3000 năm trước, người xưa bàn gì về đạo trị quốc?

07/12/18, 14:29 Cổ Học Tinh Hoa

Chu Vũ vương nổi tiếng trong lịch sử vì đã lật đổ Trụ Vương tàn bạo của nhà Thương, và thành lập triều đại lâu dài nhất của Trung Quốc. Ông là một trong Ngũ Đế thường được nhắc đến như là hình tượng những đại minh quân trước thời kỳ Nhà Tần.

Vũ Vương thỉnh giáo Cơ Tử. Ảnh 1
Vũ Vương thỉnh giáo Cơ Tử. (Ảnh qua vvttw.com)

Hơn ba ngàn năm trước,Thương Trụ vương hoang dâm vô đạo, bách tính rất bất bình, Vũ vương đã tập kết các chư hầu khắp nơi, mở trận Mục Dã tấn công Trụ vương. Vì thường ngày Trụ vương đối với bách tính vô cùng bạo ngược, từ lâu dân chúng sớm đã chia lòng rẽ ý, khi binh sĩ của Thương triều thấy Vũ vương đến tấn công Trụ vương, tướng sĩ lần lượt phản chiến, quay lưng lại với Trụ vương.Trụ vương biết thế cục đã tận, đầu hàng không kháng cự, tự thiêu ở Lộc đài, từ đó Thương triều diệt vong. Sau đó, Vũ vương lập nên triều đại thứ ba trong lịch sử, cũng là triều đại kéo dài nhất từ trước đến giờ – Triều Chu, định đô ở Cảo Kinh (nay thuộc phía Tây Nam thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây).

Chu Vũ vương sau khi lập triều đã phân phong cho các chư hầu, các đại thần cũ của triều Thương và các công thần có công lập ra triều Chu, chia cho bọn họ đất đai, để bọn họ tự thống trị lãnh thổ của mình, từ đó triều Chu mở ra một chương mới trong lịch sử.

Chu Vũ vương một lòng muốn trị vì đất nước thật tốt, vì vậy tìm tòi các phương pháp trị quốc ở khắp nơi. Một lần, Vũ vương đi tìm Cơ Tử, vốn là thúc phụ của Thương Trụ vương, nhậm chức Thái sư ở triều Thương, sau đó vì Trụ vương hồ đồ ngu xuẩn, Cơ Tử nhiều lần khuyên răn không thành, về sau ông đành ở ẩn, ngày ngày đàn hát ngâm nga, bày tỏ nỗi bi phẫn trong lòng, sau này người đời gọi khúc đàn cổ mà Cơ Tử từng đánh là “Cơ Tử thao”.

Bấm vào đây để xem ảnh lớn
Chu Vũ vương. (Ảnh qua Epoch TImes)

Cơ Tử còn tận dụng những viên đá hai màu đen trắng để dựng bát quái, dùng để quan sát các quy luật về  thiên tượng, tìm hiểu sự vận hành của các vì sao, bốn mùa của đất trời, Âm dương, Ngũ hành, và sự biến hoá của vạn vật. Chu Vũ vương đến tìm Cơ Tử để hỏi làm thế nào mới có thể thuận theo ý trời để trị vì tốt một quốc gia, thế là Cơ Tử nói với Vũ vương:

“Trước kia Cổn trị thuỷ là dùng cách ngăn dòng, làm như vậy không những không thể trị được hồng thuỷ, đi ngược với ‘Thuỷ tính’ (tính chất của nước), nhiễu loạn Ngũ hành, Cổn còn trộm ‘Tức Thổ’ trên thiên giới để trị thuỷ, ông trời vì vậy đã nổi giận, giết chết Cổn.

Con trai của Cổn là Vũ kế thừa sự nghiệp của phụ thân, tiếp tục trị hồng thuỷ. Vũ chọn cách dẫn dòng nước, thuận theo Thuỷ tính, điều hoà Âm dương Ngũ hành, nên đã trị được hồng thuỷ rất tốt, cuối cùng đẩy lùi được dòng nước lớn, Thiên đế đã truyền tặng chín cách trị quốc cho Vũ, đó là những quy tắc trị quốc bất biến, được đúc kết lại trong ‘Hồng phạm cửu trù'” (“hồng” tức là to lớn, “phạm” tức là pháp tắc, “cửu trù” ý nghĩa là nội dung ở chín phương diện)”.

“Chín phương pháp trị quốc, đầu tiên là Ngũ hành. Ngũ hành chính là Thuỷ, Hoả, Mộc, Kim, Thổ. Đặc tính của Thuỷ chính là thấm ướt xuống dưới; của Hoả là đốt cháy lên phía trên; đặc tính của Mộc thì vừa có thể uốn cong lại vừa có thể duỗi thẳng; Kim loại thì có thể tan chảy, và đúc thành bất cứ hình dạng nào mà người ta mong muốn; Thổ nhưỡng có thể trồng ngũ cốc.

Ngũ hành có sự tương hợp với vạn sự vạn vật, Ngũ hành cũng có mối quan hệ đối ứng với Ngũ vị: Thuỷ chảy xuống phía dưới, nên Thuỷ tương ứng với mặn; Hoả bốc cháy lên cao, nên tương ứng với đắng; Mộc có tính uyển chuyển, nên mùi vị sẽ là chua; Kim có thể biến thành bất cứ hình dạng, mùi vị là cay; Thổ có thể sinh ra vạn vật, nên mùi vị là ngọt”.

“Thứ hai chính là Ngũ sự: Một là dáng vẻ; hai là ngôn từ; ba là nhìn; bốn là nghe; năm là suy nghĩ. Dáng vẻ của một người cần phải cung kính, như vậy mới có được sự nghiêm túc; ngôn từ phải hợp lý, như vậy có thể quản lý được mọi việc; tầm nhìn phải rõ ràng, chính là có thể phân biệt được thiện ác, phải sáng suốt; nghe ngóng phải tinh tế, không nên nghe lời xằng bậy, phải phân biệt được đâu là kẻ gian đâu là người trung thành; suy nghĩ phải thấu đáo, nghĩa là phải thánh minh, phải có trí tuệ”.

“Thứ ba là Bát chính: Đó là tám điều phải thiết lập để quan lại có thể quản lý được thiên hạ. Một là quản lý lương thực; hai là quản lý tài chính; ba là quản lý cúng tế; bốn là quản lý thổ địa cư trú; năm là quản lý giáo dục; sáu là quản lý trị an bắt bớ cường đạo; bảy là thiết đãi giao lưu với chư hầu các phương; tám là nắm giữ quân sự”.

“Thứ tư chính là Ngũ kỷ: Chính là các hiện tượng thiên văn. Một là năm; hai là tháng; ba là ngày; bốn là sự vận chuyển của các tinh tú; năm là lịch số”.

“Thứ năm là Hoàng cực: Chính là pháp quy của bậc quân vương. Quân vương lập quân quyền thì phải có pháp quy, gọi là vương pháp. Quân vương và thần dân cùng nhau bảo vệ và duy trì vương pháp, không được có bất kì hành vi thiên vị hoặc tư lợi nào, nếu không sẽ phá hỏng sự tôn nghiêm của vương quyền, khó có được sự tin phục của dân chúng.

Quân vương phải tập hợp được năm loại hạnh phúc, để cho dân chúng có được năm loại hạnh phúc đó, thì dân chúng mới tuân theo pháp quy của quân vương. Phàm tất cả những người có tài năng, có mưu lược, có ý chí kiên định trong quần chúng, thì phải trọng dụng họ, để họ bổ trợ cho quân vương trị vì quốc gia.

Nếu như có người không phù hợp với pháp quy, nhưng chưa đến mức trị tội, thì quân vương phải khoan hồng với họ, cảm hoá họ, để họ quay trở về với chính nghĩa. Phải hậu đãi những người có đức hạnh, mọi người mới tin phục pháp quy của quân vương, không được ngược đãi ức hiếp người đơn độc, không được khiếp sợ những người có địa vị hiển hách.

Nếu như xuất hiện người có tài, phải tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng của người đó, như vậy quốc gia mới phồn thịnh. Phàm là người chính trực, thì phải ban cho họ bổng lộc, đem đến cho họ phú quý. Nếu như ngài không thể khiến những người tài dốc sức cho sự phát đạt của quốc gia, như vậy tài năng của họ sẽ bị mai một, và cũng là một sự nuối tiếc cho bọn họ. Nếu như người khác không có biểu hiện tốt, cho dù ngài ban thưởng cho họ, thì họ cũng sẽ khiến cho ngài bị liên luỵ từ đó khó tránh khỏi có thiếu sót.

Không nên bênh vực thiên vị sự bất chính, phải tuân thủ vương pháp, không nên vì tư tình mà ưu ái hoặc trù dập, nên tuân theo đạo lý của quân vương, không được làm điều ác, phải tuân thủ con đường chân chính của bậc quân vương. Công bằng, không kết bè đảng, như vậy con đường của quân vương mới bằng phẳng và rộng rãi; công bằng, không kết bè đảng, con đường của quân vương mới không có chông gai.

Không nên làm trái vô thường làm ngược vương đạo, như vậy con đường của quân vương sẽ luôn ngay thẳng và khiến quần chúng tin phục. Ai ai cũng dựa vào pháp quy này để hành sự, như vậy thần dân sẽ phục tùng sự cai trị của quân vương. Đó chính là vương pháp tối cao, mọi người đều phải tuân thủ, coi nó như là luật lệ thường ngày, để giáo huấn, nó cũng phù hợp với ý chỉ của trời.

Quân vương thực hiện ý chỉ của trời, quản lý thiên hạ, ông trời cũng sẽ ban cho quân vương vinh quang và quyền lực, vì vậy thiên tử quản lý dân chúng phải giống như cha mẹ của bách tính, yêu thương chở che bọn họ, trở thành quân vương của bọn họ”.

“Thứ sáu là Tam đức: Một là chính trực; hai là kiên cường; ba là mềm mỏng. Chính trực chính là ngay thẳng và công bằng, nếu muốn trị vì tốt quốc gia, thì phải dùng phương pháp thẳng thắn để trị vì và hành sự, đối với người quá ương ngạnh, thì phải tiết chế họ, khiến họ không thể vì sự cường mạnh quá mức đó mà vượt quá giới hạn của pháp quy, đối với những người nhu nhược ôn hoà thì phải biết khen thưởng và khích lệ, để họ có sự tự tin, và có thể làm việc một cách chính trực.

Quân vương là chủ của một vương triều, vì vậy chỉ có quân vương mới có quyền lực ban thưởng bổng lộc, chỉ có quân vương mới có quyền thực thi hình phạt, chỉ có quân vương mới có thể được thưởng thức cao lương mỹ vị. Một quan lại bình thường làm sao có những quyền lực đó, nếu không sẽ làm tổn hại đến triều đình xã tắc, làm ảnh hưởng đến sự trị vì quốc gia. Nếu như tất cả thần dân đều có quyền lực này, vậy thì kẻ nào cũng sẽ vô pháp vô thiên, không thể an phận thủ thường, quốc gia sẽ đại loạn”.

“Thứ bảy là Bói toán, nghĩa là cử quan viên chuyên lo việc bốc quy (bói bằng mai rùa) và chiêm phệ (bói bằng cỏ thi), nói cho họ biết những chuyện mình nghi ngờ, để họ tiến hành bói toán. Bói bằng mai rùa và cỏ thi có bảy loại, trên mai rùa có năm loại, và trên cỏ thi có hai loại, dựa theo dấu hiệu suy diễn biến hóa trên mai rùa nói trên để biết được điềm dữ hay điềm lành, dễ dàng hay khó khăn.

Lúc bốc quẻ, nếu như có ba người cùng bói, thì sẽ tuân theo lời đoán của hai người. Khi ngài có việc hệ trọng phải đắn đo suy nghĩ, thì trước hết hãy tự suy nghĩ hỏi lại lòng mình, sau đó mới cùng các đại thần bàn bạc, nếu vẫn chưa sáng tỏ thì bàn với dân, cuối cùng là tiến hành bói toán và bốc quẻ.

Nếu như ngài, bốc quy, chiêm phệ, đại thần và dân chúng đều tán thành, thì đó nghĩa là ý kiến của toàn thể mọi người đều thống nhất, như vậy, sức khoẻ của ngài nhất định sẽ an khang, tử tôn sẽ hưng vượng, đó là đại cát.

Nếu như ngài tán thành, bốc quy và chiêm phệ cũng tương đồng, nhưng đại thần và dân chúng phản đối, thì vẫn được coi là cát lợi; nếu đại thần tán thành, bốc quy và chiêm phệ tương đồng, nhưng ngài và dân chúng phản đối, thì cũng là cát lợi.

Nếu dân chúng tán thành, bốc quy và chiêm phệ tán thành, ngài và đại thần lại phản đối, đó vẫn là cát lợi; nếu như ngài tán thành, bốc quy tán thành, chiêm phệ phản đối, đại thần và dân chúng phản đối, vậy thì làm mấy việc trong gia đình sẽ gặp cát lợi, còn những việc về phương diện về triều đình thì không phải là cát lợi; nếu như kết quả bốc quy và chiêm phệ đều trái lại với ý của mọi người, thì tốt nhất là không làm gì cả, nếu cứ cố tình làm, ắt sẽ gặp hung hiểm”.

“Thứ tám chính là các loại điềm báo: Bởi vì vạn vật tự nhiên trong vũ trụ đều có mối quan hệ liên đới, sự ưu tú của quân thần khi cầm quyền trị nước sẽ phản ánh qua sự biến hóa của thời tiết. Biến hóa của thời tiết sẽ được thể hiện thông qua mưa, nắng, nóng nực, lạnh lẽo, và gió bão.

Năm loại thời tiết này nếu như đều xảy ra theo quy luật thông thường của tự nhiên, thì tất cả cỏ cây hoa màu đều tươi tốt, điều đó chứng tỏ quân thần trị nước thuận theo thiên đạo; nếu như một kiểu thời tiết nào đó xảy ra quá nhiều hoặc quá ít thì sẽ xảy ra nguy hiểm, điều này có thể là do quân thần trị nước trái với Thiên lý hoặc có chỗ không lương thiện.

Một dấu hiệu tốt bao gồm: Thiên tử tôn kính, ông trời sẽ kịp thời gieo mưa; việc chính trị của thiên tử trong sạch, thì sẽ ban cho tiết trời mát mẻ và ánh mặt trời hài hòa; thiên tử có trí tuệ anh minh, thì sẽ ban cho sự ấm áp; thiên tử có mưu lược cao xa, thì mùa đông sẽ đến đúng lúc; thiên tử có tư tưởng sáng suốt như thánh, gió mát sẽ đến đúng lúc.

Điềm gở bao gồm: Nếu như thiên tử có những hành động ngông cuồng, Thiên đế sẽ đổ mưa không ngừng; thiên tử có những ngôn từ và việc làm sai trái, trời sẽ hạn hán rất lâu; nếu như thiên tử tham lam hưởng lạc, thời tiết sẽ nóng bức hầm hập; nếu thiên tử bạo ngược nóng nảy, thời tiết sẽ lạnh giá kéo dài; nếu thiên tử u mê không biết phải trái, trời sẽ bão táp không ngừng.

Vì vậy, thiên tử mà có lỗi lầm thì sẽ ảnh hưởng đến cả năm, đại thần mà có lỗi thì sẽ ảnh hưởng đến cả tháng, quan lại mà có lỗi ảnh hưởng đến một ngày. Nếu như thiên tử, đại thần, quan lại đều thuận theo thiên lý, trị vì đất nước ổn thỏa, một năm sẽ mưa thuận gió hòa, hoa màu bội thu, nhân tài cũng được trọng dụng, quốc gia sẽ thái bình an khang.

Ngược lại nếu như làm trái thiên lý, trị vì đất nước không hợp lý, khiến bách tính gặp nạn, thời tiết cũng xuất hiện bất thường hoặc khắc nghiệt, mùa màng thất bát, quốc gia hỗn loạn. Bách tính giống như những tinh tú trên trời, có người thích gió, có người thích mưa. Nhật nguyệt có quy luật vận hành, vì thế có mùa đông mùa hạ, nếu như mặt trăng tuân theo quy luật của tinh tú, thì sẽ xuất hiện thời tiết mưa gió”.

“Thứ chín là năm loại hạnh phúc và sáu loại khổ cực. Năm loại hạnh phúc bao gồm: Một là trường thọ; hai là giàu có; ba là khỏe mạnh; bốn là tu dưỡng đạo đức tốt; năm là chết già trong yên ổn. Sáu loại khổ cực bao gồm: Một là đoản mệnh; hai là bệnh tật; ba là ưu sầu; bốn là nghèo khó, năm là chết thảm, sáu là sức khỏe yếu ớt”.

Chu Vũ vương nghe xong vô cùng khâm phục, đã phong Cơ Tử là quan tiền triều, chứ không coi ông là thần tử. Đó là câu chuyện về Vũ vương đến tìm gặp Cơ Tử, sử sách gọi là “Cơ Tử minh di”.

Tuệ Tâm, theo NTDTV

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

    Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

    Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x