bị tố cáo với đặc vụ để rồi phải chịu án tù hay bị thiệt mạng. Ông chủ xưởng thủ công nổi tiếng đã giúp đỡ mẹ con cậu bé cũng trở thành nạn nhân của bọn đặc vụ. Một hôm, đặc vụ nhất định đòi cướp lấy chiếc bình trà tím rất quý giá đã được thừa kế qua nhiều thế hệ. Mới chỉ vừa có vài lời đôi co với đặc vụ mà ông đã bị tống vào nhà lao. Sau đó đặc vụ thậm chí còn gia tăng việc tống tiền các xưởng thủ công ở Tô Châu. Cuối cùng dân chúng toàn thành Tô Châu trở nên rất tức giận với bọn đặc vụ. Dân chúng nổi giận đã bắt tất cả bọn đặc vụ trong thành lại, rồi treo chúng lên ở phía nam thành và đánh chúng một trận nên thân. Triều đình gửi quân lính tới trấn áp đám người nổi loạn, máu chảy khắp nơi.

Sau khi ông chủ xưởng thêu bị tống giam, mẹ Lạc Thiên tự nhiên mất chỗ kiếm cơm. Bà mang Lạc Thiên rời Tô Châu và bắt đầu phiêu bạt tứ xứ. Cuối cùng họ định cư lại một nơi mà ngày nay chính là Hoài Bắc và Từ Châu. Ở đó cậu bé Lạc Thiên gặp một người họ Lý là người có học thức phi thường. Được Lý tiên sinh chỉ dạy, cậu bé Lạc Thiên đã đọc rất nhiều sách và đỗ tú tài. Tuy nhiên, sự hủ bại của triều đình đã lan cả đến hệ thống thi cử. Mặc dù chăm học, Lạc Thiên vẫn không đỗ được cử nhân bởi vì cậu không cố đút lót giám khảo và không chịu đi cửa sau.

Khi Lạc Thiên tròn 20 tuổi, cậu tham dự khoa cử lần cuối cùng. Một thí sinh nói với cậu “Tôi nghe nói rằng có một cao nhân Phật giáo tinh thông Phật Pháp sống ở vùng phía bắc Trương Gia Khẩu của Nội Mông. Nhân thế vô thường. Sinh, lão, bệnh tử là lẽ thường tình. Ngày nay, chuẩn mực đạo đức xã hội đã suy đồi. Do vậy, đối với tôi bây giờ cuộc sống thật thập phần khó khăn. Sao huynh không gắng đi tìm vị cao nhân và tìm đạo giúp thoát khỏi vòng luân hồi? Sao huynh lại phải lao tâm tham dự khoa cử để truy cầu danh lợi làm chi?”

Sau khi trở về nhà, Lạc Thiên mơ thấy mình đang đi tìm Phật Pháp trên cao nguyên Mông Cổ. Giống như Đường Tam Tạng (vị cao tăng của nhà Đường trên hành trình sang Tây Thiên), cậu đã phải chịu muôn vàn đau khổ và cuối cùng cũng thoát khỏi Tam Giới. Sau khi tỉnh mộng, Lạc Thiên kể với mẹ và Lý tiên sinh về giấc mộng. Họ đều bảo cậu “Giấc mộng này quả là điềm rất lành. Nếu con thực sự có tiền duyên với vị cao tăng Phật giáo đại đức đó, thì nhất định sẽ gặp. Nhưng chúng ta cách Mông Cổ những hơn 10 nghìn dặm. Hơn nữa, ta nghe nói rằng con người ở đó rất man rợ và tàn bạo. Ở đó không có gì ngoài khác ngoài một thảo nguyên mênh mông nơi sói, hổ, và sư tử gầm rú. Con đi một mình có an toàn không?” Lạc Thiên trả lời “Trời sẽ giúp người đại căn khí. Với cả, hài nhi tới Mông Cổ để cầu Phật Pháp. Khi Đường Tam Tạng ở triều đại nhà Đường sang Tây Trúc thỉnh kinh, ngài cũng phải chịu biết bao khổ nạn nhưng cuối cùng vẫn lấy được kinh và quay trở về Trung Hoa an toàn. Mạnh Tử đã từng nói ““Khi thiên thượng giao sứ mệnh trọng đại cho người nào, tất sẽ khiến người đó phải mệt cái gân cốt, khổ cái tâm chí”. Mẫu thân cậu cắt ngang lời cậu và nói “Con hãy giữ cái đạo l‎ý đó cho riêng mình đi. Lời đó ta nghe không hiểu. Hãy nhanh chóng lên đường đi thôi” Lạc Thiên bèn nói với mẫu thân “Mẫu thân, sao người không đi cùng hài nhi? Nếu không, người sẽ luôn lo lắng cho hài nhi” “Được” Vậy là hai mẹ con từ biệt Lý tiên sinh rồi lên đường.

Họ vượt sông Trường Giang rồi đi qua An Dương, Hình Đài và cuối cùng đặt chân tới Trương Gia Khẩu. Dọc đường, họ đã phải chịu đói, chịu lạnh và vô vàn khổ nạn. Buồn thay, mẫu thân của Lạc Thiên mắc chứng phong hàn ở Trương Gia Khẩu rồi qua đời. Trước lúc lâm chung, bà nhắn nhủ Lạc Thiên phải tìm được Phật Pháp và tinh tấn tu luyện. Lạc Thiên khóc thống thiết.

Sau khi mẫu thân tạ thế, Lạc Thiên đã ngộ ra rằng thế nhân vốn vô thường. Thời gian như nước chảy mây trôi nơi cõi người. Cậu nghĩ về ba người quan trọng nhất trong cuộc đời cậu: vị ân nhân đáng kính người sở hữu xưởng thủ công, Lý tiên sinh người đã dạy dỗ cậu và người mẹ đã một mình nuôi dạy cậu. Bọn họ đều đã phải chịu những dạng khổ nạn khác nhau. Những tên vô lại đã tống giam vị ân nhân và cậu phải chia tay với Lý tiên sinh. Giờ đây, mẹ cậu lại qua đời. Chỉ khi cậu tìm được Phật Pháp, cậu mới có cơ hội siêu thoát khỏi Tam Giới. Lạc Thiên lại càng thêm quyết tâm tu theo Phật Pháp nếu cậu có thể tìm được.

Sau khi làm tang lễ đơn sơ cho mẹ, Lạc Thiên gói ghém hành lý rồi rời Trương Gia Khẩu và tiến đến vùng thảo nguyên Mông Cổ mênh mông.

Lạc Thiên là một người gầy gò ẻo lả. Cậu không thông thuộc đường ở Mông Cổ nên cậu phải hỏi tất cả những người cậu gặp về nơi ở của vị cao tăng Phật giáo đại đức. Càng ngày cậu càng hoang mang vì không ai từng nghe nói đến người như vậy. Thỉnh thoảng cậu phải lang thang cả vài tháng trời trên một thảo nguyên mênh mông rồi mới có thể vượt qua đó. Đôi lúc cậu gặp dã thú như sói nhưng vì lý do kỳ lạ nào đó, mà chúng không hề hại cậu. Khi cơn đói lên đến cực điểm, cậu lại tình cờ tìm được những chiếc bánh hấp ở trên mặt đất. Khi cơn khát tới, lại xuất hiện một con suối trước mặt. Khi trời mưa hay tuyết, một mái lều tranh hay vài ngôi nhà lại chợt xuất hiện. Những người sống trong những túp lều và những ngôi nhà này luôn luôn nhiệt tình và hiếu khách. Họ không chút nào man rợ như người ta vẫn thường đồn đại. Sau khi đãi Lạc Thiên thức ăn và nước uống, và cho cậu một chỗ để trú mưa hay tuyết, họ lại đột ngột biến mất. Lúc đầu, Lạc Thiên còn sững sờ trước những sự việc kỳ lạ này nhưng rồi sau đó cậu hiểu ra rằng Thần Phật đang khích lệ cậu đi tìm Phật Pháp. Lạc Thiên càng quyết tâm tu Phật hơn.

Hai rồi ba năm trôi qua. Lạc Thiên giờ đây đã 26, 27 tuổi. Cậu đã trở thành một lữ hành dày dạn kinh nghiệm trên thảo nguyên rộng lớn. Cậu cũng đã trở nên khỏe mạnh, kiện tráng chứ không còn là một cậu bé gầy gò, ốm yếu nữa. Nhưng có một điều vẫn không thay đổi. Lạc Thiên vẫn có hứng thú làm thơ. Những trải nghiệm cuộc sống trong vài năm qua gợi cho cậu rất nhiều cảm hứng và khiến thơ cậu mang nội hàm ngày một ‎sâu sắc. Cậu không định chia sẻ thơ của mình với người khác. Cậu thường làm thơ và quay mặt vào núi non hùng vĩ hay thảo nguyên bao la mà ngâm như một thú tiêu sầu.

Một hôm khi đang một mình lang thang trên thảo nguyên như thường lệ, cậu bắt gặp vài đám mây ngũ sắc sà xuống đỉnh núi liền bên. Cảnh đó ngay lập tức khiến cậu cao hứng xuất ra bài thơ:

“Mây vờn bay, núi cao sừng sững,

Ta là ai, bể khổ mênh mang

Muốn tu Chân, tầm Sư tìm Đạo

Chẳng đắc Pháp, thật quá bi ai”

 

Sau khi làm xong bài thơ, Lạc Thiên cảm giác như có ai đó đang ở đằng sau cậu. Cậu quay đầu lại và thấy một hồng y cô nương. Cô đang cố giấu mình không cho cậu thấy. Quá tò mò, cậu hỏi: “Tiểu cô nương, tại sao cô lại đi theo tại hạ vậy?” Cô nương trả lời “Thực ra tôi đã đi theo anh nhiều ngày rồi. Tôi là con gái của một trưởng bộ lạc. Anh trai tôi cũng là trưởng bộ lạc. Vài ngày trước đây, khi ra ngoài đi dạo, tôi đã trông thấy anh. Tôi rất tò mò về anh bởi vì trông anh giống như một người Hán. Sao anh lại tới chốn thảo nguyên Mông Cổ hoang vắng này?” “Tiểu cô nương, để tôi kể cho tôi về bản thân mình…”

Rồi Lạc Thiên kể cho cô nghe về cậu đặc biệt là phần cậu đã tới đây để tìm Phật Pháp. Vị cô nương liền nói với cậu, “Xin đừng gọi tôi là tiểu cô nương nữa. Anh chưa đủ tuổi làm anh tôi đâu.” Vị cô nương có vẻ hơi bị xúc phạm. Lạc Thiên nói “Có vẻ như mình đã gặp một cô nương rắc rối đây. Mình phải tìm cách thoát khỏi cô ta mới được.” Lạc Thiên nói với cô gái “Vì cô không muốn bị gọi là tiểu cô nương, tôi sẽ gọi cô là tiểu muội. Tiểu muội, sao muội không về nhà ngay đi? Nếu không, phụ thân muội lại lo lắng cho muội đấy” Vị tiểu cô nương bèn thẳng thắn nói với cậu “Tôi cần phải sớm về với phụ thân tôi nhưng tôi cũng rất muốn tìm được vị cao tăng Phật gia đại đức vì tôi cũng muốn tu Phật. Anh có biết là rất nhiều người Mông Cổ tin vào Phật Pháp không? Chúng tôi tin rằng có luân hồi. Anh không phải là người duy nhất sợ luân hồi đâu. Tôi cũng sợ. Tôi cũng muốn tu Phật để thoát khỏi Tam Giới. Tại sao tôi không quay về gặp cha tôi rồi nói với ông ấy rằng tôi sẽ cùng đi tìm Phật Pháp với anh nhỉ? Rồi chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm Phật Pháp. Anh nghĩ sao? Chúng ta sẽ lo cho nhau” Cuối cùng Lạc Thiên cũng đồng ý với kế hoạch của cô. Nói cho cùng đi tìm Phật Pháp một mình rất khó khăn và cả cô đơn nữa. Cậu bèn nói với cô gái “Muội phải nhanh lên. Ta sẽ đợi muội ở đây. Sau 10 ngày nữa, muội hãy quay lại đây” “Ta hứa là ta sẽ trở lại” Hồng y cô nương vận bèn rời đi.

Khoảng 8 ngày sau, hồng y nữ đã quay lại thổn thức. Lạc Thiên hỏi cô điều gì đã xảy ra và cô kể lại cho cậu mọi chuyện. Khi cô về gặp lại phụ thân, ông đã cho cô biết tin dữ. Bộ tộc của anh trai cô đã bị san bằng trong một trận giao chiến với một bộ tộc khác. Anh cô đã bị giết và thân thể bị xé tan thành từng mảnh. Trước khi kẻ thù đốt xác anh, một người đàn ông tốt bụng đã cất đi một phần xương cẳng chân của anh ấy. Ông đã liều mạng mà mang miếng xương về cho phụ thân cô. Ông cũng nói với phụ thân cô rằng bộ tộc đã giết con trai ông đang chuẩn bị tấn công bộ tộc của ông và khuyên họ nên đi trốn. Sau khi hồng y nữ kể với phụ thân về Lạc Thiên, phụ thân đã nghiêm nghị nói với cô rằng: “Nha đầu, có lẽ gia tộc chúng ta được phúc phận rồi. Toàn gia chúng ta sẽ được phúc phận nếu con tìm được Phật Pháp, nhất là khi cả gia tộc chúng ta đang gặp nạn sinh tử này. Nhân thế khó lường. Nha đầu, từ nay trở đi, con phải học cách tự chăm lo cho bản thân đi thôi. Bên ngoài không như ở nhà đâu. Con không thể mãi ngoan cố như vậy đâu!” Tiểu cô nương liền đáp lại “Phụ thân, người thật xem nhẹ con. Nếu giờ con ra đi, không biết lúc nào chúng ta mới có ngày tái ngộ nhất là khi những tên vô lại kia đang săn đuổi người. Con rất lo lắng cho người” “Nha đầu, có phải ta thường nói với con rằng ‘Phật sẽ bảo hộ người đại đức sao’ Đừng lo lắng gì cả. Hãy lo cho bản thân mình thôi!” Người cha gạt nước mắt rồi an ủi cô. Sau đó, vị cô nương quay lại chỗ Lạc Thiên.

Sau khi nghe hết câu chuyện thê thảm, Lạc Thiên thở dài rồi ngâm câu thơ:

“Huyết lệ gươm đao bao giờ dứt

Nhân thế oán cừu, lỗi từ đâu

Danh lợi vô thường nay bỏ hết

Chỉ đường chính Pháp, sạch khổ đau!”

Từ đó trở đi, cả hai rong ruổi khắp nơi trên vùng cao nguyên Mông Cổ. Họ đồng cam cộng khổ trong suốt hành trì. Họ nâng đỡ và khích lệ nhau. Họ đã vượt qua vô số khổ nạn. Mỗi lần tới một thị trấn lớn hơn, họ lại cố gắng hỏi thăm tin tức về phụ thân của cô. Lúc đầu, người ta nói với họ rằng bộ lạc của phụ thân cô đã bị tiêu diệt và không tìm thấy phụ thân cô đâu. Khoảng một năm sau, cô có mang. Nhưng họ vẫn không tài nào tìm được vị cao tăng Phật giáo đại đức mà Lạc Thiên đã cố công tìm kiếm trong suốt những năm qua. Một hôm, họ tới một thị trấn lớn và hỏi thăm tin tức về phụ thân. Hóa ra phụ thân cô vẫn còn mạnh khỏe. Bộ lạc đã tiêu diệt bộ lạc của phụ thân và anh trai cô có mâu thuẫn nội bộ gay gắt và rồi họ tự đánh giết lẫn nhau. Cuối cùng, một bộ lạc nữa tới và tiêu diệt bộ lạc đó. Vì phụ thân cô là một người đáng kính và có đức, ông được bầu làm người đứng đầu của tập hợp tất cả các bộ lạc. Phụ thân cô cũng đang đi tìm hai người. Họ lập tức nhờ người nhắn tin cho phụ thân cô để ông khỏi lo lắng.

Vài ngày sau, phụ thân của ông mang xe ngựa tới đón họ. Khi thấy người con gái yêu mà ông đã không được gặp trong nhiều năm và người con rể ông chưa từng biết mặt, ông vỡ òa trong cảm giác buồn vui lẫn lộn. Ông nói với họ trong nước mắt: “Các con, những khổ nạn đã qua rồi. Mọi thảm họa đã qua qua rồi. Giờ chúng ta đã có thể sống yên ổn rồi.” Cả ba người cảm thấy như thế cuối cùng họ đã có thể tự do tung hoành trên vùng thảo nguyên mênh mông. Khi họ đang trò chuyện, trên mặt đất hiện ra dòng chữ lớn bằng tiếng Trung:

“Lưu đắc trung trung tồn”. Điều đó có nghĩa là họ sẽ đắc Chính Pháp ở Trung Thổ.

Tôi viết bài này năm 2002 nhưng không đăng vì những nguyên do khác nhau. Tôi đã viết một bản súc tích năm ngoái khi trang Minh Huệ kêu gọi viết bài cho “Pháp hội tâm đắc thể hội trên mạng internet của Trung hoa lục địa lần thứ nhất” Giờ đây, tôi quyết định viết ra toàn bộ câu chuyện với các đồng tu và những người có tiền duyên với Pháp Luân Công.

Chia sẻ bài viết này, tôi muốn phản ánh những khổ nạn và khó khăn vô biên mà chúng ta đã phải trải qua trong nhiều kiếp trước để kiếm tìm Pháp. Chúng ta không thể tìm thấy Phật Pháp trong một đời! nhưng vì chúng ta có thể từ bỏ được chấp trước vào bản thân, vào danh, lợi, tình, chúng ta mới có được cơ hội qu‎ý báu đích thân nghe vị Phật chủ từ bi vĩ đại giảng Pháp trong đời này. Không có mối tiền duyên nào thiêng liêng hơn thế! Khi chúng ta không tinh tấn tu luyện, sao chúng ta không nghĩ rằng: để đắc được Chính Pháp, chúng ta đã mạo hiểm cả cuộc đời đi tìm kiếm trong suốt những kiếp trước của mình. Chúng ta phải tu luyện tinh tấn và đưa chúng sinh trở về nhà bởi vì đó là đại nguyện của chúng ta.

Để các đồng tu không phát triển chấp trước, tôi sẽ ngừng không chỉ ra đồng tu nào chung quanh tôi là hiện thân của những nhân vật trong những câu chuyện thật về tiền kiếp của tôi. Những duyên nghiệp trong tiền kiếp của chúng ta không còn quan trọng nữa. Tôi chỉ có ý định khích lệ mọi người hãy trân quý tiền duyên đối với Pháp. Đối với duyên nghiệp của chúng ta trong đời trước, giờ đây chúng không còn quan trọng nữa. Đối với chúng ta điều quan trọng hơn là hãy trân quý quan hệ của chúng ta trong ngày hôm nay và trở thành “đệ tử Đại Pháp” đích thực. Đó là điều mà chúng ta không bao giờ nên quên.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/9/5/33736.html

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x