WHO cảnh báo: Cúm gia cầm H7N9 bùng phát nghiêm trọng, lo ngại đại dịch xảy ra
Đầu năm 2017, số người bị nhiễm virus cúm gia cầm H7N9 tại Trung Quốc tăng cao. Chỉ mới hơn 1 tháng tính đến ngày 17/2, có ít nhất 269 ca nhiễm bệnh và 87 người tử vong. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều.
Đến nay, Trung Quốc bước vào giai đoạn cao điểm của dịch cúm gia cầm H7N9, số người nhiễm H7N9 tăng nhanh, và đang tiếp tục tăng. Tính đến ngày 17/2, năm nay tại Trung Quốc có 269 trường hợp nhiễm cúm gia cầm H7N9, ít nhất 87 người tử vong, tình hình tồi tệ nhất trong 4 năm gần đây.
Một số cư dân mạng Internet cho rằng số người chết có thể còn nhiều hơn con số thông báo chính thức của chính quyền Trung Quốc.
Tổ chức WHO kêu gọi các quốc gia giám sát chặt chẽ dịch cúm gia cầm để ngăn chặn đại dịch xảy ra. Các chuyên gia lo ngại virus cúm gia cầm có thể biến thể, lây nhiễm qua con người dễ dàng hơn.
Theo số liệu chính thức được công bố bởi truyền thông Trung Quốc, gần đây số người bị nhiễm cúm gia cầm H7N9 tăng nhanh. Tháng 11/2016 chỉ có 6 trường hợp, đến tháng 12/2016 đã có tới 106 ca, tăng vọt hơn 16 lần, nửa đầu tháng tháng 1/2017 đã có 111 ca. So với năm 2015 và 2016, trong tháng 1/2017 số ca bệnh rõ ràng đã tăng đáng kể. Và kể từ mùa Thu năm ngoái đến nay, tổng cộng tại Trung Quốc có 365 trường hợp nhiễm cúm gia cầm H7N9.
Phòng chống dịch bệnh và Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh Quảng Đông vào ngày 19/2 đã thông báo, có hai trường hợp nhiễm cúm gia cầm H7N9 phát hiện virus đột biến, có nghĩa là virus đã biến thể thành một loại virus cúm gia cầm độc lực cao.
Vius cúm gia cầm H7N9 lần đầu tiên được phát hiện tại Trung Quốc vào năm 2013, sau đó mỗi khi mùa Đông và mùa Xuân đến lại xuất hiện các ca bệnh mới. Tuy nhiên, số người chết trong năm nay là lớn nhất trong 4 năm gần đây. WHO cho biết, trong 4 năm qua, Trung Quốc đã xuất hiện hơn 1.000 trường hợp nhiễm H7N9, và có 39% bệnh nhân tử vong.
Đầu năm 2013, Trung tâm Y tế cộng đồng thuộc Đại học Phục Đán tại Thượng Hải đã công bố một báo cáo đề cập đến kết quả kiểm tra các bệnh nhân nhiễm vius. Trong đó chỉ ra rằng đã xảy ra trường hợp vius đột biến kháng thuốc. Thuốc kháng virus Tamiflu đối với các bệnh nhân bị nhiễm H7N9 cũng không có hiệu quả điều trị.
Virus cúm gia cầm H7N9 (tên tiếng Anh là “Influenza Avirus subtype H7N9”) là một phân nhóm của nhóm virus H7, thường lưu hành ở chim. Mặc dù loại vius này gây tỷ lệ tử vong ở chim là thấp, nhưng đối với con người thì kỳ phát bệnh ngắn, triệu chứng nặng dẫn đến tỷ lệ tử vong thậm chí còn cao hơn dịch bệnh SARS, vậy nên khiến người dân trên thế giới rất lo lắng.
Trong năm 2003, các quan chức cấp cao Trung Quốc đã cố gắng để che đậy sự lây lan của hội chứng hô hấp cấp tính SARS. Và thực tế là đã xuất hiện của một ổ dịch lớn, điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng niềm tin của công chúng vào chính quyền.
Theo NTDTV