YouTube bắt đầu xóa nội dung cáo buộc gian lận bầu cử, chuyên gia cảnh báo kiểm duyệt chưa từng có
Hôm 9/12, YouTube thông báo rằng công ty sẽ ngay lập tức bắt đầu xóa các nội cáo buộc “gian lận hoặc sai sót trên diện rộng” trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay, một động thái mà các chuyên gia cho rằng chưa từng có và cảnh báo việc kiểm duyệt như vậy có thể kéo các hãng truyền thông dòng chính thực hiện theo.
Trong một tuyên bố, nền tảng chia sẻ video Youtube cho biết họ sẽ bắt đầu thực thi chính sách này ngay hôm 9/12 và sẽ tăng cường thực thi trong những tuần tới. Công ty còn cho biết tin tức và bình luận về những vấn đề này vẫn “có thể duy trì trang web của chúng tôi miễn là đủ điều kiện về giáo dục, tài liệu, khoa học hoặc nghệ thuật”.
Công ty thuộc sở hữu của Google này không cung cấp thêm bối cảnh nhưng đưa ra một ví dụ điển hình, nó nói rằng: “Chúng tôi sẽ xóa các video nào tuyên bố rằng một ứng cử viên Tổng thống đã thắng cử do trục trặc phần mềm hoặc lỗi đếm trên diện rộng.”
Lý do YouTube đưa ra cho sự thay đổi này là “thời hạn an toàn vào ngày 8/12 cho cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ” đã được thông qua và đã có đủ các tiểu bang chứng nhận kết quả bầu cử của họ để xác định một Tổng thống đắc cử.
Scott Watnik, thành viên của bộ phận tố tụng và đồng chủ tịch thực hành an ninh mạng tại Wilk Auslander LLP, lưu ý rằng “thời hạn bảo vệ an toàn” do YouTube tự tuyên bố không có trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Ngày duy nhất trong Hiến pháp liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống là ngày 20/1, ông nói.
Hiến pháp là luật pháp của quốc gia. Không có quy tắc luật trong luật nói rằng hiện trạng tồn tại vào ngày 8 tháng 12 được thiết lập cố định và hiện trạng đó xác định ai phải được nhậm chức vào ngày 20/1,” Watnik nói với The Epoch Times qua email.
“Tôi hoàn toàn mong đợi Google, Facebook, Instagram, v.v. sẽ sớm theo sát chỉ đạo kiểm duyệt của YouTube. Không ai nên ngạc nhiên nếu tài khoản Twitter của ông Trump sớm bị gỡ xuống,” ông nói thêm.
Vẫn còn những thách thức pháp lý nổi bật, bao gồm cả một thách thức tại Tòa án Tối cao, có thể thay đổi kết quả của cuộc bầu cử. Tuyên bố của YouTube không đề cập đến những điều này và cũng không đề cập đến ngày bỏ phiếu của Cử tri đoàn vào ngày 14/12.
Epoch Times sẽ không tuyên bố người chiến thắng trong cuộc bầu cử cho đến khi tất cả các kết quả được chứng nhận và mọi thách thức pháp lý được giải quyết.
Mark Grabowski – Phó giáo sư chuyên về luật mạng và đạo đức kỹ thuật số tại Đại học Adelphi, cho biết loại kiểm duyệt này có thể sẽ “tiếp tục không ngừng kéo dài”.
“Trên thực tế, nó có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn,” Grabowski nói với Epoch Times.
“Trump là chính trị gia duy nhất thực sự có quan điểm chống lại [chế độ kiểm duyệt] này. Các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội có thể đã cố gắng kiềm chế Mục 230 vào ngày hôm qua, nhưng thay vào đó đã thông qua một dự luật đổi tên các căn cứ quân sự bằng những cái tên không chính xác,” ông nói thêm.
Theo Mục 230 của Đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông, nhà xuất bản có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ nội dung nào họ đăng, trong khi các nền tảng mạng xã hội được bảo vệ bởi Mục 230, trong đó nêu rõ rằng “không nhà cung cấp hoặc người dùng dịch vụ máy tính tương tác nào bị coi là nhà xuất bản hoặc người nói về bất kỳ thông tin nào do nhà cung cấp nội dung thông tin khác cung cấp.”
Các nhà phê bình nói rằng các công ty này, vốn tự xưng là nền tảng, không chỉ duy trì một diễn đàn công khai mà còn đang kiểm duyệt nội dung, tiếp tay họ trở thành nhà xuất bản.
Grabowski cho biết việc kiểm duyệt những video như vậy vi phạm tinh thần của Mục 230 đối với các nền tảng như YouTube, lưu ý rằng công ty không nên “đảm nhận vai trò biên tập và quyết định quan điểm nào là phản đối.”
“Đây không phải là – sử dụng từ ngữ riêng của luật – một ‘hành động được thực hiện với sự thiện chí một cách tự nguyện.’ Và tôi nghi ngờ rằng YouTube sẽ áp dụng chính sách này cho các video tuyên bố gian lận bầu cử ở các quốc gia khác,” ông nói.
Người phát ngôn của YouTube đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu nhận xét qua email của Epoch Times.
Youtuber Tim Pool – người có hàng triệu người đăng ký trên các kênh của mình – nói rằng nền Youtube đã nêu rõ với anh rằng một video có thể bị xóa bỏ nếu đính vào 2 điều sau: “Một là cáo buộc gian lận hoặc sai sót trong các cuộc bầu cử; hai là tuyên bố Tổng thống Donald Trump đã thắng.”
“Bạn không thể đề cập đến hai điều này… Chúng ta đang sống trong một thời đại vô cùng kỳ lạ,” Pool nói trong một bài đăng trên Twitter.
Trong phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng viện ngày 17/11, các nhà lập pháp đã chất vấn các CEO của Twitter và Facebook về các hoạt động kiểm duyệt nội dung của các nền tảng truyền thông xã hội. Các đảng viên Cộng hòa cáo buộc các công ty này kiểm duyệt các bài đăng của Tổng thống Donald Trump cũng như các những người bảo thủ khác, liên quan đến cuộc bầu cử Hoa Kỳ
Các nhà lập pháp ở cả lưỡng đảng hầu hết đều đồng ý rằng Mục 230 nên được cải tổ hoặc có khả năng bị bãi bỏ hoàn toàn. Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal của bang Connecticut cho hay hàng loạt các buổi điều trần về các vấn đề chống độc quyền, về các mối quan tâm về quyền riêng tư và Mục 230 của Big Tech đã quá hạn từ lâu.
Theo Watnik, việc trao đổi rộng rãi các ý tưởng và suy nghĩ về chủ đề bị cáo buộc gian lận bầu cử có thể là một đòn tử vong tiềm tàng đối với câu chuyện Joe Biden là tổng thống đắc cử.
“Việc kìm hãm sự trao đổi về tự do tư tưởng và các quan điểm là điều cần thiết để kiểm soát câu chuyện. Đó là lý do tại sao kiểm duyệt đã được các chế độ độc tài sử dụng trong nhiều thế kỷ,” ông nói.
“Họ [Big Tech: Youtube, Facebook, Twitter,,,] nên được đối xử như các nhà xuất bản truyền thống và ngừng nhận được sự bảo vệ pháp lý đặc biệt theo Mục 230. Tuy nhiên, việc loại bỏ hoàn toàn các biện pháp bảo vệ của Mục 230 mà các công ty truyền thông xã hội này được hưởng có thể ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận, vì nếu không có Mục 230, các công ty này sẽ phải hứng chịu một cơn sóng thần và có thể bị kiện đến khi dừng hoạt động,” Watnik cho biết.
Thiện Thành