Ly kỳ câu chuyện giấc mơ 3 con bướm giúp Bao Công phá án

09/04/19, 08:23 Cổ Học Tinh Hoa

Các thẩm phán ngày nay rất xem trọng chứng cứ và luật lệ, xem ra thì đảm bảo nghiêm minh, nhưng so với tiêu chuẩn xử án của người xưa thì vẫn còn thiếu một yếu tố nữa cần xem xét. Đó chính là đạo đức làm người.

Ly kỳ câu chuyện giấc mơ 3 con bướm giúp Bao Công phá án
Bao Công là một vị quan nổi tiếng liêm khiết, thiết diện vô tư và xét án cẩn trọng. (Ảnh qua bukalapak.com)

“Bao Công thẩm tra ba con bướm trong mơ” là vở kịch của nhà soạn kịch lừng danh Quan Hán Khanh thời nhà Nguyên, kể về một vụ án khiến Bao Công khó lòng phán xử.

Vở kịch kể rằng, hôm nọ có một người họ Vương ra chợ để mua giấy bút cho ba đứa con trai. Khi dừng chân nghỉ ngơi, ông ta vô tình mạo phạm đến Các Biểu. Đó là người có quyền thế, về thân phận lại có họ hàng xa với Hoàng đế. Các Biểu vô cùng tức giận và đã giết chết ông Vương.

Hay tin cha bị người khác giết, ba đứa con trai của ông Vương vô cùng đau khổ và khám phá ra kẻ giết cha mình là Các Biểu. Theo lệ “giết người đền mạng” ở Trung Quốc thời xưa, họ quyết tâm bắt người này phải trả giá cho tội ác mà hắn làm ra.

Một hôm, Các Biểu uống rượu say khướt đang đi liêu xiêu về nhà thì gặp phải ba anh em nhà họ Vương. Người anh cả lao vào đánh đấm túi bụi và vô tình đánh chết Các Biểu. Hai người em dự tính mang anh mình giao nộp cho quan phủ nhưng họ không ngờ rằng cuối cùng cả ba điều bị quan phủ huyện Trung Mưu giam vào ngục.

Vị quan xử án cho họ chính là Bao Chửng, còn gọi là Bao Công, là quan phủ doãn Khai Phong phủ, kinh đô của Bắc Tống. Lúc đó, ông vừa xử xong một vụ trộm ngựa, cảm thấy hơi mệt nên quyết định ngả lưng một chút. Ông thiếp đi nhanh chóng và lạc vào một giấc mơ kỳ lạ.

Trong mơ, ông tự nhủ: “Công việc của ta thường xuyên bận rộn như thế. Sao mà ta có thể đi ngủ được chứ?”. Ông đi bộ ra vườn. Đương lúc tiết xuân, hoa trong vườn nở rộ khoe sắc. Ông đến ngắm một luống hoa và thấy ở đó có một mạng nhện. Một con con bướm ngang bay qua và vô tình bị mắc vào đó. Bao Công không thể cứu con bướm nên ông sinh tâm xót thương mà thốt lên rằng: “Tử thần luôn rình rập mọi thứ. Ngay cả thực vật và côn trùng cũng không tha”.

Ông đang day dứt thì có một con bướm lớn xuất hiện, cứu con bướm nhỏ ra khỏi mạng nhện. Một chốc sau, lại một con bướm khác bay qua và bị mắc vào mạng nhện. Con bướm lớn cũng cứu nó ra.

Sau đó, lại có con bướm thứ ba bị dính vào mạng nhện. Bao Công đinh ninh rằng con bướm lớn sẽ lại đến giải cứu nó. Nhưng than ôi, không! Con bướm lớn chỉ lượn lờ từ hoa này sang hoa khác rồi vô tình bay đi.

Với lòng trắc ẩn của con người, Bao Công nói: “Mi không muốn cứu nó phải không? Vậy thì ta sẽ cứu nó”. Vừa nói thì ông cũng giật mình tỉnh giấc.

Bao Công nằm mơ thấy những con bướm. (Ảnh minh họa)
Bao Công nằm mơ thấy những con bướm. (Ảnh minh họa qua pixels.com)

Hôm đó khi quan sai bẩm tình hình các vụ án lên cho ông vào bữa trưa, Bao Công hỏi: “Có trường hợp nào ta cần phải tra xét kỹ không?”. Sau khi nghe quan sai trình báo về vụ ba anh em họ Vương giết Các Biểu, Bao Công cho gọi ba anh em và bà mẹ của họ tới công đường.

Bao Công nổi tiếng liêm khiết, thiết diện vô tư và xét án cẩn trọng, nếu quả thật ba người bọn họ giết người thì chắc chắn sẽ bị ông xử trảm. Tuy nhiên, trước công đường, từng người lại tranh nhau biện hộ để nhận tội về mình và nói rằng hai người anh em kia vô tội. Bao Công với kinh nghiệm xét xử dày dạn cũng phải lâm vào tình huống khó xử.

Người mẹ thưa rằng cả ba anh em từ nhỏ đều đọc sách thánh hiền và chú trọng cư xử sao cho lễ nghĩa. Cho dù gia cảnh không khá giả, nhưng họ đều hiếu thảo. Người mẹ cho rằng người con cả không nên bị án tử vì đó là đứa con trai hiếu thảo, chết đi rồi sẽ không có ai phụng dưỡng bà lúc cuối đời. Về người con thứ hai, bà cho rằng đó là trụ cột gia đình và cũng nên được khoan hồng. Về người con út, bà chấp nhận cho xử tội chết.

Nghe bà mẹ trình báo xong, Bao Công lại càng thêm bối rối. Lẽ nào người con trai út là con riêng của bà nên vì thế mà bà chịu để anh ta bị xử tử? Khi Bao Công tra hỏi kỹ hơn thì bà thưa rằng đứa con trai út là con ruột của bà, còn hai người con lớn chỉ là con nuôi. Người mẹ muốn sống đức hạnh chứ không muốn bản thân trở thành một người phụ nữ ích kỷ độc ác nên bà đã cầu xin Bao đại nhân tha cho hai người con nuôi.

Bao Công thầm nghĩ, người mẹ này quả là có đức hạnh như thân mẫu của Đào Khản và tấm gương Mạnh Quang – hai người phụ nữ hiền đức nổi tiếng trong kinh sử, còn anh em nhà này cũng hiếu đễ như tấm gương Tăng Sâm và Mẫn Tử Khiên, môn đệ của đức Khổng Tử.

Lại liên tưởng đến giấc mơ vừa qua, ông nhận ra Thiên thượng đã cho ông điềm báo để cứu người con út nên ông đã trình báo vụ việc lên triều đình. Người xưa thường đề cao phụ nữ đức hạnh và con cháu hiếu thảo, thế nên Hoàng thượng đã tha tội cho ba anh em, sau đó còn bổ nhiệm họ vào những chức vụ quan trọng. Người con cả và con thứ giữ chức quan trong triều. Người con út làm quan phủ huyện Trung Mưu. Người mẹ được ban danh hiệu “lương mẫu đức hạnh”.

Tiểu Phúc (theo Epoch Times)

Xem thêm: 

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

x