10 quốc gia không có quân đội trên thế giới
Theo trang tin Wonderslist của Mỹ, 10 quốc gia dưới đây hoàn toàn không có lực lượng vũ trang, nên khi chiến sự xảy ra phải nhờ đến nước ngoài.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có lực lượng quân đội để làm nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ và an ninh quốc gia, thế nhưng hiện tại vẫn còn không ít quốc gia “phi quân đội”.
Trong danh sách 10 quốc gia “phi quân đội” dưới đây, mỗi nước có lý do riêng như lý do về lịch sử, hay địa lý. Thậm chí, có quốc gia không có quân đội nhưng lực lượng dự bị rất lớn.
Ví dụ, Nhật Bản chẳng hạn, không có trong danh sách này bởi về mặt chính thức, Nhật Bản không có quân đội bởi theo Điều 9 của Hiến pháp, quốc gia này chỉ có Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (Japan Self-Defence Forces), lực lượng quân sự để bảo vệ lãnh thổ quốc gia mà cũng chỉ có thể được triển khai ở bên ngoài Nhật Bản cho nhiệm vụ gìn giữ hòa bình theo yêu cầu của Liên Hiệp Quốc.
1. Andorra
Tên đầy đủ là Công quốc Andorra, quốc gia nhỏ nằm ở phía Tây Nam châu Âu, giáp Tây Ban Nha và Pháp, kinh tế phát triển thịnh vượng nhờ du lịch, đặc biệt, người dân ở đây có tuổi thọ rất cao bình quân 83,52 năm (năm 2007) và là quốc gia không có quân đội, chỉ có một lực lượng quân sự gồm 10 người nhưng đến năm 1931 đã được đổi tên là cảnh sát Andorra, tăng lên 240 người làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự.
Nếu muốn tham gia lực lượng này ứng cử viên phải có vũ khí riêng. Do không có quân sự nhưng Andorra phải trông chờ vào sự giúp đỡ của Pháp, Tây Ban Nha và nếu cần NATO cũng có thể tham gia.
2. Grenada
Grenada là quốc gia thuộc vùng biển Caribe, gồm 1 đảo chính và 6 đảo phụ ở gần Grenadines, giáp Trinidad & Tobago và Venezuela, rộng 344 km2, dân số 110.000 người.
Mỹ đã từng tổ chức cuộc tấn công vào quốc gia này, lật đổ thủ tướng Maurice Biship và sau đó lực lượng quân đội bị giải tán, chỉ có lực lượng cảnh sát hoàng gia và hệ thống an ninh khu vực. Khi có chiến sự phải nhờ đến sự hỗ trợ quân sự từ các quốc gia láng giềng và Mỹ.
3. Liechtenstein
Liechtenstein là quốc gia nhỏ ở Tây Âu, giáp Thụy Sỹ, Áo nhưng lại là một trong số những quốc gia có thu nhập tính theo đầu người cao nhất, nợ nước ngoài và tỷ lệ thất nghiệp thấp thứ nhất thế giới. Quân đội được chính thức giải tán năm 1868 sau khi chiến tranh Áo-Phổ diễn ra.
Thực tế, Liechtenstein cũng muốn có quân đội, nhưng do chi phí cao nên Liechtenstein đã giải tán đội quân hiện có mà chỉ giữ lại lực lượng cảnh sát có tên Special Weapons and Tactics được trang bị vũ khí nhỏ để bảo vệ an ninh quốc gia.
Đến nay, không có quốc gia nào ký hiệp ước chính thức bảo vệ Liechtenstein nhưng theo nguồn tin không chính thức thì Liechtenstein và Thụy Sĩ đã có thỏa thuận ngầm về việc này.
4. Quần đảo Solomon
Quần đảo Solomon là một đảo quốc của người Melanesia, nằm ở phía Đông Papua New Guinea, bao gồm gần một ngàn đảo nhỏ trải dài trên một diện tích khoảng 28.400 km2, thủ đô là Honiara, tọa lạc trên đảo Guadalcanal. Từ năm 1998, cuộc xung đột sắc tộc đã diễn ra trong sự bất lực của chính quyền.
Đến tháng 6/2003, lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia của Australia được gửi đến để thiết lập lại nền hòa bình và giải giáp các phiến quân sắc tộc vũ trang. Ngày nay, Bắc Solomon chia thành hai vùng: Quần đảo Solomon độc lập và tỉnh Bougainville thuộc Papua New Guinea.
Quần đảo Solomon chỉ duy trì một lực lượng bán quân sự cho đến khi một cuộc xung đột sắc tộc nặng nề, trong đó Australia, New Zealand và các nước Thái Bình Dương khác can thiệp để khôi phục luật pháp và trật tự.
Kể từ đó quân đội không được duy trì tiếp, Quần đảo Solomon lại có một lực lượng cảnh sát tương đối lớn, và một Phân ban giám sát hàng hải (MSU) để duy trì an ninh nội địa. MSU được trang bị vũ khí hạng nhẹ, và hai chiếc thuyền tuần tra biển có tên Auki và Lata.
5. Nauru
Tên chính thức là CH Nauru, trước đây là hòn đảo Pleasant thuộc Micronesia nằm ở Nam Thái Bình Dương, diện tích 21 km2, từng là thuộc địa của Đế chế Đức, Australia, New Zealand và Anh. Do quá nhỏ nên Nauru không có cả thủ đô, không có quân đội thường trực hoặc bất kỳ lực lượng vũ trang nào nhưng lại có cảnh sát để duy trì sự ổn định của quốc gia.
Nauru đã ký một hiệp ước không chính thức với Australia để quốc gia này hỗ trợ quân sự khi cần. Năm 1940 Đức đã từng tấn công Nauru nhưng đã được lực lượng hải quân của Australia đến ứng cứu.
6. Vatican
Vatican hay còn gọi là Thành quốc Vatican (Vatican City), quốc gia độc lập ở châu Âu nằm trong địa phận thủ đô Roma, Italia, quốc gia nhỏ nhất thế giới không hề có quân đội. Trong quá khứ đã có nhiều nhóm quân sự được thành lập để bảo vệ Giáo hoàng như đội quân Noble Guard nhưng đã được Giáo hoàng Pope Paul VI giải tán năm 1970.
Hiện tại chỉ còn đội bảo vệ Pontifical Swiss Guard, có nhiệm vụ bảo vệ Giáo hoàng và cung Vatican. Bên cạnh đó còn có đội bảo vệ Gerdarmerie Corps nhưng mang tính dân sự làm nhiệm vụ duy trì giao thông, tuần tra biên giới và điều tra vụ án. Sở dĩ Vatican không cần quân đội là do quá nhỏ lại nằm gọn trong thủ đô Roma nên nó đã được Italia bảo vệ. Bảo vệ Vatican tức là bảo vệ Roma và ngược lại.
Ngoài ra, Italia còn có lực lượng quân đội với khoảng 186.798 đàn ông và 109.703 phụ nữ, riêng hải quân có 43.882 người chưa kể lực lượng không quân khá hùng hậu.
7. Tuvalu
Tuvalu còn được biết với tên Quần đảo Ellice, là một đảo quốc thuộc vùng phía Nam Thái Bình Dương, nằm giữa Hawaii và Australia. Diện tích Tuvalu bao gồm các đảo đá ngầm và san hô, và vùng rừng rậm chỉ rộng khoảng 26 km2, đứng hàng thứ tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ nhỏ nhất thế giới, sau Vatican, công quốc Monaco và Nauru.
Đến cuối thế kỷ thứ 19, Tuvalu bị thực dân cai trị và đến năm 1974, người dân đảo quốc này đã bỏ phiếu biểu quyết, chia thuộc địa này thành thành 2 vùng, quần đảo Gilbert trở thành quốc gia Kiribati độc lập và quần đảo Tuvalu thuộc Anh. Năm 1978, Tuvalu gia nhập các nước thành viên thuộc Khối thịnh vượng chung Anh.
Tuvalu không có quân đội, chỉ có một lực lượng cảnh sát nhỏ, và Phân ban giám sát hàng hải (MSU) để duy trì an ninh nội địa. MSU được trang bị vũ khí hạng nhẹ, và một chiếc tầu tuần tra biển Thái Bình Dương, có tên Te Mataili.
8. Samoa
Samoa, tên chính thức là Nhà nước Độc lập Samoa, một quốc gia nằm ở phía Tây Quần đảo Samoa, thuộc Nam Thái Bình Dương. Cũng như những người láng giềng Fiji, Tonga, cư dân sinh sống nơi đây có nguồn gốc là người Polynesia di cư sang đây 3.500 năm trước.
Trải qua nhiều thời kỳ, do bị chia cắt nên quần đảo này có các tên gọi khác nhau như Samoa (1900 – 1919), Tây Samoa (1914 – 1997). Ngày 15/12/1976, đảo quốc Samoa chính thức được Liên Hiệp Quốc công nhận chủ quyền.
Samoa không có quân đội, chỉ có một lực lượng cảnh sát nhỏ, và Phân ban giám sát hàng hải (MSU) để duy trì an ninh nội địa. MSU được trang bị rất ít vũ khí, và một chiếc tầu nhỏ tuần tra trên biển Thái Bình Dương, có tên Nafanua. Theo hiệp ước ký năm 1962, New Zealand có nhiệm vụ về quốc phòng đối với quốc gia nhỏ bé này.
9. Palau
Palau hay CH Palau là đảo quốc nằm ở Nam Thái Bình Dương, cách Philipines 800 km về phía Đông và Nhật Bản 3.200km về phía Nam.
Năm 1945 chính thức được LHQ công nhận sau thời gian dài dưới sự đô hộ của Mỹ. Palau không có quân đội nhưng lại có cảnh sát để giữ gìn an ninh và khi cần đều phải nhờ đến Mỹ theo hiệp ước CFA ký năm 1983.
10. Quần đảo Marshall
Quần đảo Marshall hay CH Quần đảo Marshall là đảo quốc của người Micronesia và Kiribati và đảo Wake (thuộc Mỹ).
Theo Hiệp ước CFA ký năm 1983, Quần đảo Marshall là quốc gia độc lập, là thành viên tham gia Công ước liên bang Micronesia và Palau (FSMP), được Mỹ bảo hộ nên không có quân đội, chỉ có lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ của duy trì trật tự trong nước.
Theo Dân trí