Vụ nổ thiên thạch làm thay đổi lịch sử của Kitô giáo
Có phải một thiên thạch cổ đã tác động làm thay đổi cuộc sống của những nhân chứng ngày hôm đó, hình thành một tôn giáo và thay đổi tiến trình lịch sử? Các nhà thiên văn giả thuyết rằng ánh sáng và tiếng nổ mãnh liệt, đã chuyển đổi Sứ đồ Phaolô, có thể là một vụ nổ thiên thạch.
Trong Kinh Thánh Kitô giáo viết rằng một người đàn ông tên là Saolô đã trải qua một sự kiện vô cùng kích động khiến ông thay đổi ngay lập tức quan điểm của mình, và ông đã trở thành một trong những nhà truyền giáo có ảnh hưởng sớm nhất của Thiên Chúa giáo.
Saolô được biết đến là một kẻ bức hại tàn bạo những người theo Chúa Giêsu và đang tìm kiếm của các môn đồ của Ngài để trừng phạt. Trong cuốn sách thứ năm của Tân Ước, sách Công Vụ Tông Đồ, đã viết rằng Saolô đang trên đường đến Damascus của Syria, thì một luồng ánh sáng xuất hiện trên bầu trời. Ánh sáng cường độ cao đã khiến ông bị mù trong ba ngày. Âm thanh mà ông nghe được như một tiếng sấm lớn, hoặc một giọng nói Thần thánh. Ông và những người bạn bị một sức mạnh đánh văng xuống mặt đất. Trải nghiệm quá sâu sắc đến nỗi Saolô đổi tên thành Phaolô và thực hiện các cuộc hành trình truyền giáo qua Địa Trung Hải, trở thành tác nhân trong việc truyền bá Kitô giáo.
William Hartmann, người đồng sáng lập của Viện Khoa học Hành tinh ở Mỹ đã kết nối trải nghiệm của Thánh Phaolô với các ghi chép tương tự về nổ thiên thạch, chẳng hạn như thiên thạch ở Chelyabinsk, gây ra sự náo loạn ở Nga năm 2013, làm bị thương hơn 1.500 người. Theo những mô tả của nhân chứng, các phản ứng của thân thể với thiên thạch hoặc quả cầu lửa trên bầu trời dường như giống với những gì được ghi lại về Phaolô.
Nếu đúng như vậy thì có thể là một tác động tự nhiên đã góp phần vào sự truyền bá và phát triển của Kitô giáo trong những ngày đầu của nó, và do đó định hướng tiến trình của lịch sử.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Thiên thạch và Hành tinh, Hartmann trích dẫn các sự kiện lớn giống như các thiên thạch hoặc các tiểu hành tinh ở Chelyabinsk, Nga và Tunguska, Siberia như cung cấp “cơ hội để đối chiếu phản ứng của những nhân chứng hiện đại với những ghi chép của nhân chứng cổ đại về sự kiện quả cầu lửa.” Có sự thống nhất trong những ghi chép của Kinh Thánh về kinh nghiệm của Phaolô phù hợp với các sự kiện hiện đại, theo các báo cáo của NewScientist.
Trong các ghi chép của Kinh thánh, Phaolô đã bị mù trong ba ngày do ánh sáng cường độ cao từ trên trời; theo những ghi chép, chúng “sáng hơn mặt trời, tỏa sáng quanh tôi”. Điều này phù hợp với thiên thạch Chelyabinsk, được tính toán sáng gấp khoảng ba lần ánh sáng mặt trời. Các quả cầu lửa sáng chói tạo thành những cái bóng di chuyển xung quanh mặt đất khi nó đi qua.
Phaolô và các bạn của ông đã bị đánh văng xuống đất, và điều này cũng tương ứng với sóng xung kích được tạo ra bởi năng lượng của các thiên thạch Chelyabinsk khi nó phá vỡ các cửa kính, hất văng mọi người, lắc động những chiếc xe và các tòa nhà, làm sập những mái nhà.
Giọng nói Thần thánh được cho là tiếng sấm nổ hay trạng thái nghi ngờ của Phaolô. Những thiên thạch tạo ra tiếng nổ và tiếng gầm rất lớn, làm kinh hãi hoặc đau đớn ngay cả với những người biết được cái họ đang gặp phải.
Theo người xưa, những sự kiện thiên nhiên đáng kinh ngạc và không quen thuộc được giải thích thông qua sự hiểu biết văn hóa thời đó, chúng được coi là thần thánh hay sự nguyền rủa.
Thiên thạch Chelyabinsk tỏa ra một lượng nhỏ bức xạ, đủ để gây ra sự cháy xém và mù tạm thời cho các nhân chứng. Harmann cho rằng Phaolô có thể đã bị cháy giác mạc, mù tạm thời từ bức xạ cực tím cường độ cao, và điều này giải thích cho sự phục hồi thị lực của ông sau khi được chữa khỏi.
Hartmann nói với NewScientist: “Tất cả mọi thứ họ mô tả trong ba bản ghi chép trong sách Công vụ là chính xác trình tự mà bạn nhìn thấy với một quả cầu lửa.”
IBTimes viết rằng Công Vụ Tông Đồ mô tả ba sự kiện ánh sáng “từ trên trời” diễn ra xung quanh Damascus trong những năm 30 TCN. Nếu các thiên thạch có thể được tìm thấy ở Syria, và các khung thời gian phù hợp, nó có thể hỗ trợ cho các lý thuyết được xuất bản.
Mục đích nghiên cứu của Hartmann không phải là để làm mất uy tín của Kitô giáo, mà để giải thích các sự kiện cổ đại có thể đã định hình cách chúng ta tồn tại ngày nay, tinh thần và văn hóa.
Đây không phải là thiên thạch đầu tiên trong lịch sử có khả năng truyền cảm hứng tín phụng hoặc như một tác nhân của sự thay đổi. Trong thời cổ đại các thiên thạch được coi là thông điệp từ các vị thần, hoặc điềm báo sâu sắc, nhiều nền văn hóa đã xem thiên thạch rơi như các biểu tượng tôn giáo để tôn thờ hoặc là đối tượng bảo vệ. Trang sức và đồ mỹ nghệ cũng đã được tạo ra từ các loại đá không gian.
Mỗi năm tín đồ Hồi giáo thực hiện cuộc hành hương đến thánh địa Mecca ở Ả Rập Saudi, đi quanh điện thờ Kaaba hoặc Đá Đen, cúi đầu hoặc hôn lên thiên thạch được cho là bên trong Nhà thờ Hồi giáo Lớn. Sự thờ phượng Đá Đen bắt nguồn từ các đền thờ tiền Hồi giáo, khi các nền văn hóa Do Thái dùng những viên đá bất thường để biểu thị các địa điểm tôn kính. Theo niềm tin của người Hồi giáo, viên đá có nguồn gốc từ thời Adam và nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad đặt Đá Đen tại vị trí sau khi nó rơi xuống từ bầu trời.
Trong một ví dụ hiện đại hơn, sau sự kiện Chelyabinsk kịch tính trên toàn nước Nga vào năm 2013, “Giáo Hội Meteorite” đã được thành lập, và những người đi theo đã tổ chức các nghi lễ trên bờ hồ Chebarkul, nơi những mảnh vỡ của thiên thạch rơi xuống.
Một số nhà khoa học coi lý thuyết chuyển hóa của Phaolô là phỏng đoán, dường như họ cần thêm bằng chứng.
Bill Cooke, người đứng đầu Phòng Môi trường Thiên thạch của NASA nói với NewScientist: “Các tác động ngoài trái đất đã giúp hình thành sự tiến hóa của sự sống trên hành tinh này. Nếu quả cầu lửa Chelyabinsk có vai trò đối với sự chuyển hóa của Thánh Phaolô, thì rõ ràng rằng đã có một ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Kitô giáo. “
Justin Meggitt, nhà sử học tôn giáo tại Đại học Cambridge cho biết: “Một số học giả gọi Phaolô là người sáng lập thứ hai của Kitô giáo“. Nếu không có quả cầu lửa và không có sự chuyển hóa của Thánh Phaolô, có lẽ Thiên Chúa giáo sẽ khác so với hiện nay.
Meggitt kết luận: “Thiên Chúa giáo có lẽ sẽ rất khác nếu không có ông ấy”.
Thiên Long, theo ancient-origins